Vi phạm lãnh hải và luật bảo vệ động vật hoang dã?
122 ngư dân Việt Nam đang bị giam giữ tại Palawan, Philippines dự kiến sẽ bị cơ quan chức năng địa phương đưa ra xét xử vào ngày 26 tháng 8 tới đây.
Tin này được các báo trong nước trích dẫn từ nguồn của Bộ Ngọai giao Việt Nam đưa ra.
Vào sáng ngày 15 tháng 8, chúng tôi liên lạc với Đại sứ quán Việt Nam tại Philippines, để hỏi thông tin về việc cơ quan này giúp đỡ cho số 122 ngư dân Việt Nam và bảy chiếc tàu của họ đang bị giam giữ ở Palawan với cáo buộc vi phạm lãnh hải của Philippines trong khi chờ ngày ra tòa, thì được nhân viên phụ trách ở đó cho biết:
Dân Nha Trang thường đi đánh bắt xa bờ đến Philippines để bắt cá ngừ đại dương. Bà Rịa- Vũng Tàu cũng có chừng 100 chiếc đánh bắt xa bờ làm nghề lưới rút. Còn Bình Thuận tôi biết làm dạng đó chỉ có hai chiếc.
Ngư dân Bình Thuận
Đã lên làm việc trên Phủ Tổng thống, các cơ quan ban ngành, Bộ Ngọai giao của Philippines rồi. Người ta cũng hướng dẫn đi theo các bước của luật pháp người ta.
Đại sứ quán cung cấp cho gia đình thân nhân những điều cần biết.
Theo thông báo của Cục Lãnh sự Bộ Ngọai giao Việt Nam thì bảy tàu cá của tỉnh Bình Thuận với 122 ngư dân trên đó bị hải quân Philippines bắt giữ hồi ngày 30 tháng 5 vừa qua tại vị trí cách bờ biển Tamburok, Balabac tỉnh Palawan chừng hai hải lý.
Thân nhân của những ngư dân trên bảy chiếc tàu bị bắt cho cơ quan chức năng Việt Nam biết là họ có hợp đồng với công ty Long Hải Long của Việt Nam, trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh và công ty Premiere International Interfishing của Philippines.
Một ngư dân Bình Thuận vào sáng ngày 15 tháng 8, từ Sở Thủy Sản của tỉnh cho biết là việc đi đánh bắt xa bờ khá mới đối với ngư dân tại đây:
Dân Nha Trang thường đi đánh bắt xa bờ đến Philippines để bắt cá ngừ đại dương. Bà Rịa- Vũng Tàu cũng có chừng 100 chiếc đánh bắt xa bờ làm nghề lưới rút. Còn Bình Thuận tôi biết làm dạng đó chỉ có hai chiếc.
Tin cho biết số 122 ngư dân bị phía Philippines đang giam giữ ở Palawan có thể sẽ bị truy tố về các tội danh liên quan việc vi phạm lãnh hải, cũng như việc bảo vệ động vật hoang dã. Đối với tội danh thứ hai này vì trên các tàu bị bắt, phía Philippines phát hiện có ốc nón. Đây là một lòai hải sản nằm trong danh mục bảo vệ của Philippines.