Thẩm định toàn cầu về thuốc an thần gây nghiện

Phúc trình năm 2011 của UNODC Cơ Quan Ma Túy Và Tội Phạm Liên Hiệp Quốc, cho thấy sự gia tăng sử dụng ATS tức các loại thuốc an thần gây nghiện Methamphetamine, vẫn là mối nguy của thế giới nói chung và khu vực Châu Á Thái Bình Dương nói riêng.

0:00 / 0:00

Ma túy ở Châu Á

Buổi họp báo để công bố phúc trình mang tên Thẩm Định Toàn Cầu Về ATS Thuốc An Thần Gây Nghiện Năm 2011 diễn ra tại Câu Lạc Bộ Báo Chí Nước Ngoài ở thủ đô Thái Lan chiều thứ Ba vừa qua.

Đó là lời ông Gary Lewis, đại diện Cơ Quan Ma Túy Và Tội Phạm Liên Hiệp Quốc chuyên trách khu vực Đông Nam Á, là trong toàn bộ các loại thuốc gây nghiện tịch thu được trên thế giới trong thời gian qua, khu vực Đông và Đông Nam Châu Á chiếm gần một nửa số lượng đó.

Vẫn theo lời ông, nếu không kể đến Châu Phi, tỷ lệ người nghiện các loại thuốc an thần có chất ma túy ở Châu Á Thái Bình Dương được coi là gần bằng một phần hai toàn cầu.

Theo sự phân tích của UNODC, khác với những dạng ma túy cố hữu ở thể rắn, thể bột hay thể nước như Heroin tức bạch phiền hoặc Opium tức thuốc phiện, các loại thuốc viên gây nghiện được bào chế dưới hình thức dược phẩm, gọi chung là ATS hay hồng phiến, vừa gọn nhẹ vừa dễ dàng vận chuyển vừa giá cả phải chăng đối với người tiêu thụ.

Tên của những loại thuốc an thần độc hại đó là Methamphetamine, Crystal Methamphetamine, mà người nghiện gọi là đá, Ecstasy tức các loại thuốc kích thích hoặc gây ảo giác.

Tình trạng leo thang trong việc mua bán ma túy, bào chế những loại thuốc viên gây nghiện, mà các đường

Một bao lớn thuốc Methamphetamine bi tịch thu sẽ được mang đi thiêu hủy .AFP
Một bao lớn thuốc Methamphetamine bi tịch thu sẽ được mang đi thiêu hủy .AFP (AFP)

dây buôn bán vận chuyển trong khu vực tận dụng, đã và đang tạo mối đe dọa ngày càng cao đối với vấn đề an ninh và y tế trong khu vực, ông Gary Lewis nhấn mạnh.

Số lượng thuốc gây nghiện sản xuất trong khu vực Đông và Đông Nam Á tăng cao một cách đáng ngại.

Gary Lewis

Thêm vào đó, số lượng thuốc gây nghiện sản xuất trong khu vực Đông và Đông Nam Châu Á tăng cao một cách đáng ngại với ba thị trường truyền thống trước giờ là Trung Quốc, Miến Điện, Philippines, cùng với ba thị trường có dấu hiệu hoạt động mạnh lên sau này là Indonesia, Malaysia và Campuchia.

Hậu quả số người sử dụng Methamphetamine, đá và Ecstasy ở Thái Lan tăng gấp bốn lần tính từ 2006 đến 2010, trong lúc số lượng con nghiện ATS ở Việt Nam cũng tăng một cách đáng chú ý từ 2008 đến nay.

Ma túy tại Việt Nam

Trả lời câu hỏi của đài Á Châu Tự Do trước lúc bắt đầu buổi họp báo vài phút, ông Gary Lewis phát biểu:


"Điều đáng quan tâm là những đường dây mua bán các loại thuốc gây nghiện đến Việt Nam, biến quốc gia này thành một trong những thị trường đang có sự gia tăng về số người trẻ sử dụng hồng phiến tức các loại thuốc gây nghiện nguy hại ngay tại các thành phố lớn cũng như các vùng miền trong nước.

Ngoài các loại thuốc gây nghiện đã kể, việc lạm dụng bạch phiến (Heroin) hay thuốc phiện(Opium) hãy còn là vấn đề phổ biến trước nay ở Việt Nam. Trách nhiệm của Cơ Quan Ma Túy và Tội Phạm Liên Hiệp Quốc là vẫn tiếp tục làm việc thường xuyên với chính phủ Việt Nam để giải quyết và giảm thiểu những tệ đoan đó.

Tôi nghĩ cũng như các quốc gia trong Tiểu Vùng Mekong, Việt Nam nhận thức rõ vấn đề và đang cố gắng chống lại một cách nghiêm túc. Tuy nhiên nỗ lực phòng chống khá quyết liệt của Việt Nam đã nẫy sinh vấn đề gọi là có sự vi phạm nhân quyền nghiêm trọng trong các trung tâm cai nghiện mà Liên Hiệp Quốc được báo cáo.

Một mặt Cơ Quan Ma Túy Và Tội Phạm Liên Hiệp Quốc muốn lưu ý một cách chân thành với chính phủ Việt Nam về chuyện nhân quyền, mặt khác cố gắng hỗ trợ Việt Nam giảm thiểu mối đe dọa đến từ việc lạm dụng các loại thuốc gây nghiện độc hại."

Việt Nam nhận thức rõ vấn đề và đang cố gắng chống lại một cách nghiêm túc. Tuy nhiên nỗ lực phòng chống khá quyết liệt của Việt Nam đã nẫy sinh vấn đề gọi là có sự vi phạm nhân quyền.

Gary Lewis

Các trại viên trong giờ nghỉ ở một Trại cai ma túy. AFP
Các trại viên trong giờ nghỉ ở một Trại cai ma túy. AFP (AFP)

Phúc trình 2011 của UNODC phần nói về Việt Nam còn cho thấy vì số thanh thiếu niên sử dụng ma túy tăng cao, Việt Nam đang trở thành thị trường hoạt động của những đường dây biến chế Methamphetamine các loại.

Những số lượng lớn các chất hóa học được buôn bán lưu hành tự do ở Việt Nam cách này cách khác là cơ hội tốt cho các tổ chức ma túy biến chế những loại thuốc gây nghiện.

Điển hình, tại Australia từ 2008 đến 2009, kết quả điều tra của chính phủ bản địa đã phát hiện một đường dây từ Việt Nam chuyển nhiều số lượng thuốc an thần bào chế dưới dạng thuốc tâm thần Ephedrine có thể khiến người dùng bị nghiện ngập.

Mặt khác, qua UNODC, những số liệu khá là hạn chế còn cho biết trong sáu tháng đầu 2010, các cơ quan hữu trách ở Việt Nam đã tịch thu được khoảng hai mươi hai kí lô và hơn tám mươi ba ngàn viên Methamphetamine ngay các thành phố lớn cũng như các tỉnh nhỏ trong nước.

Bên cạnh đó, tương tự các nước phương tây, không ít chất thuốc gây nghiện làm cho người sử dụng cảm thấy hưng phấn hay có ảo giác, mà người cần có thể tìm mua qua mạng, đang trở thành một khuynh hướng mới và thời thượng của giới chơi thuốc an thần gây nghiện sành sỏi ở Việt Nam.

Kết luận về điều gọi là cuộc chiến chống lại các loại thuốc an thần gây nghiện độc hại hầu bảo vệ sức khỏe cộng đồng tại Châu Á Thái Bình Dương, trong đó có Trung Quốc, Miến Điện, Thái Lan, Campuchia, Indonesia, Malaysia và Việt Nam, ông Gary Lewis của UNODC khẳng định, là thế giới và khu vực cần thiết có một hệ thống kiểm tra ma túy quốc tế, cần thiết có sự phối hợp nối kết về mặt pháp lý giữa chính phủ các nước trong vùng, tạo mạng lưới phòng chống liên quốc gia hữu hiệu đối lại với mạng lưới tội phạm ma túy xuyên biên giới.

Opens in new window

Video: Tra tấn, cưỡng bức lao động tại các trung tâm cai nghiện ở VN