Chuyến bay cuối cùng của hãng hàng không PAN AM

Phương Anh, phóng viên đài RFA

Nhân dịp kỷ niệm 30 năm chiến tranh Việt Nam kết thúc, kỳ này Phương Anh xin dành để gửi đến quí vị câu chuyện về chuyến bay cuối cùng của một hãng hàng không Hoa Kỳ vào đúng ngày 24 tháng 4 năm 1975.

0:00 / 0:00
VnWarEvacuation200.jpg
30 năm trước, vào lúc Sàigòn đang chìm đắm trong cảnh ngộp thở và căng thẳng, không khí trở nên vô cùng hỗn độn. AFP PHOTO

Những âm thanh hỗn độn mà qúi vị vừa nghe đó là tiếng trong chuyến bay cuối cùng của hàng không PAN AM vào thời điểm tháng 4 năm 1975 trong cuốn phim tài liệu Last Flight Out do hãng truyền hình NBC thực hiện vào năm 1989.

Cuốn phim thuật lại câu chuyện có thật, đã xảy ra vào thời điểm trước ngày Sàigòn sụp đổ. Chiếc máy bay 747 mang số N653PA chở 463 hành khách trong đó có đến 75 % là nhân viên người Việt Nam của hãng hàng không PAN AM cùng với gia đình của họ đã cất cánh khoảng gần 4 giờ chiều ngày 24 tháng 4 năm 1975 tại phi trường Tân Sơn Nhất trong những giờ phút hồi hộp, ngộp thở và đầy lo sợ của người dân Sàigòn lúc bấy giờ.

Ông Allan Topping

Đó là chuyến máy bay cuối cùng của hãng hàng không Hoa Kỳ có mặt tại Việt Nam cho đến giờ phút cuối cùng.

30 năm trước, vào lúc Sàigòn đang chìm đắm trong cảnh ngộp thở và căng thẳng, không khí trở nên vô cùng hỗn độn. Lúc ấy, tại phi trường Tân Sơn Nhất, ông Allan Topping, giám đốc của hãng hàng không PAN AM đang phải đứng trước một tình thế vô cùng nan giản, vì lúc bấy giờ, Pan Am phải bận rộn với những chuyến phi vụ đưa nhân viên và thường dân Hoa Kỳ rời khỏi Việt Nam.

Cũng vào thời gian trước đó không lâu, chiếc máy bay C-5 A trong chuyến phi vụ thuộc chương trình Không Vận Di tản Trẻ mồ côi bị rớt với hơn 200 người tử nạn, trong số đó có 142 trẻ em. Thế là Pan Am đã lãnh trách nhiệm tiếp tục cung cấp phi vụ đưa các trẻ em mồ côi này sang Mỹ.

Khi chiếc máy bay chở các em mồ côi bị rớt, tin tức loan tải làm chấn động toàn thế giới. Làm sao để đưa các trẻ mồ côi còn sót lại ra khỏi Sài gòn một cách nhanh chóng? Mọi người hầu như đã tuyệt vọng.

Ngay lúc bấy giờ, một vị hảo tâm tại tiểu bang Connecticut đã đứng ra nhận lãnh. Ông Robert Macauley bàn với vợ, đem cầm căn nhà của mình với số tiền 251 ngàn Mỹ kim để thuê riêng một chiếc máy bay Pan Am chở các em cùng với 62 người sống sót sang Mỹ.

Thế còn những nhân viên người Việt đang làm cho PAN AM đang cùng Allan Topping ngày đêm liên tục bám trụ tại phi trường Tân Sơn Nhất trong những giờ phút căng thẳng nhất thì sao? Allan Topping biết chắc Pan Am không thể quyết định cho số phận của họ.

Trong thời gian này, các công ty lớn của Hoa Kỳ như IBM, Bank of America, Citibank…đều đã di tản hết nhân viên và ngưng họat động. Với tư cách là giám đốc của hãng hàng không PAN AM tại Việt nam lúc ấy , ông không thể nhẫn tâm bỏ rơi tất cả nhân viên của mình.

30 năm trước, khi tôi là giám đốc cho hãng hàng không Pan Am ở Việt Nam…Tôi đã chứng kiến cảnh chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã không còn sự hỗ trợ nào khác và quân miền Bắc thì cứ từ từ tiến vào miền Nam Việt Nam, không còn ai có thể cản trở họ được…Và đã dẫn đến biến cố tháng 4 năm 1975.

Không khí căng thẳng...

Đứng trước tình cảnh hỗn loạn lúc bấy giờ, Allan Topping không biết phải quyết định như thế nào. Số phận của họ nằm trong tay ông. Và chuyện gì đã xảy ra?

Hôm nay, 30 năm sau từ thành phố Miami, tiểu bang Florida, ông Allan Topping thuật lại:

"30 năm trước, khi tôi là giám đốc cho hãng hàng không Pan Am ở Việt Nam…Tôi đã chứng kiến cảnh chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã không còn sự hỗ trợ nào khác và quân miền Bắc thì cứ từ từ tiến vào miền Nam Việt Nam, không còn ai có thể cản trở họ được…Và đã dẫn đến biến cố tháng 4 năm 1975.

Lúc đó, mọi người ai cũng muốn di tản cả. Và tôi đã phải cố gắng tranh đấu cho các nhân viên của tôi cũng được đi.. Thời gian đó, thật là khó khăn, vì chỉ còn mỗi mình hãng Pan Am họat động. Chúng tôi thật vất vả vì phải lo chuyên chở các trẻ mồ côi trong chương trình Không Vận Di Tản Trẻ Em Mồ Côi.

Tôi không biết làm sao cho các nhân viên của tôi di tản vì cứ chờ đợi cấp trên quyết định. Khi tôi biết được rằng các trẻ em mồ côi được một cơ quan nào đó tại Hoa Kỳ bảo trợ thì sẽ được đến Mỹ, tôi cũng bắt chước làm như thế.

Tôi làm giấy tờ xin với Pan Am ở Hoa Kỳ đứng ra bảo trợ hết cho họ và thân nhân của họ. Cuối cùng, cấp trên tôi đồng ý nhưng tôi phải tự lo liệu mọi việc và phải tuyệt đối giữ bí mật, không được phép tiết lộ với ai.

Thời gian này thật là khó khăn cho tôi vì các nhân viên của tôi hầu như đều trách cứ tôi không lo cho họ. Hàng ngày, họ vẫn đến làm việc bình thường để lo di tản cho những người khác, trong khi chính bản thân họ thì không hề được nhắc đến.

Tôi chỉ biết nói với họ câu “ đừng lo lắng” vậy thôi! Ngoài ra, không được phép nói gì thêm. Có những nhân viên của tôi đã âm thầm rời khỏi Pan Am và tìm cách móc nối với tòa Đại sứ Mỹ hay bằng cách nào đó ra đi bằng tàu Hải quân…

Trong suốt tuần lễ thứ hai của tháng tư, tôi rất buồn và đau lòng khi bắt gặp những ánh mắt không còn thiện cảm của nhân viên tôi đối với tôi. Tuy họ vẫn siêng năng làm việc, nhưng không khí nặng nề bao trùm… Tôi vẫn phải âm thầm lên kế hoạch một mình. Tôi ra lệnh lấy danh sách và thân nhân của tất cả nhân viên tôi.

Tôi còn nhớ là lúc bấy giờ, Sài gòn căng thẳng và nguy hiểm lắm. Tôi phải hứa với cấp trên là bảo đảm tính mạng cho họ. Tôi còn được cấp trên báo cho biết trước là có thể chuyến bay cuối cùng này sẽ bị quân Cộng Sản bắn khi cất cánh. Lúc bấy giờ, tôi không chú ý lời cảnh báo đó cho lắm, mà chỉ chú tâm làm sao đưa nhân viên của tôi và thân nhân của họ rời khỏi Sài gòn bằng mọi cách mà thôi.

Danh sách chỉ có 62 người nhưng thân nhân của họ lên đến 700 người, nào là ông bà cô chú bác, họ hàng đôi bên… Cấp trên tôi chỉ cho chiếc Boeing 747 và nó chỉ có sức chứa được có 375 người mà thôi. Tôi đã phải lọc lại danh sách của họ và chỉ còn có 350 người.

Tôi còn nhớ là lúc bấy giờ, Sài gòn căng thẳng và nguy hiểm lắm. Tôi phải hứa với cấp trên là bảo đảm tính mạng cho họ. Tôi còn được cấp trên báo cho biết trước là có thể chuyến bay cuối cùng này sẽ bị quân Cộng Sản bắn khi cất cánh. Lúc bấy giờ, tôi không chú ý lời cảnh báo đó cho lắm, mà chỉ chú tâm làm sao đưa nhân viên của tôi và thân nhân của họ rời khỏi Sài gòn bằng mọi cách mà thôi.

Cuối cùng, tôi chỉ thông báo cho họ biết trước khi khởi hành một ngày mà thôi, tức ngày 24 tháng 4, vào lúc 4 giờ chiều, chiếc máy bay Pan Am cuối cùng đã cất cánh đem theo 463 hàng khách trong đó có đến 75% là người Việt nam. Và đây là chuyến máy bay cuối cùng của hãng hàng không Mỹ trong thời điểm Sàigòn sụp đổ."

Những kỷ niệm khó quên

Phương Anh: Thưa ông, 30 năm đã qua, nhưng ông còn nhớ được kỷ niệm gì về chuyến bay đó không?

Allan Topping: Ồ, nhớ chứ, trên chuyến máy bay đó, gồm tất cả 463 hàng khách, mà thực tế chỉ cho phép 375 người mà thôi. Có một điều tôi xin nói thêm là trên chuyến máy bay đó, cũng có những người là quân đội của VNCH, lúc bấy giờ, họ đã cởi bỏ binh phục và trèo lên máy bay với chúng tôi, tôi cũng cho họ lên luôn bởi vì tôi nghĩ, họ cũng như những nhân viên của chúng tôi, không ai muốn ở lại để gặp quân Cộng Sản cả.

Và vì thế, máy bay càng chật chội và qua tải hơn nữa. Tất cả mọi người đều phải ngồi chen nhau chật chội khắp mọi nơi, kể cả phòng vệ sinh. Không khí trên máy bay rất là căng thẳng. Không ai nói với ai câu gì, tất cả đều mang vẻ mặt rất buồn bã, hoang mang và lo sợ.

Đó là một kỷ niệm thật buồn mà tôi không bao giờ quên. Tôi thì rất hồi hộp và thật là sợ quá vì lúc đó, tôi nhìn rất rõ, ở bên dưới, quân đội miền Bắc vẫn đang tiếp tục bắn hỏa tiển lên chiếc máy bay của chúng tôi. Tôi chợt nghĩ đến cái chết và sinh mạng của 463 người trên chiếc máy bay này.

Nếu họ bắn trúng thì ngày mai, cả thế giới sẽ biết đến tin đó, nhưng quả là một điều kỳ diệu vì chuyện đó đã không xảy ra…

Thật sự ra cái đó coi như mình đi trước ngày 30 tháng 4, thành thử ra cái đó cũng như mình đi một cách không bình thường, mình thoát ra khỏi Việt Nam trong cái lúc hỗn loạn, cho nên rất là lo sợ..rất là hoang mang vì đi như vậy thì mình không biết là tương lai của mình sẽ như thế nào…sợ đủ thứ hết, mình bỏ tất cả mình đi rồi...

Những cựu nhân viên của hãng PAN AM

Thưa quí vị và các bạn, sau chuyến phi vụ cuối cùng ấy, tuy hãng hàng không PANAM đã khai tử, nhưng kể từ sau năm 1975, cứ 5 năm một lần, dù ở phương trời nào đi chăng nữa, những cựu nhân viên này lại tề tựu cùng nhau, để nhắc lại kỷ niệm năm xưa, để cùng nhau ôn lại những giây phút căng thẳng và hồi hộp nhất trong cuộc đời của mình.

Và vào ngày 22 và 23 tháng 4 vừa qua, tại khách sạn Marriotte, vùng Arlington, Virginia, Hoa Kỳ, cuộc hội ngộ sau 30 năm đã diễn ra với hơn 300 người tham dự… Từ khắp mọi nơi trên toàn nước Mỹ, những cựu nhân viên PAN AM cùng gia đình, nhất là những người có mặt trên chuyến bay lịch sử ấy, lại gặp lại nhau để vinh danh Allan Toping.

Ông Nguyễn Văn Thành, hiện cư ngụ ở vùng Falls Church, Virginia, kể lại chuyện năm xưa:

"Lúc đó thật sự ra rất là buồn vì mình vừa lo và vừa buồn, vì mình đi thì mình lo là sẽ không còn cơ hội để trở về…

Thật sự ra cái đó coi như mình đi trước ngày 30 tháng 4, thành thử ra cái đó cũng như mình đi một cách không bình thường, mình thoát ra khỏi Việt Nam trong cái lúc hỗn loạn, cho nên rất là lo sợ..rất là hoang mang vì đi như vậy thì mình không biết là tương lai của mình sẽ như thế nào…sợ đủ thứ hết, mình bỏ tất cả mình đi rồi...

Bây giờ nhìn lại thì mới thấy nhờ PANAM như vậy thì mới thấy đây là một cái hồng ân"

Ông Nguyễn Trực, hiện cư ngụ tại Atlanta, Georgia, Hoa Kỳ, cũng có mặt trong buổi hội ngộ này cho biết:

"Trước đó một ngày, ông giám đốc của PANAM là Alllan Topping có cho chúng tôi biết là ngày thứ năm, 24 tháng 4 năm 1975 sẽ là chuyến bay chót của PANAM và ông ta có nói rằng ông ta sẽ đưa tất cả nhân viên đi, nếu người nào muốn đi, nếu người nào không muốn đi, thì hãng sẽ bồi thường tiền lương, vacation, overtime các cái…thì tôi thấy hoàn cảnh nó vậy thì tôi mới quyết định đi trên chuyến bay đó.

Bạn nghĩ gì về chuyến bay lịch sử ấy? Xin email về Vietnamese@www.rfa.org

Đây là lần thứ hai tôi di cư, lần đầu tiên năm 1954, tôi đã di cư ở Ninh Bình vô Nam, kỳ này nữa, cũng là một chuyến đi di cư, nhưng từ Việt Nam qua một nước khác. Khi mà lên phi cơ ngồi rồi thật là cảm ơn ông Allan Topping và các nhân viên của PANAM đã lo liệu cho chúng tôi đi được..

Trên chuyến bay rất là đông người, chúng tôi ngồi chung với nhau, không cột dây an toàn nữa, thay vì hàng ghế ngồi 3 người, chúng tôi cho ngồi 5, 6 người… Khi máy bay cất cánh rời khỏi phi trường Tân Sơn Nhất, tôi rất lấy làm buồn, mình đi được rồi, nhưng không biết tương lai mình như thế nào..."

Ông Nguyễn Khoa, hiện cư ngụ tại thành phố Houston, bang Texas, cho biết cảm nghĩ của mình trong cuộc hội ngộ lần này:

"Tôi rất sung sướng và rất là cảm động khi gặp lại ông Topping cùng tất cả bạn bè ở đây. Ông ấy nhận ra tôi ngay, tối hôm qua, tôi gặp ông ấy bắt tay chào hỏi ông ấy hỏi thăm tôi bây giờ làm gì…30 năm sau, có thể nói là tôi rất sung sướng được sang bên Mỹ này. Tuy không còn làm cho hãng máy bay nữa nhưng tôi vẫn còn nhớ PANAM nhiều. Nhờ PANAM mà tôi mới có ngày nay, con cái tôi đã thành tài…" Thưa quí vị và các bạn, tuy đã đưa được tất cả nhân viên của mình di tản an toàn, thế nhưng, một trong số nhân viên rất tận tụy và làm việc với Allan Topping đến giây phút cuối cùng lại không có mặt trong chuyến bay đó.

Tất cả mọi người đều ngỡ ngàng khi nhân viên này quyết định ở lại mặc dù tên ông cùng gia đình ưu tiên trong danh sách. Cả Allan Toping và nhân viên này đều rất buồn khổ nhưng không biết làm sao hơn.

Tại sao lại có chuyện xảy ra như thế? Mời quí vị đón nghe tiếp phần hai vào chương trình kỳ tới. Phương Anh thân ái chào tạm biệt và hẹn gặp lại quí vị và các bạn vào chương trình kỳ sau.