Mục đích và hoạt động của Viện Toán Cao Cấp?

Viện Toán Học Cao cấp do Giáo Sư Ngô Bảo Châu thành lập vừa được nhà nuớc tuyên bố giao cho số tiền là 650 tỉ đồng để hoạt động.

Và theo như phát biểu của Phó Thủ Tướng Nguyễn Thiện Nhân sẽ không yêu cầu Viện phải nghiên cứu điều gì, sử dụng kinh phí như thế nào là do quyền của Giáo Sư Ngô Bảo Châu và Hội Đồng Khoa Học. Phát biểu này đã gây ra nhiều tranh luận cho những người quan tâm.

Đầu tư 650 tỉ

Ngay sau khi Giáo Sư Ngô Bảo Châu nhận giải thưởng toán học Fields vào tháng 8/2010, chính phủ Việt Nam phê duyệt thiết lập Viện Nghiên Cứu Toán Cao Cấp vào tháng 12 cùng năm. Trong ngày ra mắt Viện Toán Cao Cấp mới đây, Giáo Sư Ngô Bảo Châu phát biểu rằng “đây là mốc quan trọng trong lịch sử còn non trẻ của ngành toán học Việt Nam”. Giáo Sư Ngô Bảo Châu cũng cho biết hoạt động của Viện Toán Cao Cấp sẽ không giống với những viện nghiên cứu đang có ở Việt Nam hiện nay.

Giáo Sư Ngô Bảo Châu cũng nhấn mạnh rằng mục tiêu của Viện là để lôi cuốn được các nhà khoa học Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài cũng như các nhà khoa học quốc tế xuất sắc đến Việt Nam, đồng thời tạo điều kiện để các nhà khoa học đang làm việc trong nước có cơ hội tiếp xúc với những gì là mới mẻ nhất trong môi trường nghiên cứu toán học quốc tế. Nhưng trên thực tế, trong thời điểm hiện tại, Việt Nam có cần thiết

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tặng hoa chúc mừng GS Ngô Bảo Châu tại lễ ra mắt. Photo: BP/phapluattp.vn
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tặng hoa chúc mừng GS Ngô Bảo Châu tại lễ ra mắt. Photo: BP/phapluattp.vn (BP/phapluattp.vn)

để đầu tư một số tiền 650 tỉ đồng cho một Viện Toán Cao cấp hay không? Giáo Sư Tương Lai, cựu Viện Trưởng Viện Khoa Học Xã Hội cho biết ý kiến của mình với đài RFA:

“Khi nghe nói chính phủ thành lập Viện này thì tôi có suy nghĩ, băn khoăn. Đương nhiên là chúng ta phải tiến tới, đuổi kịp trình độ toán học quốc tế cho nên việc có một tổ chức nghiên cứu về điều này thì đây là điều đáng suy nghĩ. Chỉ có là cân nhắc xem điều kiện thực tế hiện nay của Việt Nam đã đủ để thành lập điều đó chưa? Đấy là điều tôi đang phân vân.”

Đương nhiên là chúng ta phải tiến tới, đuổi kịp trình độ toán học quốc tế cho nên việc có một tổ chức nghiên cứu về điều này thì đây là điều đáng suy nghĩ. Chỉ có là cân nhắc xem điều kiện thực tế hiện nay của Việt Nam đã đủ để thành lập điều đó chưa?

GS Tương Lai

Và đây là ý kiến của Giáo Sư Phạm Phụ:

“Đây là viện toán cao cấp thì được ưu tiên về kinh phí hơn và chú trọng hơn vào nghiên cứu toán cơ bản. Thực ra theo tôi, nói là ưu tiên kinh phí chứ kinh phí đó so với chi phí chung của xã hội hiện nay không phải là lớn. Nhưng một đất nước như đất nước Việt Nam, trình độ công nghệ thấp. Chiến lược công nghệ đang nằm trong giai đoạn tạm gọi là khai phát của những người khác đã có.

Bây giờ dần dần nâng lên chiến lược mở rộng cái người ta đã có, mà quá chú ý vào toán học cơ bản thì chưa phù hợp lắm với điều kiện trình độ còn lạc hậu như của Việt Nam. Vì vậy theo tôi, với trình độ hiện nay không nên tập trung hết những cái đầu, những người tinh hoa giỏi vào toán học cơ bản. Trong điều kiện như Việt Nam thì có thể là có một bộ phận nhỏ nào đấy nhưng không nên quá tập trung vào khoa học cơ bản.”

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trò chuyện với gia đình giáo sư Ngô Bảo Châu tại căn hộ mới. Căn hộ chính phủ tặng GS Ngô Bảo Châu trị giá hơn 12 tỷ đồng. (Diễn đàn doanh nghiệp)
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trò chuyện với gia đình giáo sư Ngô Bảo Châu tại căn hộ mới. Căn hộ chính phủ tặng GS Ngô Bảo Châu trị giá hơn 12 tỷ đồng. (Diễn đàn doanh nghiệp) (Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

Theo Giáo Sư Phạm Phụ thì chỉ những quốc gia có công nghệ dẫn đầu như Hoa Kỳ, Nhật Bản mới tập trung vào toán học cơ bản. Trong khi đó dư luận cho rằng trong tình hình hiện nay còn quá nhiều nơi mà học sinh phải đu dây đi học, phải bơi qua sông để đến trường hay tình trạng bệnh nhân quá tải ở bệnh viện. Đa số ý kiến của công chúng cho rằng chính phủ nên chú trọng vào xây dựng trường học, bệnh viện hơn là dùng tiền cho một Viện Toán Cao Cấp ngay lúc này.

Có ý kiến cho rằng phải chăng chính phủ muốn lấy lòng trí thức mà không cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định thành lập Viện Toán Cao Cấp. Giáo Sư Phạm Phụ thì cho rằng Việt Nam chỉ nên có một tổ nghiên cứu toán cơ bản và chính phủ phải chú trọng tập trung sâu vào nghiên cứu toán ứng dụng trong tình hình hiện nay của quốc gia. Giáo Sư Phạm Phụ nói:

“Toán ứng dụng thì có ứng dụng vào trong thực tế hiện nay nhiều hơn. Ví dụ như là bài toán về giao thông chẳng hạn, về kinh tế vĩ mô hay là nhiều vấn đề kỹ thuật khác.”

Tiền thuế của dân

Viện Toán Cao Cấp được hình thành thu hút nhiều quan tâm của dư luận. Nhưng có lẽ phát biểu của Phó Thủ Tướng Nguyễn Thiện Nhân trong buổi ra mắt Viện Toán Cao Cấp này làm dấy lên phản đối của dư luận. Phó Thủ Tướng phát biểu rằng chính phủ không yêu cầu Viện nghiên cứu gì với mức kinh phí 650 tỉ đồng của quốc gia dành cho Viện. Việc sử dụng số kinh phí này là do toàn quyền của Giáo Sư Ngô Bảo Châu, hội đồng khoa học…quyết định.

chính phủ làm cách nào để kiểm toán và làm sao để đánh giá số kinh phí này được sử dụng có hiệu quả. Dư luận cho rằng phải chăng chính phủ sử dụng tiền đóng thuế của người dân một cách quá dễ dãi?<br/>

Tập đoàn Tuần Châu hồi tháng 9/2022 đã chính thức trao tặng Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán căn biệt thự trị giá 3 triệu USD tại khu du lịch Tuần Châu, Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Source dothi.net
Tập đoàn Tuần Châu hồi tháng 9/2022 đã chính thức trao tặng Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán căn biệt thự trị giá 3 triệu USD tại khu du lịch Tuần Châu, Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Source dothi.net (Source dothi.net)

Theo nguyên tắc khi chính phủ giao kinh phí cho một đơn vị nào thì phải kèm theo nhiệm vụ cụ thể và trách nhiệm giải trình của đơn vị đó. Ở đây, kinh phí sử dụng như thế nào là do Viện tự quyết định. Vậy câu hỏi đặt ra là chính phủ làm cách nào để kiểm toán và làm sao để đánh giá số kinh phí này được sử dụng có hiệu quả. Dư luận cho rằng phải chăng chính phủ sử dụng tiền đóng thuế của người dân một cách quá dễ dãi? Liên quan đến khía cạnh này, Giáo Sư Tương Lai cho biết ý kiến của ông như sau:

“Tôi nghĩ có lẽ đây là một phát biểu hơi vội vã, thiếu cân nhắc. Tôi cho rằng dụng ý của Phó Thủ Tướng Nguyễn Thiện Nhân khi nói ý này là muốn tỏ rõ không muốn ràng buộc Giáo Sư Ngô Bảo Châu trong những vấn đề mà chỉ có nhà chuyên môn toán học thì mới hiểu được cần phải làm cái gì.Trong suy nghĩ của tôi, tôi cho là thiện chí ông Nguyễn Thiện Nhân muốn nói điều đó.

Nhưng do cách nói vội vàng như vậy, tôi cũng biết là dư luận bắt bẻ tại sao một số tiền lớn như thế giao mà lại không có mục tiêu, không có ấn định như thế. Thực ra mà nói đứng về mặt pháp luật là không ổn. Bởi vì một khi giao một số tiền cho đầu tư một công việc, mà với một số tiền lớn như vậy có khi phải thông qua quốc hội, đâu biết chừng. Và tôi cho rằng, đã là nhà nước khi giao trách nhiệm cho một viện nghiên cứuthì phải có mục tiêu cực kỳ rõ ràng và chuẩn xác, chứ không thể tùy tiện nói muốn làm gì thì làm. ”

Giáo Sư Tương Lai nhấn mạnh lời phát biểu của Phó Thủ Tướng Nguyễn Thiện Nhân cần được hiểu theo ý rất thiện chí của người giao trách nhiệm muốn nói rằng tôn trọng tính nghiêm cẩn và chuyên nghiệp của nhà chuyên môn và không can thiệp sâu vào tính chuyên nghiệp và chuyên môn đó. Tuy nhiên, với tư cách là Viện Trưởng đã từng quản lý Viện Khoa Học Xã Hội, theo ý kiến riêng của Giáo Sư Tương Lai muốn góp ý với Giáo

GS Ngô Bảo Châu và huy chương Fields trong lễ khai mạc Đại hội toán học quốc tế tại Hyderabad
GS Ngô Bảo Châu và huy chương Fields trong lễ khai mạc Đại hội toán học quốc tế tại Hyderabad, ngày 19 Tháng 08 năm 2010. AFP (AFP PHOTO / Noah SEELAM)

Sư Ngô Bảo Châu khi nhận trách nhiệm quản lý ở Viện Tóan Cao Cấp. Giáo Sư Tương Lai nói:

Dư luận bắt bẻ tại sao một số tiền lớn như thế giao mà lại không có mục tiêu, không có ấn định như thế. Thực ra mà nói đứng về mặt pháp luật là không ổn. Bởi vì một khi giao một số tiền cho đầu tư một công việc, mà với một số tiền lớn như vậy có khi phải thông qua quốc hội, đâu biết chừng.

GS Tương Lai

“Tôi có ái ngại cho Giáo Sư Ngô Bảo Châu khi ông nhận lời làm Viện Trưởng của Viện này. Bởi vì làm Viện Trưởng nghĩa là làm một nhà quản lý. Và vì tôi cũng đã từng làm Viện Trưởng Viện Xã Hội Học, cho nên tôi biết làm quản lý trong cơ chế của Việt Nam hiện nay thì làm quản lý thường là chủ yếu xử lý những mối quan hệ rất phức tạp giữa người và người, giữa nhân viên trong Viện, mối quan hệ giữa Viện và cấp trên cấp dưới. Cho nên người viện trưởng sẽ rất khó có thời gian đầu tư sâu vào ngành chuyên môn khoa học đó. Mà sẽ bị phân tán sức lực vào giải quyết mối quan hệ.

Trong hình dung của tôi, một nhà khoa họa đầu tư toàn bộ trí tuệ tâm huyết cho mình cho một ngành khoa học. Tôi cảm thấy Giáo Sư Ngô Bảo Châu đã làm điều đó và vì vậy đã đạt tới được một đỉnh cao khi nhận được giải thưởng Fields với công trình về Bổ Đề Cơ Bản. Và tôi cũng nghĩ nếu như từ trí tuệ ấy, từ năng lực bẩm sinh cũng như là khả năng được đào tạo để có thể đi tới, để có được thành tựu vẻ vang như thế cho đất nước thì đó là một sự đóng góp vô giá.

Nhưng nếu Giáo Sư đi vào làm viện trưởng, quản lý thì tôi e rằng sự nghiệp khoa học của Giáo Sư sẽ có bị ảnh hưởng. Và đấy sẽ là điều hết sức đáng tiếc. Tôi nghĩ nếu như đặt địa vị tôi là Giáo Sư bảo Châu thì tôi sẽ không nhận lời làm quản lý.”

Theo như thông tin từ báo chí, Giáo Sư Ngô Bảo Châu được bổ nhiệm làm Giám đốc khoa học của Viện Toán Cao Cấp với mục tiêu năm 2020 toán học Việt Nam đạt được thứ hạng 40 trên thế giới. Chính phủ mong muốn với quy chế đặc biệt, Viện sẽ trở thành một trung tâm toán học xuất sắc của Việt Nam và khu vực. Viện Tóan Cao Cấp bắt đầu đi vào hoạt động và thời gian sẽ trả lời cho dư luận về hiệu quả hoạt động ra sao cho ngành toán học trong nước nói riêng và hỗ trợ gì cho xã hội Việt Nam nói chung cũng như là những bài học kinh nghiệm từ việc thành lập Viện Toán Học Cao cấp này.

Theo dòng thời sự: