Mục tiêu đạt được
Tạp chí này hoạt động dựa trên quyền tự do báo chí và quy ước báo chí quốc tế. Mục đích chính của Phía Trước là nói lên những trăn trở của thanh niên với những góc nhìn mới mẻ, trẻ trung về hiện trạng đất nước mà đa phần những báo chí chính thống trong nước không đăng tải.
Vậy sau 3 năm hoạt động, Phía Trước đạt được đến đâu theo mục tiêu đề ra, Gia Minh hỏi chuyện một thành viên Ban Biên Tập là anh Võ Thụy Nhu về một số thông tin liên quan.
Trước hết, anh Nhu cho biết: “Trong 3 năm vừa qua thì Tạp chí Phía Trước đã có một bước đi rất là xa và đặc biệt có một sự ảnh hưởng đến những người trẻ trong nước, và nói chung là những bạn trung học, những bạn đại học, tuổi thanh niên nói chung, và khuyến khích những bạn ấy nói lên những tư tưởng của họ về tình hình chính trị - xã hội ở Việt Nam, và đặc biệt là những bài báo đã không bị kiểm duyệt bởi Đảng CSVN nói chung hay là đảng của nhà nước Việt Nam.
Trong 3 năm qua, Phía Trước đã được rất là nhiều cộng tác viên hợp tác viết bài và có một số lượng độc giả cũng khá đông ở trong nước.
Anh Võ Thụy Nhu
Trong 3 năm qua, Phía Trước đã được rất là nhiều cộng tác viên hợp tác viết bài và có một số lượng độc giả cũng khá đông ở trong nước. Đấy cũng là một thành công mà tất cả anh em biên tập ở trong Phía Trước nói chung và những anh em trong Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ đã góp công trong vòng 3 năm qua.
Gia Minh: Ban biên tập có thể cho biết con số mà mọi người truy cập vào trang web để xem bài thế nào ạ?
Võ Thụy Nhu: Trước đây những hacker, những người đánh phá trang web này thì khá phổ biến, thì so với những tháng vừa rồi thì con số này cũng đã lên gần 10 ngàn người mỗi tháng. Trước tháng 8-2009 thì con số đó vượt rất là xa và mỗi lần mà tạp chí đã ra những file pdf hàng tháng, phát hành mỗi số hàng tháng dạng pdf đăng ở trên những blog trên mạng thì một số lượng "download" rất là nhiều.
Vào tháng 8, trang web bị "hack" nên số lượng độc giả cũng có phần giảm đi, nhưng những tháng gần đây thì đã trở lại con số như Ban biên tập mong muốn. Trong vòng tháng vừa qua thì số lượng xem blog rất là đông, phải nói là Phía Trước đã bước đi một bước tiến rất là xa, đặc biệt là với bạn đọc trong nước tại vì con số đã lên hơn một chục ngàn người mỗi tháng.
Gia Minh: Và cái phản hồi mà Ban biên tập củaTạp chí Thanh niên Phía Trước nhận được từ phía các bạn đọc từ Việt Nam chủ yếu nhất đó là các phản hồi gì?
Võ Thụy Nhu: Trong ấy thì có rất nhiều phản hồi khác nhau và đặc biệt là những độc giả và những cộng tác viên họ đã góp ý kiến để làm bài, viết bài như thế nào để mà theo sự mong muốn, theo sự ước muốn của những độc giả trẻ ở trong nước, thì đặc biệt là Phía Trước sẽ nói nhiều lên về vấn đề xã hội, phản ánh lại tình hình cuộc sống của chính người dân ở trong nước. Và những đóng góp ấy theo như em biết thì cộng tác viên cũng làm việc vất vả để có được những bài viết, tại vì đa phần những bài mà Phía Trước đăng lên là những phản ánh phần nào xã hội Việt Nam ngày nay mà những tờ báo chính ở trong nước họ lại không nhắc đến những chuyện này.
Nguyện vọng của độc giả
Gia Minh: Vâng, những vấn đề không được báo chí chính thống ở Việt Nam đưa lên thì đó là những vấn đề lớn nào mà các bạn trẻ bày tỏ ước muốn Tạp chí Thanh niên Phía Trước đưa lên?
Võ Thụy Nhu: Nói chung là những vấn đề chính trị - xã hội. Đặc biệt là số vừa qua có những vấn đề như là du học sinh mà đa phần là báo chí trong nước họ không có đưa lên những quan điểm, giới thiệu du học sinh như thế nào. Rồi số vừa qua có vấn đề tự do tôn giáo. Những tờ báo chính thống trong nước họ không nhắc về sự tự do tôn giáo trong nước và đặc biệt giới trẻ nghĩ thế nào về tự do tôn giáo chẳng hạn.
Rồi sắp tới đây là Phía Trước sẽ phát hành thêm số 34 vào tháng Năm này và cũng cùng chủ đề là kỷ niệm 3 năm thành lập Tạp chí Thanh niên Phía Trước, đảng chính trị Việt Nam trong thế kỷ 20-21, và những cái này thì hầu hết là các báo chính thống trong nước họ không có nhắc đến hay là họ nhắc đến phần nhỏ mà đa phần là ca ngợi đảng cộng sản. Và Việt Nam hôm nay không phải là do đảng cộng sản dựng lên, đảng cộng sản chỉ là một đảng chính trị mà trong đó có góp phần xây dựng xã hội mà thôi.
Việt Nam từ lâu nay có rất nhiều đảng phái, có rất nhiều đảng chính trị hoạt động, thì đây cũng là một cơ hội cho Phía Trước viết về những đảng chính trị khác nhau, đặc biệt là những tiếng nói của thanh niên, và thanh niên nghĩ thế nào về những đảng chính trị này, hay là có cái nhìn thế nào về những xã hội dân chủ mà trong đó người dân có cái quyền lựa chọn là chính.
Gia Minh: Ngoài những ý kiến mong muốn Tạp chí Thanh niên Phía Trước phải có những bài viết, những chủ đề có thể đáp ứng được nguyện vọng của những người đọc, đặc biệt là những người trẻ trong nước mà họ không tìm thấy được trong những ấn phẩm của các báo chí chính thống của nhà nước, nhưng rồi Ban biên tập có nhận được những ý kiến phản biện nào của tất cả các bạn đối với những vấn đề được nêu ra không ạ?
Võ Thụy Nhu: Phản biện thì cũng có nhận một vài số, nhưng không có những cái nào đánh giá là lớn lao để mà phản biện gọi là không đồng tình thì cũng có, nhưng mà đa số các bạn trẻ đã ủng hộ và cũng đóng góp để làm sao xây dựng một tờ báo mạnh mẽ hơn và đặc biệt là gần gũi với thanh niên trong nước hơn.
Gia Minh: Ngoài cái khó khăn như anh vừa mới nói đó là cái việc bị hacker thì ngoài ra tạp chí còn có những trở ngại nào khác để có thể phổ biến rộng rãi hơn theo như mong muốn?
Phía Trước viết về những đảng chính trị khác nhau, đặc biệt là những tiếng nói của thanh niên, và thanh niên nghĩ thế nào về những đảng chính trị này.
Anh Võ Thuỵ Nhu
Võ Thụy Nhu: Theo em biết là ở Việt Nam thì những trang web đã bị ngăn chận và đa số độc giả trong nước muốn vào trang web phiatruoc.info thì hầu hết phải vượt tường lửa, chỉ còn trang blog hiện tại là phiatruoc.wordpress.com thì hiện tại vẫn vào bình thường được. Phía Trước cũng rất mong muốn là nhiều bạn trẻ truy cập vào để mà phát huy cái tinh thần tự do, cái truyền thông thông tin trung thực và chức năng đến với họ. Và Phía Trước rất hy vọng là những bạn trẻ tiếp tục ủng hộ trong những ngày sắp tới và trong số báo sắp tới đây để mà có những nhận định về tình hình Việt Nam nói chung và những tư tưởng của người trẻ nói riêng.
Gia Minh: Ngoài cái việc nhận định và bày tỏ ý kiến tư tưởng thì các bạn còn thấy cụ thể những hành động thiết thực mà các bạn cần phải làm thì đã có những ai đưa ra những điều đó như thế nào ạ?
Võ Thụy Nhu: Dạ bên cạnh đấy thì Phía Trước cũng có những điễn đàn, chẳng hạn như là mỗi tháng Phía Trước cũng cố gắng giới thiệu đến bạn đọc một vài quyển sách có giá trị, có ý thức học thuật, chẳng hạn như là vừa qua thì Phía Trước cũng giới thiệu tác phẩm của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh, và số vừa rồi thì Phía Trước cũng đã giới thiệu "Con đường Việt Nam". Ngoài ra thì Phía Trước cũng có những diễn đàn như là bạn trẻ đóng góp những bài viết, tuy không đăng lên Phía Trước nhưng mà Phía Trước vẫn có một đóng góp, như độc giả họ gửi bài vào thì Phía Trước vẫn đăng lên những ý kiến đó, thưa anh.
Gia Minh: Cảm ơn anh Võ Thụy Nhu về những thông tin chia sẻ nhân dịp Tạp chí Thanh niên Phía Trước vừa tròn 3 tuổi.
Theo dòng thời sự:
- Kỷ niệm 4 năm thành lập Khối 8406
- Hiện trạng nhân quyền Việt Nam qua nhận định của ISHR
- Nhân quyền tại Việt Nam vẫn còn nhiều vấn đề
- Nhân quyền tại Việt Nam theo nhận định của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ
- Tổ Chức Ân Xá quốc tế làm được gì cho Việt Nam
- LS Lê Thị Công Nhân trả lời phỏng vấn RFA ngay sau khi ra tù
- Nhân quyền tại Việt Nam theo nhận định của Human Rights Watch
- Dư âm sau phiên tòa xử 4 nhà dân chủ
- Nhận định của USCIRF về việc LM Nguyễn Văn Lý được tự do
- Mỹ lên án Việt Nam gia tăng đàn áp nhân quyền
- Bà Rebiya Kadeer kêu gọi thế giới áp lực TQ thực thi nhân quyền
- LS Lê Thị Công Nhân trả lời phỏng vấn RFA ngay sau khi ra tù
- LM Nguyễn Văn Lý đã về đến toà Giám mục Huế
- LM Nguyễn Văn Lý trả lời phỏng vấn RFA sau khi được trả tự do
- Hy vọng gì khi luật sư Lê Thị Công Nhân được trả tự do?