Mời quý thính giả theo dõi tiếp cuộc trao đổi giữa BTV Nguyễn An của ban Việt ngữ với ông Nguyễn Minh Cần về những diễn tiến này.
Ông Nguyễn Minh Cần: Giai phẩm mùa Xuân bị tịch thu nhưng người ta vẫn không nản chí. Ðến ngày 29-8-1956, lúc bấy giờ là tinh thần của đại hội 20 cộng thêm tinh thần sự sôi sục ở trong dân chúng và ở trong cán bộ về sai lầm của cuộc cải cách ruộng đất. Tinh thần đòi hỏi có dân chủ, cho nên người ta ra một tác phẩm Giai phẩm mùa thu tập 1.
Trong giai phẩm mùa thu tập 1 lần này có những bài khá mạnh hoặc là rất mạnh. Chẳng hạn như bài thứ nhất của Trương Tùng trong giới lãnh đạo văn nghệ. Bài thứ hai tức là “Bức thư gửi một người bạn cũ”. của Trần Lê Văn. Và bài thứ ba là chống tham ô lãng phí của Phùng Quán, bài này đánh vào giới lãnh đạo rất nhiều, làm cho người ta tức giận.
Và đặc biệt là bài phê bình giới lãnh đạo văn nghệ của Phan Khôi thì người ta coi rằng bài này giống như một quả bom tạ rơi xuống hạ thành lúc bấy giờ, đấy là câu ở trong báo Thời Mới. Bởi vì ở trong đó, ông Phan Khôi vạch trần tình bè phái, việc bất công trong việc chấm giải thưởng của văn nghệ, việc bè phái binh che cho nhau trong văn nghệ.
Chúng tôi mong mỏi nhận được ý kiến đóng góp, bổ sung từ quý vị và các bạn nghe đài, nhất là những người mà Nhân Văn là một cơn ác mộng. Mọi email xin gửi về Vietweb@rfa.org
Nguyễn An: Thưa ông Nguyễn Minh Cần, Giai Phẩm mùa xuân ra đời thì bị tịch thu, nhưng bây giờ nhóm chủ trương lại ra Giai Phẩm Mùa Thu với những bài vở mạnh hơn. Vậy nguyên nhân khiến họ mạnh dạn như thế ngòai ảnh hưởng của đại hội 20 của đảng Cộng sản Liên Xô còn có yếu tố nào khác không?
(Xin theo dõi toàn bộ cuộc phỏng vấn trong phần âm thanh bên trên)
© 2006 Radio Free Asia