Hướng đi mới cho nông thôn

Vấn đề thể chế tại nông thôn Việt Nam gần đây được đề cập đến nhiều. Và theo ý kiến của giới chuyên gia thì nếu không có những thay đổi trong lĩnh vực đó sẽ cản trở phát triển cho nông nghiệp Việt Nam.

0:00 / 0:00
Đồng lúa miền Nam
Đồng lúa miền Nam. AFP photo (AFP photo)

Gia Minh hỏi chuyện Giáo sư Viện sĩ Đào Thế Tuấn từ Hà Nội, trình bày một số ý kiến về vấn đề vừa nêu.

Xin được nhắc lại giáo sư viện sĩ Đào Thế Tuấn vừa được chính phủ Pháp trao Huân chương hạng nhất về những đóng góp của ông cho lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam.

Thể chế mới dựa theo hinh nghiệm của Pháp?

Gia Minh: Người ta nói rằng thể chế hiện nay có những cản trở không để cho nông thôn phát triển và người nông dân chưa hưởng lợi được từ sản phẩm họ làm ra?

GS Đào Thế Tuấn:

Lẽ tất nhiên những vấn đề đó chưa thể giải quyết một cách đồng bộ ở các nơi được, vì trong thời gian qua Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi đường lối của chủ nghĩa tự do mới; tức là chủ trương để cho thị trường phát triển một cách tự do thì sẽ giải quyết được tất cả mọi vấn đề.

Nhà nước phải rút lui ra khỏi mọi lĩnh vực kinh tế để nhường bước cho thị trường. Nhưng mà thực tế thì lại cho thấy ngược lại vì nếu để chủ nghĩa tự do mới phát triển như vậy thì người nông dân bị bóc lột tàn tệ, do nền thương nghiệp ở VN không công bằng. <br/>

Nhà nước phải rút lui ra khỏi mọi lĩnh vực kinh tế để nhường bước cho thị trường. Nhưng mà thực tế thì lại cho thấy ngược lại vì nếu để chủ nghĩa tự do mới phát triển như vậy thì người nông dân bị bóc lột tàn tệ, do nền thương nghiệp ở VN không công bằng.

Trong lĩnh vực này thì tôi nghĩ chính kinh nghiệm của Pháp đối với VN rất bổ ích, chúng tôi đã có nhiều chương trình đang tiếp tục làm-cho nông dân xây dựng thể chế mới; một ví dụ là ‘chỉ dẫn địa lý’ giúp nâng cao chất lượng nông sản phẩm lên, phát huy bản sắc của địa phương.

Thứ nữa là xây dựng hợp tác xả theo kinh nghiệm của Pháp là cho nông dân trực tiếp tham gia thị trường, được mặc cả trên thị trường…Sắp tới là chúng tôi hợp tác với Pháp đưa du lịch vào nông thôn…

Đó là những công việc mà chúng tôi tiếp tục làm để giúp nông dân thoát khỏi tình trạng bế tắc hiện nay, nhất là trong tình hình khủng hoảng kinh tế hiện nay. Chúng tôi coi cuộc khủng hoảng hiện nay là thời cơ để phát huy lợi thế cạnh tranh về nông nghiệp của VN.

Trong lĩnh vực này thì tôi nghĩ chính kinh nghiệm của Pháp đối với VN rất bổ ích, chúng tôi đã có nhiều chương trình đang tiếp tục làm-cho nông dân xây dựng thể chế mới; một ví dụ là 'chỉ dẫn địa lý' giúp nâng cao chất lượng nông sản phẩm lên, phát huy bản sắc của địa phương. <br/>

Giúp nông dân nâng cao chất lượng nông sản

Gia Minh: Qua cuộc khủng hoảng thì VN mới đặt lại vấn đề tam nông; nhưng đất nông nghiệp của VN quá manh mún không thể sản xuất ra những loại sản phẩm đồng đều. Vậy vấn đề đất đai thì giáo sư nghĩ sao?

GS Đào Thế Tuấn: vấn đề này là vấn đề lớn vì hiện đang có cuộc tranh luận rất lớn. Có ý kiến cho rằng làm sao phải tăng qui mô nông trại lên; nhưng mà tình hình ở VN rất khó khăn là lao động ở nông thôn thừa rất nhiều.

Con đường mà chúng tôi muốn giải quyết làm thế nào giải quyết bằng những thể chế đầu ra: tức là vẫn sản xuất trên những thửa ruộng trung nhưng nhờ thể chế hợp tác xã để giúp nông dân nâng cao chất lượng nông sản và tiến vào thị trường một cách hiệu quả hơn.

Trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế thì tất cả những lao động bị thu hút vào công nhiệp, dịch vụ nay quay lại nông thôn hết.Trong điều kiện thế này mà để những người chiếm hữu ruộng đất lớn thì nhiều người sẽ không có ruộng đất để làm.

Con đường mà chúng tôi muốn giải quyết làm thế nào giải quyết bằng những thể chế đầu ra: tức là vẫn sản xuất trên những thửa ruộng trung nhưng nhờ thể chế hợp tác xã để giúp nông dân nâng cao chất lượng nông sản và tiến vào thị trường một cách hiệu quả hơn.

Hiện ở VN đang có việc đầu cơ ruộng đất rất mạnh; giá trị ruộng đất bắt đầu tăng lên nên người ta đầu cơ nhiều; nếu mà áp dụng những thể chế thuận lợi cho đầu cơ ruộng đất thì sẽ gây những khó khăn rất lớn cho nông nghiệp.