Đại hội La Vang lần thứ 30 sẽ diễn ra trong 3 ngày 13, 14 và 15 tháng 8 này. Kỳ đại hội ba năm một lần như thế là một sinh hoạt lớn, quan trọng đối với hầu hết các tín hữu Công giáo La Mã tại Việt Nam.
Chuẩn bị và phối hợp
La Vang là vùng đất linh thiêng đối với người Công giáo La Mã tại Việt Nam. Theo họ Đức Maria, mẹ Chúa Giê su, từng hiện ra tại đó hồi tháng 8 năm 1798. Lúc ấy là thời điểm mà vua Cảnh Thịnh, triều Tây Sơn ban hành lệnh bách hại người theo Công giáo gắt gao khiến nhiều người phải trốn vào rừng để trốn. Họ đã nguyện cầu và được Đức Mẹ hiện ra che chở.
Riêng vào những dịp đại hội ba năm một lần số tín hữu hành hương về La Vang khá đông, trung bình chừng nửa triệu người. Do đó công tác chuẩn bị để dung nạp một lượng người như thế, tại một khu hoang vắng, khô hạn, thiếu nước.. là một việc làm không dễ dàng gì.
Linh mục Gia cô bê Lê Sĩ Hiền, chánh xứ La Vang, cho biết việc chuẩn bị cho kỳ đại hội lần thứ 30 này như sau:
Chúng tôi cũng theo khả năng và điều kiện cũng cố gắng hết sức nơi ăn chốn ở cho bà con giáo dân: các lán trại, lều bạt, các nhà tiền chế tạm thời như thế. Bà con giáo dân họ cũng thông cảm điều kiện khó khăn, nhà cửa không có đủ
Linh mục Gia cô bê Lê Sĩ Hiền
Chúng tôi cũng theo khả năng và điều kiện cũng cố gắng hết sức nơi ăn chốn ở cho bà con giáo dân: các lán trại, lều bạt, các nhà tiền chế tạm thời như thế. Bà con giáo dân họ cũng thông cảm điều kiện khó khăn, nhà cửa không có đủ.
Năm nay chúng tôi cũng tiến hành đại hội nhằm việc Hội đồng Giám mục Việt Nam đang khởi công xây dựng Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ La Vang ở phần sau của đất La Vang. Việc khởi công được gần hai năm rồi. Xây xong móng và lên tầng hầm rồi; nên vừa lo tổ chức đại hội, đón rước, vừa lo công việc xây dựng Vương cung Thánh đường đang còn tiếp tục, chúng tôi khá vất vả.
Mấy ngày hôm nay trời cũng hạn hán, nên nước trong lòng đất cũng cạn đi nhưng chúng tôi cũng cố gắng hết sức khoan thêm giếng, xây thêm những bể lớn để lấy nước từ trên núi về. Nhưng năm nào cũng thiếu thốn về nước. Cố gắng hết sức thôi!
Một nữ tu Dòng Mến Thánh Giá tại khu vực La Vang cho biết công tác của những người như bà vào dịp đại hội như thế:
Lu bu luôn: phải lo phụng vụ bên Nhà Thờ và phải lo phục vụ mọi người.
Ông Vũ Văn Hòa, trưởng ban Tuyên Huấn, Dân tộc và Tôn giáo thuộc Mặt trận Tổ quốc tỉnh Quảng trị cho biết việc hổ trợ từ phia chính quyền cho kỳ đại hội La Vang hằng năm cũng như năm nay:
Chính quyền luôn có sự hợp tác chặt chẽ giữa Ban giám đốc Trung tâm Hành hương với địa phương. Những hoạt động này luôn làm thường xuyên và đảm bảo.
Ông Vũ Văn Hòa
Địa phương các cấp, đặc biệt các ngành liên quan bao giờ cũng có sự hỗ trợ thật tốt sau khi có đề xuất của Trung tâm Hành Hương La Vang. Ví dụ chính quyền tạo điều kiện tốt từ các khâu đảm bảo an toàn giao thông, hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, vệ sinh môi trường, phòng chống chữa cháy, cung cấp các dịch vụ như điện, nước, các hệ thống phục vụ ăn, ngủ nghỉ.
Chính quyền luôn có sự hợp tác chặt chẽ giữa Ban giám đốc Trung tâm Hành hương với địa phương. Những hoạt động này luôn làm thường xuyên và đảm bảo.
Cản trở thành phần phản kháng
Theo những người từng tham gia công tác phục vụ khách đến La Vang vào những dịp đại hội hay những kỳ hành hương thường niên, thì mỗi lúc việc hành hương càng trở nên dễ dàng hơn vì phía cơ quan chức năng không còn gây khó khăn như những năm đầu sau thời điểm 1975.
Một giáo dân Công giáo cho biết lại thời kỳ mà chuyện đi hành hương La Vang không phải là chuyện dễ dàng, nhưng rồi mọi người vẫn quyết tâm thực hành cho được những cuộc hành hương như thế:
Trước đây hành hương La Vang rất khó vì thời đó chính quyền họ hay ngăn chặn. Lúc đó tôi còn nhỏ, vào những năm 82, 84, 85 khó quá nên cha mẹ đâu có cho đi. Nhưng những người trong xứ như cha me, anh chị tôi cũng đi đến La Vang.
Họ cũng bị chặn xe làm khó. Có những linh mục đi nhưng phải trốn tránh bằng cách đi bằng xe đạp để tới nơi. Có những linh mục đi xe đò với con chiên cũng bị chặn lại. Chắc mọi người còn nhớ một năm nào đó cha Nguyễn Văn Lý cùng đoàn giáo dân của ngài bị chặn lại tại cầu Mỹ Chánh và ngày quì xuống đọc kinh, hướng về La Vang cầu nguyện.
Trước đây hành hương La Vang rất khó vì thời đó chính quyền họ hay ngăn chặn. Lúc đó tôi còn nhỏ, vào những năm 82, 84, 85 khó quá nên cha mẹ đâu có cho đi. Nhưng những người trong xứ như cha me, anh chị tôi cũng đi đến La Vang.
Một giáo dân Công giáo
Một số giáo dân Công giáo gần đây tham gia công khai lên tiếng đấu tranh đối với những bất công mà nhà cầm quyền Hà Nội gây ra đối với người giáo dân Công giáo cũng như nhiều đồng báo khác. Họ bị an ninh, công an theo dõi thường xuyên. Ngay cả khi đến hành hương La Vang, một lần họ đã nêu lên ý nguyện của họ:
Thực tình vào đầu năm 2011 khi bế mạc Năm Thánh, chúng tôi có mặc những chiếc áo để có ý cầu nguyện cho những nơi bị bách hại như Thái Hà, Đồng Chiêm, Tam Tòa, Cồn Dầu, đặc biệt giáo xứ Loan Lý nơi chúng tôi ở; nhưng lực lượng an ninh đã sách nhiễu chúng tôi trong những ngày lễ đó. Từ đó mỗi lần chúng tôi đến với La Vang đều bị lực lượng an ninh đeo bám rất kỹ.
Dấu tích tử đạo bị xóa
Lịch sử cho thấy không chỉ dưới triều vua Cảnh Thịnh, Tây Sơn mà sang đến đời các vua nhà Nguyễn như Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức việc bách hại đạo Công giáo La Mã tiếp tục được tiến hành.
Những người Công giáo kiên vững với niềm tin của họ không chịu bỏ đạo theo yêu cầu của triều đình đã chịu những khổ hình cho đến chết hay bị xử tử bởi không chịu bỏ đạo. Họ trở thành những vị tử đạo làm chứng cho niềm tin tại Việt Nam.
Vết tích của những nơi giam cầm và xử tử những người Công giáo như thế còn lại rất ít. Tuy nhiên, số ít ỏi đó cũng bị thời gian và ý đồ của nhà cầm quyền xóa đi.
Tại Huế, trước đây có một cây cầu nơi mà nhiều người Công giáo bị mang đến để xử chém vì không chịu bỏ đạo; mục đích nhằm đe dọa, làm gương cho dân chúng không được theo đạo Thiên Chúa. Tại đó trước đây có bảng nói lại điều đó nhưng gần đây nhà cầm quyền địa phương đã cho tháo dỡ như một giáo dân địa phương cho biết:
Ở Huế có một cầu gọi là Cầu Cổng Chém. Nơi đó tất cả những ai không bỏ đạo bị đưa ra đó chém. Những năm gần đây, Nhà Nước dở bảng đó ra không để Cầu Cổng Chém nữa.
Từ chỗ không được khuyến khích, nay các đại hội và kỳ hành hương La Vang được diễn ra theo định kỳ.Vào năm 2008, tỉnh Quảng Trị cấp lại cho La Vang 21 héc ta trong số 23 héc ta mà giáo xứ này sở hữu trước năm 1975, để phục vụ hoạt động tín ngưỡng- tôn giáo. Hội đồng Giám mục Việt Nam có quyết định xây lại khu vực linh địa La vang với những đề án lớn.