Nguyễn An, phóng viên đài RFA
Trong năm qua phong trào dân chủ trong nước có những chuyển biến nào đáng chú ý? Mời quý vị nghe cuộc hội luận của hai nhân vật hằng quan tâm theo dõi là Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang và Kỹ sư Nguyễn Gia Kiểng.

Ông Nguyễn Thanh Giang từng phục vụ tại Tổng Cục Địa Chất và là giáo sư đại học; ông hiện đã hưu trí, là chủ nhiệm tờ bào Tổ Quốc phát hành trên Mạng.
Ông Nguyễn Gia Kiểng từng là chuyên viên kinh tế tại Việt Nam, hiện là một doanh nhân ở Pháp, sinh hoạt trong Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên và là một ký giả của các báo Thông Luận và Tổ Quốc. Cuộc hội luận do biên tập viên Nguyễn An điều hợp.
Câu hỏi đầu tiên được đặt ra cho ông Nguyễn Thanh Giang là: Trong năm qua tình hình dân chủ trong nước có gì đáng lưu ý?
Xin được nhắc lại, ý kiến của hai ông Nguyễn Thanh Giang và Nguyễn Gia Kiểng không nhất thiết phản ánh quan điểm của Đài Á Châu Tự Do.
Ông Nguyễn Thanh Giang : Trong năm 2007 vừa qua, người ta thấy tiến trình dân chủ hoá như là được biểu diễn bởi đường cong hyperbol, tức là nó có bước thăng sau rồi hầu như nó trầm xuống, rồi hiện bây giờ đang trên đuờng thăng trở lại.
Đầu năm 2007 người ta vui mừng thấy có sự gia nhập ồ ạt vào các lực lượng đấu tranh cho công cuộc dân chủ hoá nước nhà, có sự tăng số lượng lên rất nhiều và đặc biệt là sự xuất hiện rất nhiều gương mặt rất trẻ, và từ đấy ào ạt như là nấm sau mưa nở rộ ra hàng loạt các tổ chức. Tuy nhiên, vì sự chuẩn bị cho những tổ chức đó không được đi vào bề sâu cho nên sau đó đã bị chính quyền đàn áp và hàng loạt anh em trẻ bị đưa ra toà, bị giam cầm, bị truy vấn và làm cho người ta thấy một cách biểu kiến như là phong trào dân chủ bị tan vỡ.
Trong năm 2007 vừa qua, người ta thấy tiến trình dân chủ hoá như là được biểu diễn bởi đường cong hyperbol, tức là nó có bước thăng sau rồi hầu như nó trầm xuống, rồi hiện bây giờ đang trên đuờng thăng trở lại.
Nhưng sau đó vào quảng gần cuối năm thì phong trào dân chủ lại đang phục hồi trở lại và hiện bây giờ là không những có đông dảo những lực lượng trẻ khác mà thông qua những cuộc biểu tình vừa rồi chống Trung Quốc có sự gia nhập rất mạnh mẽ của các lực lượng học sinh - sinh viên, của các trí thức mới, kể cả các nhà báo, nhà văn.
Và tinh thần dân tộc được thức tỉnh làm cho người ta quan tâm đến việc giải quyết các vấn đề nội xâm ngoại xâm là phải bằng con đường dân chủ hoá tích cực của xã hội, của đất nước. Cho nên hiện bây giờ phong trào đang trong bước thăng trở lại và nó đang là đà rất tốt cho năm Mậu Tý sắp tới.
Nguyễn An : Thưa, ý kiến của ông Nguyễn Gia Kiểng thế nào ạ?
Ông Nguyễn Gia Kiểng : Nói chung thì tôi đồng ý với ông Nguyễn Thanh Giang. Nhưng tôi muốn nêu một hiện tượng trong năm 2007, đó là có một sự thay đổi giữa phong trào dân chủ ở Miền Bắc với Miền Nam. Trong nhiều năm qua chúng ta chứng kiến sự tích cực của phong trào dân chủ ở Hà Nội bao nhiêu thì ngược lại tôi thấy ở trong Nam và đặc biệt là tại Sài Gòn hình như là có sự trì trệ của phong trào dân chủ.
Nhưng mà nguyên trong năm 2007 vừa qua thì tôi thấy Sài Gòn có vẻ tích cực hơn, nếu ta nhìn vào số vụ án chính trị và những người bị đưa ra toà, bị xử án và bị bỏ tù, ta thấy con số những người ở Miền Nam áp đảo Miền Bắc. Chúng ta có thể Lê Nguyên Sang, Nguyễn Bắc Truyển, Huỳnh Nguyên Đạo, Trương Quốc Huy, 8 người trong Hiệp Hội Đoàn Kết Công Nông , có kỹ sư Trương Như Nguyệt, v.v. Tôi đếm có tới gần 20 người cho nên có thể nói là có sự thức tỉnh đặc biệt tại Miền Nam Việt Nam, nơi mà sinh hoạt kinh tế có vẻ tích cực hơn, cuộc sống cơ vẻ dễ dải hơn, nên đó là một hiện tượng đáng chú ý.
Ông Nguyễn Thanh Giang : Đấy là nhận xét của ông Nguyễn Gia Kiểng, trong thực tế thì quả nhiên là có như vậy, nhưng có lẽ tinh thần dân chủ đang bừng bừng ở phía Miền Nam có lẽ là sự xuất hiện đột ngột và tham gia của Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do và từ đấy lôi cuốn theo các nghệ sĩ và các nhà văn nhà thơ của Miền Nam quan tâm đến vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa.
Ông Nguyễn Gia Kiểng : Về phong trào thanh niên - sinh viên biểu tình phản đối Trung Quốc thì tôi có thêm một chi tiết là có thể nó báo hiệu một sự thay đổi thái độ của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam.
Bởi vì nếu quan sát cho kỹ thì chúng ta đã thấy là những cuộc biểu tình này không thể có nếu không có một sự thoả thuận im lặng nào đó về phía chính quyền. Nếu quan sát kỹ hơn thì chúng ta lại thấy một phần nào đó do những lực lượng ở trong nội bộ chính quyền đề xướng ra và thanh niên-sinh viên đã hưởng ứng.
Dĩ nhiên là sự hưởng ứng của thanh niên-sinh viên là một yếu tố rất tích cực chứng tỏ rằng tuổi trẻ Việt Nam vẫn còn rất quan tâm với đất nước.
> Điều đó chứng tỏ là Việt Nam đã đi một bước rất là lớn trong tiến trình hội nhập với thế giới, mà thế giới ngày hôm nay là dân chủ, cho nên càng hội nhập với thế giới thì áp lực dân chủ hoá lại càng mạnh thêm. Nhưng mà tôi cũng muốn biết ý kiến của Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang về điều này mà theo tôi là yếu tố quan trọng nhất và một cách gián tiếp có lợi cho phong trào dân chủ.
Thế nhưng ở đây chúng ta thấy có hiện tượng tích cực hơn là trong nội bộ đảng cộng sản đang có một chuyển biến tâm lý, cũng đã nhận thấy rằng cái thế đồng minh không điều kiện với Trung Quốc nó không có lợi gì cho đất nước mà có lẽ phải mở cửa thêm nữa đối với bên ngoài tìm hậu thuẩn quốc tế để có thể đương đầu với chính sách bành trướng không ngừng gia tăng của Trung Quốc.
Tôi cũng muốn nói thêm nữa là trong năm qua cũng có những hiện tượng có lợi cho phong trào dân chủ, bởi vì nó làm thay đổi quan trọng đối với đất nước, thí dụ như là Việt Nam được vào Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới (WTO), được hưởng quy chế thương mại bình thường và vĩnh viễn đối với Hoa Kỳ, và trở thành thành viên không thường trực của Hội Đồng Bảo An LHQ.
Nguyễn An : Thưa ông Nguyễn Gia Kiểng, những yếu tố mà ông vừa nói thì có tác dụng thế nào vói phong trào dân chủ?
Ông Nguyễn Gia Kiểng : Điều đó chứng tỏ là Việt Nam đã đi một bước rất là lớn trong tiến trình hội nhập với thế giới, mà thế giới ngày hôm nay là dân chủ, cho nên càng hội nhập với thế giới thì áp lực dân chủ hoá lại càng mạnh thêm. Nhưng mà tôi cũng muốn biết ý kiến của Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang về điều này mà theo tôi là yếu tố quan trọng nhất và một cách gián tiếp có lợi cho phong trào dân chủ.
Đó là một hiện tượng đã bắt đầu từ hơn hai năm nay nhưng mà trở thành đặc biệt rõ nét trong năm 2007, đó là hiện tượng vật giá gia tăng. Vật giá đã gia tăng hơn tốc độ phát triển kinh tế, gia tăng của lương bổng và lợi tức, như vậy có nghĩa là trong hai năm qua và đặc biệt năm 2007 thì đời sống của đại bộ phận dân chúng đã giảm đi thay vì tăng lên. Và đó là nguồn căng thẳng ở trong nội bộ khiến cho đảng cộng sản sẽ phải đương đầu với những khó khăn xã hội, và do đó họ sẽ phần nào phải nới lỏng chính sách đàn áp đối với phong trào dân chủ.
Ông Nguyễn Thanh Giang : Về cái ý vừa rồi ông Nguyễn Gia Kiểng nêu lên về vật giá gia tăng, tức là vấn đề lạm phát, thì có lẽ tôi để dành cho chuyên gia kinh tế Nguyễn Gia Kiểng phân tích sâu hơn. Còn tôi, tôi quan tâm hơn đến sự chênh lệch trong thu nhập, tức sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội đã trở thành tàn khốc, đã trở thành dã man. Tôi nói ví dụ như là mức thưởng quà Tết vừa rồi là có chỗ người ta thưởng cho nhau đến nửa tỷ đồng, trong khi đó thì những công nhân có chỗ chỉ được dăm chục nghìn đồng.
Nguyễn An : Câu hỏi cuối thì xin được dành cho Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang. Thưa, ông có nhận xét gì thêm về phong trào dân chủ trên toàn quốc Việt Nam trong năm qua.
Ông Nguyễn Thanh Giang : Tinh thần dân chủ trong xã hội được dấy lên mạnh mẽ là trong cả nước. Ví dụ ngoài Miền Bắc thì sự thức tỉnh - thức tỉnh thì thức tỉnh từ lâu rồi, nhưng sự mạnh dạn dấn thân thì hàng loạt trí thức Miền Bắc hết sức đáng kể như là tiếng nói của những người mà tôi tạm xếp là á dân chủ, như là nhà văn Nguyên Ngọc, như là Tiến sĩ Nguyễn Quang A, như là Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, như là Giáo sư Hoàng Tuỵ, như là nhà sử học Dương Trung Quốc, v.v. hàng loạt những người có tâm tư với đất nước như vậy thì đã chuẩn bị từ lâu, và gần đây cũng với trào lưu chung như vậy thì họ đã gần như đến mức dấn thân để hoà chung với các lực lượng của những chiến sĩ dân chủ tiền phong. Đấy cũng là một hiện tượng mới mà tôi cho là đáng quan tâm.