“Giải Khăn Sô Cho Huế”, RFA phỏng vấn Nhã Ca

0:00 / 0:00

Mặc Lâm, phóng viên đà i RFA

Tết Mậu Tý năm nay vừa tròn 40 năm biến cố Mậu Thân. Trong nỗi buồn chung của dân tộc, từ những gia đình có người thân bị thảm sát cho đến những ai may mắn sống sót trong cơn địa chấn đó đều không nhiều thì ít cùng mang tâm trạng bâng khuâng ngậm ngùi mặc dù thời gian đã trôi qua gần phân nửa thế kỷ.

nha_ca_150.jpg
Tác giả Nhã Ca. Photo courtesy of viettribune.

Nhắc đến Tết Mậu Thân hầu như người Việt nà o sống trong khoảng thời gian đó đều biết một cuốn sách của tác giả Nhã Ca mang tên Giải Khăn Sô Cho Huế, quyển sách là hình ảnh sống động miêu tả lại hầu như toà n cảnh của biến cố nà y vì tác giả của nó trực tiếp sống và bị cuốn theo dòng chảy của một cuộc thanh trừng đẫm máu nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam.

Tác phẩm Già i Khăn Sô Cho Huế sẽ được nhà xuất bản Việt Báo tái bản trở lại trong dịp kỷ niệm 40 năm biến cố Mậu Thân, Mặc Lâm mời quý vị theo dõi buổi phỏng vấn đặc biệt với tác giả Nhã Ca trong chương trình văn học nghệ thuật tuần nà y để biết thêm những chi tiết liên quan đến vấn đề nà y.

Mặc Lâm: Thưa chị Nhã Ca, Tết Mậu Tý 2008 là đúng 40 năm biến cố Huế Tết Mậu Thân. Ðược biết nhân dịp nà y, lần đầu tiên tại hải ngoại, cuốn Giải Khăn Sô Cho Huế đã được tác giả cho tái bản. Xin chị cho biết về lần tái bản nà y, cuốn sách mới có gì khác biệt với sách cũ.

Nhã Ca: Cám ơn anh Mặc Lâm và đà i RFA đã có lòng nhớ Huế Tết Mậu Thân và hỏi thăm. Sách mới "Giải Khăn Sô Cho Huế" ấn bản đầu tiên tại hải ngoại do Việt Báo ấn hà nh, sách dầy 640 trang, khổ lớn, bìa cứng, sẽ được phát hà nh trong tháng 2-2008.

Như anh biết, sách cũ “Giải Khăn Sô Cho Huế” in lần đầu tại Việt Nam cuối năm 1969, là một... bút ký chạy loạn. Sách mới, ngoà i bút ký cũ, còn in thêm đầy đủ tất cả chữ nghĩa Nhã Ca đã viết về biến cố Tết Mậu Thân tại Huế, gồm một truyện dà i, thêm nhiều bút ký và truyện ngắn.

Mặc Lâm: Xin chị cho biết thêm chi tiết. Trong lần tái bản nà y, có thay đổi gì đáng phải bà n tới trong tác phẩm, hoặc có điều gì tác giả muốn gửi gấm?

Nhã Ca: Thưa anh, trong lời tựa nhỏ cho bản in lần đầu của "Giải Khăn Sô Cho Huế" tôi có viết là "Nhân ngà y giỗ thứ hai của Huế Tết Mậu Thân sắp tới, xin coi cuốn sách nà y như một bó nhang đèn góp giỗ." Tinh thần ấy không thay đổi.

Về chi tiết cuốn sách mới vừa được in lại, tôi có kể thêm chút chút trong ‘tựa nhỏ’ là :

“Tôi tin và o tương lai của Huế và tương lai Việt Nam, như tin và o những tình ca về lòng yêu thương và sự ăn ở tử tế giữa con người với nhau. Với lòng tin ấy, sau “Giải Khăn Sô Cho Huế” còn có thêm hai cuốn sách nhỏ viết về Tết Mậu Thân: “Tình Ca Cho Huế Ðổ Nát” là tập truyện viết về tình yêu và lòng thà nh của Huế trong đau thương, tang tóc. Tiếp đó là “Tình Ca Trong Lửa Ðỏ,” một truyện dà i về tình yêu của cô gái Huế dà nh cho một chà ng lính Bắc tử tế.

“Từ sau 1975, sách vở miền Nam bị đốt, và nhà văn đi tù. Cho tới nay, Huế không còn được phép chính thức có một ngà y giỗ chung cùng hướng về những người chết tức tưởi hồi Tết Mậu Thân.

Vẫn với lòng tin xưa, đây là lần đầu cả ba cuốn sách về Huế Mậu Thân được gom lại là m một. Và sách “Giải Khăn Sô Cho Huế” thêm một lần in lại, như một bó nhang đèn góp giỗ. Góp cho ngà y giỗ thứ 40 thầm lặng trong lòng Huế. Và góp cho một ngà y giỗ tương lai tại quê hương, nơi từng biết thế nà o là tình yêu thương, sự ăn ở tử tế, như từng biết thế nà o là văn hoá, lịch sử.”

Thưa anh, đó là lời gửi gấm của người ‘góp giỗ’ khi ‘Giải Khăn Sô Cho Huế’ được in lại.

Mặc Lâm: Thưa chị, khoảng cách thời gian của 'chữ nghĩa Nhã Ca' viết về biến cố Tết Mậu Thân tại Huế đến nay đã là 40 năm. Xin chị nhìn lại và i thời điểm chính. Báo New York Times năm 1973 trong một bà i về Nhã Ca có kể là 'khi Giải Khăn Sô Cho Huế khởi sự đăng tải trên một nhật báo tại Saigon, đặc công Việt Cộng đã gửi thư đe dọa, buộc bà ta ngưng viết. Bà đã không nhượng bộ.' Sự việc đã diỠn tiến ra sao từ đó về sau?

Nhã Ca: Thưa anh, đúng như báo New York Times đã viết. Chắc anh còn nhớ thà nh tích của cái gọi là 'biệt động thà nh' của cộng sản tại Saigon. Họ đã bắn chết nhà báo Từ Chung khi anh là tổng thư ký nhật báo Chính Luận. Họ đã bắn bể mặt của nhà văn Chu Tử khi anh là chủ nhiệm nhật báo Sống. Và sau đó thì đến phiên tôi nhận thư đe doạ.

Chắc anh cũng nhớ, ngay sau ngà y Saigon bị đổi tên đổi đời, có cuốn sách mang tên là ‘Biệt Kích Văn Hoá’ do các học giả, nhà văn cộng sản như Trần Văn Già u, Lữ Phương, Vũ Hạnh... viết về 10 tác giả miền Nam. Trong sách nà y Nhã Ca là nữ biệt kích duy nhất, được xếp hạng thứ sáu. Những tác giả miền Nam khác là Hồ Hữu Tường, NguyỠn Mạnh Côn, Nhất Hạnh, Doãn Quốc Sỹ, Võ Phiến... Và sau đó, dĩ nhiên là ‘nữ biệt kích’ được vinh dự cùng các bạn văn đi tù...

Mặc Lâm: Vẫn báo New York Times, tháng 2 năm 1988, có đăng bà i của nữ phái viên Barbara Crossette thăm Saigon viết là "Tết Mậu Thìn, 20 năm sau biến cố Tết Mậu Thân, Saigon cũ vẫn nhắc nhở đến Giải Khăn Sô Cho Huế của Nhã Ca.. Tác giả sách nà y đã bị bắt sau khi cộng sản chiếm miền Nam cùng với chồng là thi sĩ Trần DạTừ. Cả hai đã bị nhốt nhiều năm như những tù nhân chính trị. Người chồng thì cho mãi đến nay hình như vẫn chưa được thả ra." Chị có gặp bà Barbara?

Nhã Ca: Thưa anh, tôi chưa từng gặp bà Barbara. Thực sự thì và o thời điểm Barbara muốn thăm tôi tại Saigon và o Tết Mậu Thìn, tôi còn đang bận xách đồ đi thăm nuôi ông chồng vẫn còn đang ở tù.

Mặc Lâm: Bên cạnh những lời khen thường gặp chị có nhận được những băn khoăn hay nghi ngờ gì về mức khả tín mà độc giả đặt ra đối với tác phẩm? Có nhân vật "thật" nà o trong "Giải khăn sô cho Huế" công khai chống đối hay đồng tình với những gì chị trình bà y trong tác phẩm hay không? Nếu có chị có thể cho biết phản hồi của chị?

Nhã Ca: Cám ơn câu hỏi đặc biệt của anh. Như đã thưa với anh, "Giải Khăn Sô Cho Huế" chỉ là bút ký hoặc truyện ký của một người chạy loạn Tết Mậu Thân tại Huế, kể lại những điều mắt thấy tại nghe. Trong cảnh bom đạn, chết chóc, dù mắt chính mình có thấy vẫn không thể thấy hết mọi phía. Tai nghe là nghe người khác kể lại. Dù tai nghe mắt thấy, có sao viết vậy, hẳn nhiên cũng không khỏi thiếu sót hoặc sai sót. Ðiều quan trọng là tấm lòng. Chữ nghĩa đã viết là chuyện đã rồi, có sao để vậy. Tôi thật tình mong những thiếu sót sẽ dần được bổ túc, những sai sót sẽ dần được chỉ rõ.

Về “những nhân vật thật”, nêu đích danh chỉ có anh Lê Văn Hảo, thị trưởng Huế Mậu Thân do phía quân giải phóng cử ra. Anh Hảo nay đã tị nạn cộng sản tại Pháp, đã chính thức lên án việc quân giải phóng tà n sát dân Huế hồi Tết Mậu Thân. Nhân vật thứ hai trong sách mang tên Phủ là nhà văn Hoà ng Phủ Ngọc Tường, nguyên Tổng Thư Ký Liên Minh Các Lực Lượng Dân Tộc Dân Chủ Và Hòa Bình Thà nh Phố Huế thời Tết Mậu Thân. Ðây là chức vụ “phụ trách công việc chính trị” có nghĩa là “xếp” của cả chức thị trưởng. Năm 1997, anh Tường đã đến Paris, lên tiếng trên đà i RFI, nói về -xin trích nguyên văn: “nỗi thống thiết tận đáy lòng mỗi khi tôi nghĩ về những tang tóc thê thảm mà nhiều gia đình người Huế đã phải gánh chịu, do hà nh động giết oan của quân nổi dậy trên mặt trận Huế năm Mậu Thân. Ðó là một sai lầm không thể nà o biện bác được...” Anh cũng đã công khai “gửi lời cám ơn sự khách quan của chị Nhã Ca dà nh cho tôi” và nói nguyên văn rằng “Giải Khăn Sô Cho Huế đối với tôi, vẫn là một bút ký hay viết về Huế Mậu Thân; hà ng chục năm qua đọc lại, tôi vẫn còn thấy quặn lòng.” Văn bản lời anh Tường trả lời cuộc phỏng vấn của chị Thụy Khuê đà i RFI hiện còn lưu trên internet, ai cũng có thể đọc được. Nhân vật thứ ba trong sách có tên là Ðắc, theo lời kể mà tai tôi nghe, liên quan tới cái chết đau thương của người bạn tên là Mậu Tý. Nhà báo NguyỠn Ðắc Xuân, một phụ tá của anh Hoà ng Phủ Ngọc Tường, có viết bà i phản bác, nói là anh không hề liên quan.

Cả ba nhân vật kể trên, đều đã có lòng đích thân đến gặp tôi trước ngà y chúng tôi rời Saigon sang Thụy Ðiển. Ðoạn kể lại những gặp gỡ nà y trong Hồi Ký Nhã Ca có được trích in trong sách mới Giải Khăn Sô Cho Huế.

Mặc Lâm: Cho tới nay, điều gì còn đậm lại rõ nét nhất nơi chị khi nhìn lại tác phẩm "Giải khăn sô cho Huế". Xin nhắc câu đã hỏi, là chị có thể nói về sự "phản hồi" của chị, nếu có.

Nhã Ca: Về điều mà anh gọi là "còn đậm nét nhất" khi nhìn lại "Giải Khăn Sô Cho Huế", tôi thấy đó là sự oan khiên nối dà i chưa biết đến bao giờ. Hà ng ngà n người chết oan cho tới nay không có được một lời xin lỗi, một ngà y tưởng niệm. Cuộc đại tà n sát Tết Mậu Thân, ngà y giỗ lớn nhất của Huế, thì được đánh trống thổi kèn như ngà y hội chiến thắng. Phần oan khiên riêng của cuốn sách và tác giả thì đủ cảnh tức cười, sách bị những người cộng sản treo để "triển lãm tội ác", tác giả đi tù.

Từ cảnh Huế Mậu Thân trong sách được viết lại thà nh chuyện phim Ðất Khổ, phim quay xong năm 1972 bị cấm chiếu ở Saigon vì tội phản chiến. Bốn mươi năm sau, mới đây thôi, tháng 5 năm 2007, cuốn phim được một hãng Mỹ khai thác là m DVD bán ngay tại Mỹ và dán cho nó cái bìa là ... cờ đỏ sao và ng. Chi tiết chuyện oan khiên tức cười nà y báo Tết Việt Báo năm nay có đề cập.

Về điều anh gọi là “phản hồi”, tôi thấy chỉ có thể nói thế nà y: Bi hà i kịch của thời đại chúng ta là sự ngộ nhận. Nó ở khắp nơi, phe nà y, phe kia, chủ nghĩa nà y chủ nghĩa nọ, ông nà y, bà kia, tác giả, nhân vật... đâu đâu cũng có nó. Như dân tộc của mình, tất cả chúng ta, dù người bị giết hay kẻ giết người, đều chỉ là nạn nhân. Thuốc chữa sự ngộ nhận cho người hay cho chính mình, theo tôi, nên là sự hiểu biết và ăn ở tử tế, với cả người sống lẫn người chết.

Mặc Lâm: Cám ơn chị Nhã Ca.