Người nông dân cà phê đã “đứng dậy”
Trả lời Nam Nguyên, ông Đỗ Hà Nam chủ tịch Câu lạc bộ 20 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê hàng đầu Việt Nam nhận định:
“Hiện nay giá trong nước nông dân bán cao hơn giá xuất khẩu, giá thị trường là trừ lùi 30USD/tấn theo giá Luân Đôn nhưng mua của nông dân phải tương đương giá Luân Đôn, doanh nghiệp làm hàng có thể bị lỗ 20USD/tấn nhưng nông dân họ không bán, trong khi doanh nghiệp nước ngoài quá cần hàng và họ bắt buộc đẩy giá lên để mua.”
Ông Đỗ Hà Nam cho rằng, doanh nghiệp nước ngoài bị bất ngờ vì năm nay Việt Nam vào vụ muộn và cũng không được mùa như họ tiên đoán. Nhưng điều quan trọng nhất là đời sống người dân đã khá hơn và họ hạn chế bán hàng ra, trong khi hợp đồng của các nước chưa ký vì chủ quan dẫn tới tình trạng thiếu hàng. Ông Đỗ Hà Nam tiếp lời:
<i>người nước ngoài họ rất sợ, họ đánh giá người Việt Nam rất thông minh. Đây là lần đầu tiên chúng ta bán cao hơn giá sàn của Luân Đôn, một điều chưa từng có trong lịch sử ngành cà phê Việt Nam từ trước tới nay</i> <br/>
“Đây là một năm thử thách cho người Việt Nam, nếu nông dân cà phê làm được như nông dân trồng tiêu và phối hợp được như nông dân Brazil thì cơ hội tác động nhất định lên thị trường là hoàn toàn có cơ sở. Đó là điều người nước ngoài họ rất sợ, họ đánh giá người Việt Nam rất thông minh. Đây là lần đầu tiên chúng ta bán cao hơn giá sàn của Luân Đôn, một điều chưa từng có trong lịch sử ngành cà phê Việt Nam từ trước tới nay.”
Saigon Times Online trích Giacaphe.com một trang mạng của nông dân cà phê Tây nguyên đưa tin: “Ngày đầu tháng 12, lần đầu tiên trong vòng 1 tháng qua, giá cà phê nhân robusta mua tại vườn chạm mốc 40 triệu
đồng/tấn trong tình hình nông dân bắt đầu thu hoạch rộ ở các tỉnh Tây Nguyên.”
Trái với thông lệ, nông dân chỉ bán ra nhỏ giọt, thương lái phải mua cà phê nhân xô, tức mua không phân loại với giá 40.200đ-40.300đ/kg để trữ hàng hoặc cung cấp cho những doanh nghiệp đến hạn giao hàng. Một chủ đại lý cà phê ở Đak-Nông nói rằng tỉnh này đã thu hoạch khoảng 70% diện tích, nhưng các đại lý không mua được hàng của nông dân.
“40.000đ một kg thực ra cũng lời được nhiều, nhưng người dân người ta vẫn chưa muốn bán đa số người dân tích trữ hàng. Năm nay thực tế chưa có công ty nào ở Việt Nam làm được hàng cả.”
Một chuyên viên thị trường gắn bó với quê hương cà phê Tây Nguyên nhìn nhận có một bước chuyển đáng chú ý trong nhận thức của nông dân, họ đã không ồ ạt bán hàng khi thu hoạch rộ như những năm trước. Ông nói:
Đời sống càng ngày càng đỡ hơn, nên dù người ta phải cần bán nhưng số lượng phải bán ngay càng ngày càng ít đi và số lượng kéo dài thời gian càng ngày càng nhiều hơn
Một chuyên viên thị trường
“Đời sống càng ngày càng đỡ hơn, nên dù người ta phải cần bán nhưng số lượng phải bán ngay càng ngày càng ít đi và số lượng kéo dài thời gian càng ngày càng nhiều hơn. Thậm chí người ta có thể vay mượn ở đâu đó để chi tiêu và chấp nhận để hàng lại giống như đầu cơ nông sản vậy thôi. Nhận thức đó là phổ biến, người ta sẵn sàng đi vay tiền chấp nhận lãi, như kiểu vay tiền đầu cơ nông sản mà trong trường hợp này là mua lại của chính mình.”
Dấu hiệu lạc quan của thị trường cà phê
Người chuyên viên thị trường giải thích thêm với chúng tôi về tình trạng đang diễn ra ở các vùng cà phê Việt Nam. Do doanh nghiệp Việt Nam ký hợp đồng bán hàng chốt giá sau, chấp nhận một mức trừ lùi so với giá sàn thị trường Luân Đôn, mức trừ lùi này có thể là từ 60-80 USD/tấn ở thời điểm chốt giá. Hiện nay nhà nhập khẩu chấp nhận giảm mức trừ lùi một cách đáng kể.
“Thị trường trầm lắng là do người dân chưa muốn bán hàng, người dân đang kỳ vọng giá sẽ lên hơn nữa. Giá trừ lùi với giá sàn Luân Đôn hiện nay chỉ còn 30 USD-40 USD sự kiện này thể hiện sức ép của người bán với người mua, trước đây khi đến mùa nguồn cung nhiều thì bên mua cứ ra sức ép bên bán, các doanh nghiệp nước ngoài ép các doanh nghiệp Việt Nam bằng hình thức trừ lùi với giá Luân Đôn tức là hạ giá xuống. Mức trừ lùi càng nhỏ chứng tỏ sức ép của các nhà nhập khẩu đối với các nhà xuất khẩu Việt Nam càng ngày càng mất đi.”
Mùa thu hoạch cà phê ở Tây Nguyên thường kéo dài từ hai tới ba tháng tùy theo khu vực. Thông thường một lượng cà phê rất lớn được tiêu thụ trước tết Nguyên Đán, do người dân có nhu cầu tiêu xài trong giai đoạn
này. Điều gì sẽ xảy ra khi nông dân đồng loạt bán hàng và tạo cơ hội cho người mua ép giá. Ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch Câu lạc bộ 20 nhà xuất khẩu cà phê hàng đầu Việt Nam nhận định:
<i>Thị trường trầm lắng là do người dân chưa muốn bán hàng, người dân đang kỳ vọng giá sẽ lên hơn nữa. Giá trừ lùi với giá sàn Luân Đôn hiện nay chỉ còn 30 USD-40 USD sự kiện này thể hiện sức ép của người bán với người mua</i> <br/>
“Điều đó chắc không xảy ra nữa, tất cả mọi người nghĩ theo xu hướng đó kể cả người nước ngoài thì đây là cơ hội nếu chúng ta biết sử dụng đúng “bài”. Nghĩa là để cho người ta hiểu như thế nhưng trên thực tế người nông dân bây giờ đủ khả năng để trữ hàng. Cái lo là sau Tết thôi, nếu nông dân Việt Nam cứ quyết tâm giá xuống hạn chế bán, giá lên mới bán ra thì cơ hội để ổn định giá là rất lớn.
Hơn nữa, Việt Nam bây giờ đã có một thị trường tương đối tốt rồi, thị trường Indonesia, Malaysia rồi Trung Quốc, đây là những thị trường mới và nhu cầu của họ tương đối tốt. Indonesia lượng hàng tương đối thấp nên năm nào họ cũng nhập một lượng hàng không nhỏ từ Việt Nam. Tôi cho rằng sản lượng năm nay của Việt Nam về cơ bản không ảnh hưởng sức mua toàn cầu, hiện nay về cầu đã tăng rồi, bên cạnh đó người dân đã khá giả họ sẽ giữ được một lượng hàng nữa thì cơ hội để ổn định giá rất nhiều.
Ngoài ra hiện nay lượng doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào thị trường cà phê không nhiều, trong đó có một số doanh nghiệp không thiếu vốn do vậy họ có cơ hội hợp tác với nhau để giữ thế cân bằng giá rất lớn.”
Hiện nay Tây Nguyên đang thu họach rộ, tình trạng thiếu nhân công hái cà phê tuy gây bối rối cho các chủ vườn vì lo sợ thất thoát, nhưng về mặt khác lại giúp quả cà phê chín đều, nâng cao giá trị hạt cà phê xuất khẩu.
Chất lượng hạt cà phê Việt Nam đang được cải thiện, nông dân bắt đầu chú ý hơn về việc không hái quả xanh, các địa phương tăng cường công tác bảo vệ chống nạn hái trộm để có thể thu hoạch đại trà khi 90% vườn cây chín đỏ.
Việt Nam đang duy trì diện tích cà phê khoảng 530.000 ha, nhiều nhất ở Đăk Lăk kế tiếp là Lâm Đồng, Gia Lai, Đăk Nông, Đồng Nai và một số nơi khác ở miền Trung và miền Bắc. Niên vụ cà phê 2011-2012 khởi sự từ tháng 10 năm nay tới hết tháng 9 năm sau, thời gian thu hoạch từ tháng 11 đến tháng Giêng. Hiệp hội Cà phê Cacao Việt Nam dự báo sản lượng niên vụ 2011-2012 đạt 1,1 triệu tấn phần lớn dành cho xuất khẩu.
Theo dòng thời sự:
- Mua tạm trữ cà phê quá nhiều dấu hỏi
- Nông dân không có lợi trong kế hoạch mua trữ cà phê
- Các cty Việt Nam sẽ trữ khoảng 200.000 tấn cà phê
- Cà phê ở Việt Nam mất giá, tồn đọng lớn
- Cà Phê Việt Nam vào vụ đầy âu lo
- Tồn trữ 300.000 tấn cà phê để bình ổn thị trường
- Dự kiến xuất khẩu 1,1 tấn cà phê vào năm tới
- Thủ tướng yêu cầu thu mua hết lúa của nông dân