Nhiều báo khác lại có phóng sự cho là thị trường hàng tiêu dùng tại Hà Nội và Saigon vẫn trầm lắng.
Đỗ Hiếu tổng hợp các thông tin liên hệ và gởi đến quý vị thêm chi tiết về hoạt động thương mại trong thời điểm này.
Một đợt “on sale” lớn của các cửa hàng và dịch vụ
Các doanh nghiệp tích cực tham gia tháng khuyến mãi bao gồm những lãnh vực như du lịch, khách sạn, nhà hàng, siêu thị, trung tâm cung cấp dịch vụ, thực phẩm, hàng tiêu dùng, máy móc gia dụng.
Tuần tới sẽ có chừng 20.000 cuốn cẩm nang hướng dẫn việc mua sắm được phân phát miễn phí tại các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng lớn trong địa bàn thành phố.
Tổng giá trị khuyến mãi sơ khởi lên tới 123 tỷ đồng, hịên nay còn có nhiều đơn vị, xí nghiệp, công ty đăng ký tiếp trong những ngày cuối tháng 8 này.
Tuần tới sẽ có chừng 20.000 cuốn cẩm nang hướng dẫn việc mua sắm được phân phát miễn phí tại các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng lớn trong địa bàn thành phố.
Những tài liệu hữu ích đó được soạn thảo để phổ biến thông tin thiết thực, giá cả đặc biệt, điểm bán hàng , giờ giấc sinh họat, mức giảm cụ thể ra sao, để người dân am tường và chịu chi tiền.
Bà Quý, một cư dân Gia Định kể với phóng viên đài chúng tôi về những thông tin liên quan đến đợt khuyến mãi rầm rộ, hiếm có kỳ này:
- Mấy cái siêu thị khuyến mãi đồ tiêu dùng này kia đó mà không biết nói làm sao nữa. Chỉ biết là thấy nó khuyến mãi đồ, giả sử như ai mua máy giặt này kia thì nó thưởng cho một bộ hay hộp gì đó thì cũng trị giá khoảng hai trăm mấy chục ngàn. Thì thấy như vậy, nhiều người - người ta thấy người ta ham rồi người ta nhào vô người ta mua, chớ còn không biết cái sự bên trong nó như thế nào, (tôi) cũng không rành nữa.
Ông An, một chuyên gia tài ngân ở Hà Nội từng nhiều lần ra hải ngoại tham gia hội nghị quốc tế, cũng góp ý về đợt khuyến mãi, tuy nhiên theo ông, chiến dịch thương mại này chưa có tầm cỡ lớn:
<i> <em>Chỉ biết là thấy nó khuyến mãi đồ, giả sử như ai mua máy giặt này kia thì nó thưởng cho một bộ hay hộp gì đó thì cũng trị giá khoảng hai trăm mấy chục ngàn. </em> </i>
- Hiện tại thì cái nền kinh tế của Việt Nam cũng giống như nền kinh tế của Mỹ, nó đang ở trong cái đà đang phục hồi dần.
Cái chính sách mà đưa ra là bán hàng khuyến mại để kích cầu cho mình đấy ạ, ở Việt Nam cũng có, tuy nhiên có thể là báo chí thì có thể viết hơi quá một chút. Nó không nên mang tính cách quá rầm rộ như thế.
Ví dụ như ở Hà Nội thì các thông tin về khuyến mại nó đến tay người tiêu dùng có lẽ là nó cũng rất bình thường thôi, nó không có những đợt hẳn giảm giá cũng như "sale" giống như là ở bên Mỹ, mà nó mang tính chất tức là bình bình, thí dụ như các siêu thị thì họ có những đợt giảm giá nhân dịp ngày lễ, ngày quốc khánh.
Ví dụ như sắp tới đây thì có ngày mùng 2 tháng 9 là Quốc Khánh Việt Nam thì hầu như các siêu thị đưa ra cái chính sách giảm giá. Một số công ty viễn thông, rồi một số công ty mang tính chất dịch vụ công đấy ạ, họ cũng sẽ đưa ra một số hình thức giảm giá, nhưng mà nó không thể rầm rộ được, nó chỉ mang tính chất là cứ bình bình thôi. Ví dụ như ở Mỹ thì người ta có cái mùa giảm giá, rõ ràng như thế, nhưng ở Việt Nam thì lại không có như thế.
Đưa hàng Việt đến với người Việt
Được biết, những hình thức khuyến mãi chủ yếu là giảm giá từ 5% đến 50% giá cả thông thường, ngoài ra còn có tặng quà, bốc thăm trúng thưởng rất đáng đồng tiền.
Theo giới chủ nhân tập đoàn kinh doanh lớn như Maximart, Citimart, Vissan, Big C, thương xá Tax, Saigon Tourist, cùng các tổng công ty thương mại thì chương trình khuyến mãi quy mô này là cầu nối đưa hàng Việt Nam đến gần gũi hơn với người tiêu dùng.
Theo giới chủ nhân tập đoàn kinh doanh lớn như Maximart, Citimart, Vissan, Big C, thương xá Tax, Saigon Tourist, cùng các tổng công ty thương mại thì chương trình khuyến mãi quy mô này là cầu nối đưa hàng Việt Nam đến gần gũi hơn với người tiêu dùng.
Trong một diễn biến khác liên quan đến sinh hoạt kinh tế - tài chánh, tờ Vietnameconomy cho hay tại hai thành phố lớn nhất nước là Hà Nội và Saigon, thị trường tiêu dùng vẫn trầm lắng, rất nhiều dịch vụ đã giảm trong tháng 8, trong đó có lương thực và nước giải khát đủ loại.
Vẫn theo lời bà Quý, một người hiểu biết rành về sinh hoạt trên thị trường, nói với phóng viên Ban Việt Ngữ chúng tôi rằng dân tình vẫn thích mua sắm tấp nập, ồ ạt. Người Saigon nói chung vẫn ăn xài mạnh tay:
- Chúng tôi có gì đâu mà trầm lắng, cũng bình thường thôi. Nói chung thì từ hồi xăng lên giá tới bây giờ thì đồ ngoài chợ có hơi đắt hơn một chút. Thấy sự sinh hoạt cũng bình thường thôi chớ đâu có gì. Thiên hạ cũng đi mua rần rần. Thí dụ ra ngoài siêu thị Nguyễn Kim bán giảm giá thì thiên hạ cũng đua nhau mà đi mua đi sắm vậy chớ đâu có đâu, họ cũng buôn bán rần rần. Sài Gòn bây giờ họ cũng xài sang lắm. Họ mua sắm, họ xài những đồ đắt tiền không à. Thành ra cái chuyện này họ nói có vẻ thiếu sự thật đó.
Cũng qua câu chuyện với đài chúng tôi, ông An từ Hà Nội kể thêm rằng người dân thủ đô tiếp tục sinh hoạt nhộn nhịp, vì duờng như khó khăn kinh tế đang được khắc phục dần :
- Thị trường tiêu thụ của Việt Nam thì đúng là ảnh hưởng của suy thoái cũng ít và ảnh hưởng tích cực, tức là bây giờ đang phục hồi cũng ít, có nghĩa là cái suy thoái của thế giới ảnh hưởng tới Việt Nam không đáng kể. Cái việc mà kinh tế thế giới phục hồi thì ảnh hưởng cũng không đáng kể, có nghĩa là người dân cảm giác như là nó rất là bình thường.
Cái việc mà tác động lớn nhất đến người dân, ví dụ như là về cái giá xăng dầu ấy, cũng thế đấy ạ. Khi mà kinh tế thế giới mà suy giảm thì ở Việt Nam giá xăng dầu nó cũng bình bình như thế, nó chỉ tăng ngay rồi nó giảm đi một chút, và khi mà phục hồi thì bây giờ nó cũng ở trạng thái như thế.
Nên là cái cảm giác của người dân ở Việt Nam họ nghĩ đến cái suy giảm, tức là cái kinh tế thế giới bị suy giảm ấy, thì nó không bị ảnh hưởng nhiều. Ngay cả đến cái thị trường chứng khoán của Việt Nam nó cũng vậy, tức là nó không bị tác động nhiều lắm, thí dụ như là đặc biệt như ở Mỹ thì đấy là cảm giác như nó không có sự tác động đến người dân quá lớn.
Theo các chuyên gia kinh tế hàng đầu của Việt Nam thì trong giai đoạn hiện tại, về mặt kinh tế, nhà nước cần đẩy mạnh , nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, hầu cải thiện môi trường đầu tư trong nước.
Bên cạnh đó, chánh phủ cũng cần xúc tiến các chính sách cải thiện đời sống và an sinh xã hội , giúp cho các tầng lớp dễ bị tổn thương nhất vượt qua được những khó khăn trong lúc này.