Nghị quyết đưa VN trở lại danh sách CPC

Nghị quyết do Dân biểu Ed Royce soạn thảo nhằm đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC được đem ra bàn thảo tại Hạ Viện.

0:00 / 0:00

Vũ Hoàng phỏng vấn ông Ed Royce về vấn đề này.

Vũ Hoàng: Thưa ông Ed Royce, với tư cách là tác giả bản dự thảo đưa Việt Nam trở lại danh sách "các nước cần quan tâm đặc biệt về vấn đề tôn giáo" (CPC), ông có thể giải thích lý do vì sao dẫn đến quyết định này được không?

Ed Royce: Lý do quan trọng nhất mà chúng ta có thể nhìn thấy là tự do tại Việt Nam. Tôi có cơ may là gặp được Hòa Thượng Thích Quảng Độ vài năm trước, nhưng cho đến ngày hôm nay thì Ngài đã bị ngồi tù hoặc bị quản chế hơn 30 năm qua. Cũng trong cùng thời gian, có những nhà đấu tranh cho tôn giáo khác như Linh mục Nguyễn Văn Lý, người đã bị tra khảo, đánh đập hàng trăm lần. Đây là một trong nhiều khuôn mặt bị hành hạ dã man vì tự do tôn giáo tại Việt nam.

Chúng ta phải lên tiếng, nếu chúng ta tiếp tục im lặng, có nghĩa là chúng ta đang tước vũ khí và bỏ rơi những người đang đấu tranh.

Ô. Ed Royce

Tôi đã chụp hình mặt ông sau một trận tra tấn và đưa cho những cộng sự của tôi xem trong phiên họp này. Tôi nghĩ thời điểm đã đến cho Việt Nam, là thời điểm mà người Công giáo, Phật giáo không tiếp tục bị cầm tù hay quản chế vì những niềm tin tôn giáo của họ.

Khi tôi nhìn thấy những sự xâm phạm nhân quyền tại Giáo hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam, Cao đài hay những tôn giáo khác như Công giáo thì tôi nhận thức được rằng nếu chúng ta không thay đổi những pháp chế có sức ép đến chính phủ Việt Nam, thì chúng ta không thể nào thay đổi được chế độ cầm quyền đó.

Đây là vấn đề đạo đức nên tôi sẽ kêu gọi tất cả những đồng nghiệp của tôi trong quốc hội ủng hộ và chúng tôi sẽ trình dự luật này ra trước quốc hội thông qua và đặt Việt Nam trở lại vào danh sách CPC.

Xâm phạm nhân quyền trầm trọng

Vũ Hoàng: Ông có thể giải thích rõ hơn vì sao ông gọi Dự thảo này là "chiến thắng của những người bị tước đoạt tự do tôn giáo"?

royce.house.gov-200.jpg
Ông Ed Royce trong một lần vận động cho nhân quyền VN trước Quốc Hội Hoa Kỳ. Photo courtesy of royce.house.gov (Ông Ed Royce trong một lần vận động cho nhân quyền VN trước Quốc Hội Hoa Kỳ. Photo courtesy of royce.house.gov)

Ed Royce: Nếu chúng ta có thể thông qua dự luật này thì chính phủ Hoa Kỳ có cơ hội làm một việc làm rất có ý nghĩa đó là đặt Việt Nam lại vào danh sách CPC. Trước hết là chúng ta phải lên tiếng, nếu chúng ta tiếp tục im lặng, có nghĩa là chúng ta đang tước vũ khí và bỏ rơi những người đang đấu tranh.

Tôi nghĩ thắng lợi cho những người đang đấu tranh cho tự do tôn giáo chỉ có thể xảy ra khi cộng đồng thế giới bắt đầu tỏ thái độ và cho các nhà cầm quyền này biết rằng khi họ đàn áp dân chúng thì sẽ phải đối diện với những hậu quả không thể gọi là tốt đẹp.

Tôi cũng muốn nói thêm một điều là đơn vị truyền thông như RFA là một yếu tố rất quan trọng. Khi tôi công tác tại Đông Đức tôi đã nhận thấy được tầm quan trọng của cơ quan truyền thông này vì tất cả mọi người tại đó rất quan tâm đến những tin tức mà RFA đưa ra, từ đó thúc đẩy họ đấu tranh cho những quyền lợi mà họ tự nhiên phải có.

Tôi hy vọng đây sẽ là một chiến thắng cho quyền tự do tôn giáo; trên khía cạnh cộng đồng quốc tế sẽ có những bước mạnh mẽ nhằm tạo ra những biện pháp trừng trị Việt Nam và kết quả có thể là họ sẽ có những hành động, giống như lần đầu tiên chúng ta đặt họ vào danh sách này nhưng đây là là bươc đi theo đúng hướng.

Trong thời gian một năm qua đã có những trường hợp chính quyền mượn tay xã hội đen để làm việc cho chính phủ, kiểu như ném đá giấu tay, điều này làm tôi rất bực mình. Chúng ta muốn thấy sự tự do tôn giáo hoàn toàn tại Việt Nam chứ không phải người dân sống đời sống đức tin của họ dựa theo lề lối của nhà nước.

Mọi người rất quan ngại về chuyện chính phủ Việt Nam ngược đãi những người hành đạo của tất cả các tôn giáo. Và điều này là không thể chấp nhận được!

Ô. Ed Royce

Vũ Hoàng: Ông có đề cập đến chuyện nếu Việt Nam muốn có quan hệ chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ, thì Việt Nam phải tôn trọng quyền cơ bản của người dân, gồm quyền tự do tôn giáo. Ông có nghĩ là Chính phủ Việt nam sẽ làm theo điều này?

Ed Royce: Đây là Chính phủ Cộng sản, thì cũng giống như bất kỳ một đất nước Cộng sản nào khác, chẳng hạn những đất nước Cộng sản ở Đông Âu, họ chỉ bắt đầu thay đổi khi có áp lực, họ chỉ bắt đầu thay đổi khi có luồng thông tin tự do trong xã hội. Điều quan trọng hơn nữa là chúng ta đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC, đây cũng là điều mà rất nhiều các tổ chức phi chính phủ đã nói với chúng tôi.

Ông cũng biết đấy, cách đây vài năm, Human Rights Watch, một tổ chức phi chính phủ về nhân quyền gọi việc đàn áp nhân quyền tại Việt Nam là tồi tệ nhất trong vòng 20 năm trở lại đây. Tôi nghĩ có một thực tế là chính phủ Việt Nam sẽ chống lại sự thay đổi, và đây là lý do vì sao chúng ta phải sử dụng những cơ quan trung gian để thay đổi, chẳng hạn thông qua các cơ quan truyền thông, cũng như thông qua việc phê chuẩn Nghị quyết này.

Đàn áp tôn giáo

Vũ Hoàng: Chính phủ Tổng thống Obama nói rằng đã có những tiến bộ trong tình trạng nhân quyền Việt Nam, ông không đồng tình với quan điểm này, thế ông nhận xét thế nào về vấn đề này? Ông có thể cho khán giả một vài thí dụ được không ạ?

nvly-250.jpg
Linh mục Nguyễn Văn Lý ngày 5-3-2007 (lúc Linh mục tạm ngưng tuyệt thực). Photo courtesy FNA (Linh mục Nguyễn Văn Lý ngày 5-3-2007 (lúc Linh mục tạm ngưng tuyệt thực). Photo courtesy FNA)

Ed Royce: Tôi rất vui cho ông thấy nhiều thí dụ rất rõ ràng về những gì đang diễn ra tại Việt Nam hôm nay, cụ thể là quá trình cải thiện nhân quyền ở Việt Nam không có tiến triển mà ngược lại là đằng khác. Trước hết, chính quyền Việt Nam quấy nhiễu những người theo đạo Thiên Chúa, tịch thu đất đai của nhà thờ, và đôi khi họ còn đánh đập, bắt giữ những người theo đạo.

Những điều này nằm trong báo cáo của chúng tôi và cũng được giới truyền thông đưa tin hoặc được các tổ chức Phi chính phủ quay trở lại Việt Nam làm việc cho biết.
Những tổ chức này trực tiếp nói với chúng tôi những gì họ nhìn thấy và chứng kiến. Việt Nam có tới 355 người theo Đạo tin lành hiện vẫn đang ở trong tù, sau khi bị bắt giữ vì biểu tình đòi quyền dành đất và biểu tình đòi tự do tôn giáo ở Tây Nguyên.

Việt Nam cũng có 600 người theo Đạo tin lành và nhiều nhà thờ vẫn không được công nhận về tính hợp pháp, vì thế đã dẫn tới những vụ quấy nhiễu, bắt giữ hay phá hoại nhà cửa.
Chúng tôi cũng biết được nhiều người theo Phật giáo thường xuyên gặp khó khăn khi thực hiện việc lễ bái của mình. Và đó là tình hình hiện nay. Bất kể những người này theo đạo gì đi chăng nữa, nếu không bị kết tội, thì những người này sẽ phải đối mặt với việc Nhà nước cố gắng kiểm soát tôn giáo họ.

Ông biết đó, gần đây mới xảy ra chuyện Cồn Dầu ở Đà Nẵng với việc đánh đập bằng roi điện, và chuyện đó thực sự gây sốc. Những người thi hành công vụ tại Việt Nam đã phá hoại nghĩa trang của những người theo đạo. Đây là những thí dụ mới diễn ra trong năm nay và làm mọi người rất quan ngại về chuyện chính phủ Việt Nam ngược đãi những người hành đạo của tất cả các tôn giáo. Và điều này là không thể chấp nhận được!

Tôi cũng muốn nói thêm một điều là đơn vị truyền thông như RFA là một yếu tố rất quan trọng.

Ô. Ed Royce

Vũ Hoàng: Ông có hi vọng dự luật CPC sẽ thành công lần này?

Ed Royce: Vâng, tôi hi vọng dự thảo này sẽ được phê duyệt. Buổi thảo luận sẽ diễn ra vào chiều nay. Thành công mà chúng tôi có cho tới bây giờ là đã gửi được dự thảo này đến Uỷ Ban Đối ngoại, và hi vọng sau buổi thảo luận chiều nay thì dự thảo luật này của chúng tôi sẽ được ủng hộ mạnh mẽ.

Vũ Hoàng: Ông có điều gì muốn nhắn gửi tói mọi người đang ở Việt Nam không thưa ông?

Ed Royce: Chúc mừng năm mới và Giáng sinh an lành đến tất cả mọi người. Và hi vọng rằng chúng ta có thể gửi một thông điệp mạnh mẽ đến chính quyền Cộng Sản Việt Nam, để quyền tự do tín ngưỡng sẽ được tôn trọng, giống như tại Hoa Kỳ hay tại khắp nơi trên thế giới. Và cám ơn ông rất nhiều cho buổi nói chuyện ngày hôm nay.

Vũ Hoàng: Xin được thay mặt thính giả đài ACTD gửi tới ông lời Chúc mừng năm mới và Giáng sinh vui vẻ và cũng một lần nữa xin cám ơn ông đã giành thời gian cho đài của chúng tôi.

Ed Royce: Cám ơn ông rất nhiều cho cuộc phỏng vấn này.

Theo dòng thời sự: