ASEAN thành lập Ủy ban đặc trách nhân quyền

Tại hội cấp ngoại trưởng ASEAN, đang tổ chức tại Phuket, Thái Lan, đại diện các quốc gia thành viên hịêp hội Đông Nam Á, tán thành việc xây dựng một cơ chế đầu tiên, hầu theo dỏi vấn đề nhân quyền, trong khối này.

0:00 / 0:00

Ủy ban đặc trách nhân quyền sẽ được chính thức thành lập nhân hội nghị thượng đỉnh ASEAN, nhóm họp vào tháng 10 năm nay.

Một bước tiến lịch sử

Theo giới quan sát chính trị và thời cuộc thì quyết định thành lập một ủy ban đặc trách về nhân quyền trong hiệp hội ASEAN là một bước tiến lịch sử, một hướng đi đúng đắn.

ASEAN luôn bị chỉ trích là bất lực và vô hiệu khi không thể can thiệp vào những vụ vi phạm quyền làm người xảy ra tại Miến Điện, Lào và Việt Nam.

ASEAN luôn bị chỉ trích là bất lực và vô hiệu khi không thể can thiệp vào những vụ vi phạm quyền làm người xảy ra tại Miến Điện, Lào và Việt Nam.
Tuy nhiên, trong hội nghị kỳ này, bộ trưởng ngoại giao các quốc gia ASEAN tỏ ý đồng thuận quyết định thành lập một cơ chế chuyên trách về nhân quyền.
Thủ tướng Thái đồng thời là chủ toạ hội nghị Phuket tuyên bố, cách hay nhất là khởi sự bắt tay ngay vào công việc thành lập ủy ban nhân quyền, thay vì cứ chần chờ mãi, mà không tiến được thêm bước nào.
Theo ông thì nhịêm vụ của ủy ban chuyên trách này là phát huy và bảo vệ quyền làm người.
Được thành lập từ 42 năm qua, ASEAN tôn trọng nguyên tắc không can thiệp vào nội bộ của nhau. Chính vì thế mà ASEAN thường gặp nhiều khó khăn đối với Miến Điện, được kết nạp làm thành viên từ năm 1997, nhưng đến nay chánh quyền quân nhân Rangoon vẫn giam cầm hơn 2000 tù nhân chính trị.

Được thành lập từ 42 năm qua, ASEAN tôn trọng nguyên tắc không can thiệp vào nội bộ của nhau. Chính vì thế mà ASEAN thường gặp nhiều khó khăn đối với Miến Điện, được kết nạp làm thành viên từ năm 1997<br/>

Mặt khác, việc tiếp tục giam giữ lãnh tụ dân chủ Aung San Suu Kyi về tội vi phạm lệnh quản chế, và kết án bà thêm 5 năm tù nữa, cũng là một vấn đề nan giải, trong sự bang giao giữa các nước ASEAN.
Chánh phủ Miến Điện cũng từ chối không chấp thận cho ông tổng thư ký liên hiệp quốc được gặp bà Suu Kyi khi ông đến thăm nước này.
Nguyên tắc không can thiệp vào nội bộ nhau đã lỗi thời
Nhiều nước ASEAN khác cũng căn cứ vào nguyên tắc không can thiệp vào nội bộ nhau mà tiếp tục bỏ ngoài tai những phê phán về thành tích tồi tệ về nhân quyền mà họ theo đuổi.
Bà Debbie Stothard, một nhân vật đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền tại Miến Điện nhấn mạnh, uỷ hội nhân quyền ASEAN cần có thực quyền trong mọi hoạt chứ không thể làm việc chiếu lệ, như đã từng làm ngơ trước bao nhiêu vụ việc đàn áp nhân quyền, xảy ra ở Miến Điện.

Uỷ hội nhân quyền ASEAN cần có thực quyền trong mọi hoạt chứ không thể làm việc chiếu lệ, như đã từng làm ngơ trước bao nhiêu vụ việc đàn áp nhân quyền, xảy ra ở Miến Điện.

Bà Debbie Stothard,

Giáo sư Ukrist Pathmanand, thuộc viện đại học Chulalongkorn tại Bangkok, Thái Lan, cho rằng, ý kiến thành lập uỷ ban thường trực về nhân quyền của ASEAN là một dấu hiệu đúng đắn, một bước tiến lịch sử tại Châu Á. Vấn đề đặt ra là dư luận không nên khen hay chê mà hãy nhìn kỷ vào vai trò và chức năng của cơ chế đó.
Ông Brad Adams, giám đốc Human Rights Watch, đặc trách Châu Á, trụ sở tại London Anh Quốc nhấn mạnh:
" Việc ASEAN ủng hộ sáng kiến thành lập uỷ ban theo dõi nhân quyền là một dấu hiệu tiến bộ đáng kể, trước đây khối này còn không muốn nói tới vấn đề nhân quyền, đặc biệt là các nước như Miến Điện, Lào Campuchia, Việt Nam.

Ý kiến thành lập uỷ ban thường trực về nhân quyền của ASEAN là một dấu hiệu đúng đắn, một bước tiến lịch sử tại Châu Á. Vấn đề đặt ra là dư luận không nên khen hay chê mà hãy nhìn kỷ vào vai trò và chức năng của cơ chế đó.<br/>

Hơn nửa, nếu ủy hội nhân quyền được hình thành thì mỗi nước sẽ cử quan sát viên vào hoạt động chung, thử hỏi, một viên chức do Việt Nam đề cử, có nói lên hết sự thật về những gì xảy ra tại nước mình không?
Theo tôi thì dù có được thành lập cơ chế về nhân quyền ASEAN cũng chưa thật sự làm đầy đủ chức năng như người ta mong muốn."
Kế đó, trong cuộc trao đổi với đài chúng tôi, từ Việt Nam, luật sư Trần Lâm phát biểu:

Vấn đề nhân quyền đang được toàn thế giới nói đến. Các nước phải thường xuyên báo cáo về tình trạng nhân quyền trước diễn đàn liên hiệp quốc. Người ta nói đến nhân quyền thì mình cũng nên làm.<br/>

"Vấn đề nhân quyền đang được toàn thế giới nói đến. Các nước phải thường xuyên báo cáo về tình trạng nhân quyền trước diễn đàn liên hiệp quốc. Người ta nói đến nhân quyền thì mình cũng nên làm.
Tuy nhiên, đối với Việt Nam, nhân quyền còn là chuyện xa vời, vì nước nhà còn theo chế độ toàn trị, rất khó thay đổi.
Nói tôn trọng nhân quyền, thì đó chỉ là cái võ thôi, chứ bên trong thì làm sao mà mong có nhân quyền theo kiểu Âu Mỹ được".
Thời gian gần đây, Hoa Kỳ và liên hiệp Âu Châu thường xuyên lên tiếng chỉ trích những hành động bắt bớ mà Hà Nội thi hành đối với những nhân vật đấu tranh cho dân chủ tại Việt Nam.
Các chánh phủ Lào, Campuchia, Thái Lan và Indonesia cũng bị phê phán là mạnh tay đàn áp phe phái đối lập.