Chánh Án Toà Đà Nẵng học luật ở đâu?

Phiên xử của Toà Án Nhân Dân thành phố Đà Nẵng ngày 20 tháng Bảy, do chánh án Nguyễn Văn Quận thụ lý, với bị cáo Trần Văn Thanh được đưa tới pháp đình trong tình trạng hôn mê, đã bị một luật sư trong nước mô tả là không những trái luật hình sự mà còn vi phạm nhân quyền nghiêm trọng.

Hành động vô cùng tàn bạo và man rợ

Trong bài phỏng vấn do Thanh Trúc thực hiện, luật sư Cù Huy Hà Vũ giải thích lý do vì sao ông viết bài “ Chánh Án Toà Đà Nẵng Lập Kỷ Lục Vi Phạm Nhân Quyền.” Đầu tiên ông sơ lược nguyên do thiếu tướng công an Trần Văn Thanh bị truy tố ra toà:

Luật sư Cù Huy Hà Vũ: Thiếu tướng công an Trần Văn Thanh, nguyên chánh thanh tra của Bộ công an, nguyên giám đốc công an thành phố Đà Nẵng và các đồng phạm đã bị Viện kiểm sát qui tội lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, tập thể và cá nhân theo Khoản 1, Điều 258, Bộ luật hình sự.

Dù ông Thanh có bị kết tội theo cáo trạng chăng nữa thì hành vi đưa một người ra tòa trong tình trạng bị hôn mê đang truyền dịch, thở bằng oxy, không còn khả năng nhận thức là vô cùng tàn bạo, vô cùng man rợ

Luật sư Cù Huy Hà Vũ

Theo cáo trạng của Viện kiểm sát, ông Trần Văn Thanh có hành vi xúi giục, kích động một số người khác làm đơn tố cáo lãnh đạo thành phố Đà Nẵng, bí thư thành ủy thành phố Nguyễn Bá Thanh liên quan đến vụ tham nhũng.

RFA: Thưa luật sư ngày 20 tháng Bảy toà án hình sự Đà Nẵng mang vụ án ông Trần Văn thanh ra xét xử và bị cáo Trần Văn Thanh được đưa đến tòa trong tình trạng hôn mê. Sau đó ông viết bài tựa đề Chánh Án Toà Đà Nẵng Lập Kỷ Lục Vi Phạm Nhân Quyền, tại sao?

Luật sư Cù Huy Hà Vũ: Dù ông Thanh có bị kết tội theo cáo trạng chăng nữa thì hành vi đưa một người ra tòa trong tình trạng bị hôn mê đang truyền dịch, thở bằng oxy, không còn khả năng nhận thức là vô cùng tàn bạo, vô cùng man rợ và vì thế tôi viết bài có tên đầy đủ là “Đưa tướng công an Trần Văn Thanh hôn mê ra xét xử, Chánh án tòa Đà nẵng lập kỷ lục vi phạm nhân quyền”.

Khơme đỏ Ieng Sary bị buộc tội diệt chủng hàng triệu người hoặc Tổng thống Nam Tư Milosevic cũng bị tòa án quốc tế cáo buộc tội ác chiến tranh, những người như thế vẫn nhận được sự công bằng khi đối diện với pháp luật tức là khi họ đủ sức khỏe để tham gia phiên tòa, để hiểu được những lời kết tội và tự bào chữa.

Luật sư Cù Huy Hà Vũ

Phiên tòa chưa từng có trong lịch sử thế giới?

Trong lịch sử xét xử của các nước không có trường hợp nào đưa một bị cáo ra tòa trong tình trạng bất tỉnh, tình trạng hôn mê hay nói cách khác là không biết người ta đang làm gì mình, đang xét xử mình. Tôi lấy ví dụ Tướng Pinochet, nhà cựu độc tài của Chile, bị tòa đưa ra xét xử về tội vi phạm dân quyền bởi dưới thời cai trị của ông đã có hàng nghìn người chết, Khơme đỏ Ieng Sary bị buộc tội diệt chủng hàng triệu người hoặc Tổng thống Nam Tư Milosevic cũng bị tòa án quốc tế cáo buộc tội ác chiến tranh, những người như thế vẫn nhận được sự công bằng khi đối diện với pháp luật tức là khi họ đủ sức khỏe để tham gia phiên tòa, để hiểu được những lời kết tội và tự bào chữa. Đó là vấn đề công bằng của pháp luật.

RFA: Thưa luật sư, theo lẽ và đứng về mặt pháp lý, (thì) khi bị đơn đau ốm , hôn mê, nghĩa là trong tình trạng không tỉnh táo để mà đối chất, lúc đó Toà phải làm gì?

Luật sư Cù Huy Hà Vũ: Về nguyên tắc, khi một bị cáo ở trong tình trạng mất nhận thức hoặc không mất nhận thức mà khi tham gia phiên tòa kéo dài vài tiếng bị cáo có thể bị ngất, thậm chí tử vong ngay tại tòa thì trở thành vấn đề phản pháp luật cho nên thường người ta phải đợi bị cáo gần như hoàn toàn (khỏe mạnh) để bảo đảm bị cáo ra tòa được thì mới đưa ra. Còn tình trạng sức khỏe bị cáo yếu thì người ta không đưa ra tòa bởi việc đó không bảo đảm quyền lợi hợp pháp của bị cáo.

Chánh án tòa án Nguyễn Văn Quận đã không hề trưng cầu giám định y khoa, thì rõ ràng chánh án Đà Nẵng đã cố tình bỏ ra quy định bắt buộc phải có. Tôi nói rõ thêm là pháp luật quy định rằng nếu bị cáo vắng mặt có lý do chính đáng thì chánh án phải ra quyết định hoãn phiên tòa.

Luật sư Cù Huy Hà Vũ

Nếu như chánh án tòa Đà nẵng cho rằng ông thiếu tướng Trần Văn Thanh đóng kịch, giả vờ thì ông chánh án đó phải lập tức ra quyết định trưng cầu giám định pháp y. Nếu hội đồng giám định pháp y kết luận ông Thanh đủ khả năng (về sức khỏe) thì đó sẽ là căn cứ để chánh án quyết định đưa ông Thanh ra tòa xét xử.

Hình ông Trần Văn Thanh được đưa đến tòa trên băng ca được đăng tải trên trang web của vnexpress
Hình ông Trần Văn Thanh được đưa đến tòa trên băng ca được đăng tải trên trang web của vnexpress (Screenshoot VN express)

Nhưng trong ngày, chánh án tòa án Nguyễn Văn Quận đã không hề trưng cầu giám định y khoa, thì rõ ràng chánh án Đà Nẵng đã cố tình bỏ ra quy định bắt buộc phải có. Tôi nói rõ thêm là pháp luật quy định rằng nếu bị cáo vắng mặt có lý do chính đáng thì chánh án phải ra quyết định hoãn phiên tòa.

Vậy lý do chính đáng là gì? đó chính là kết luận của bệnh viện. Khi có kết luận sức khỏe ông Thanh không hoàn toàn, (vì ông) bị tai biến mạch máu não thì lẽ ra chánh án tòa án Đà nẵng phải ngay lập tức ra quyết định hoãn phiên tòa, thế nhưng, chánh án tòa án tuy không có thẩm quyền mà vẫn bắt ông Thanh di chuyển từ Hà Nội vào Đà Nẵng trong tình trạng hôn mê như chúng ta đã chứng kiến.

Tôi nói rõ hơn tội làm nhục người khác là gì? Bởi vì một người không có năng lực để nhận thức việc mình bị xét xử mà đưa ra tòa thì không khác gì trong thời trung cổ, người ta gọi là bêu xác ngoài chợ cho biết, nó tạo ra hình ảnh rất là dã man, rất là tàn bạo.

Luật sư Cù Huy Hà Vũ

Truy tố chánh án này ra tòa để làm gương

Luật tố tụng hình sự không quy định chánh án có quyền đó.

RFA: Trong bài viết của luật sư thì ông cũng có đề nghị cách chức và truy tố chanh án Nguyễn Văn Quận của Toà Án Nhân Dân Đà Nẵng về “tội làm nhục người khác” và “tội ép buộc nhân viên tư pháp làm trái pháp luật” . Ông không sợ không e ngại gì sao mà lại có đề nghị táo bạo như thế?

Luật sư Cù Huy Hà Vũ: Tôi là một chuyên gia về pháp luật. Tôi thấy cái gì làm trái luật thì tôi tố cáo.

Tôi nói rõ hơn tội làm nhục người khác là gì? Bởi vì một người không có năng lực để nhận thức việc mình bị xét xử mà đưa ra tòa thì không khác gì trong thời trung cổ, người ta gọi là bêu xác ngoài chợ cho biết, nó tạo ra hình ảnh rất là dã man, rất là tàn bạo. Coi như để cho bàn dân thiên hạ thấy người dám chống đối, dám tố cáo sai trái thì kết cục là như thế và tôi cho rằng đây cũng mang hàm ý đe dọa người dân, đe dọa những người chống tham nhũng.

Có thể trong trường hợp này những người tố cáo là sai nhưng cũng không loại trừ việc đó là trả thù để đừng bao giờ tố cáo tham nhũng nữa bởi tố cáo tham nhũng thì sẽ bị đưa ra xét xử mà thậm chí chưa xét xử cũng bị đưa ra bêu riếu trước bàn dân thiên hạ.

Luật sư Cù Huy Hà Vũ

Có thể trong trường hợp này những người tố cáo là sai nhưng cũng không loại trừ việc đó là trả thù để đừng bao giờ tố cáo tham nhũng nữa bởi tố cáo tham nhũng thì sẽ bị đưa ra xét xử mà thậm chí chưa xét xử cũng bị đưa ra bêu riếu trước bàn dân thiên hạ.

Cho nên tôi mới kết luận việc đưa ra tòa một người không còn khả năng nhận thức, rơi vào hôn mê chỉ có thể là hạ nhục, bêu riếu, (như trường hợp) ông Trần Văn Thanh.

Ông chánh án đã phạm tội làm nhục người khác theo quy định tại điều 121, bộ luật hình sự đồng thời phạm luôn tội ép buộc nhân viên tư pháp làm trái pháp luật bởi vì chánh án cũng không thể tự mình đưa ông Trần Văn Thanh hôn mê đến tòa được mà rõ ràng phải ra lệnh cho các nhân viên tư pháp.

Ông chánh án đã phạm tội làm nhục người khác theo quy định tại điều 121, bộ luật hình sự đồng thời phạm luôn tội ép buộc nhân viên tư pháp làm trái pháp luật bởi vì chánh án cũng không thể tự mình đưa ông Trần Văn Thanh hôn mê đến tòa được mà rõ ràng phải ra lệnh cho các nhân viên tư pháp.

Luật sư Cù Huy Hà Vũ

Cho nên hành vi của chánh án tòa án nhân dân Đà Nẵng là vô cùng, vô cùng nghiêm trọng.

Các cấp thẩm quyền cụ thể là bộ trưởng bộ công an, chánh án tòa án nhân dân tối cao, viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao chỉ đạo các cơ quan dưới quyền tiến hành điều tra, khởi tố và truy tố ông chánh án này ra tòa để làm gương cho mọi người rằng đừng có lợi dụng cương vị chánh tòa, cương vị là thẩm phán, tức là người định đoạt sống chết của người khác, lại có thể đạp lên luật pháp.

Đấy là điều thứ nhất tôi muốn nhắm tới. Điều thứ hai là tôi muốn qua đây tố cáo sự man rợ có thể nói là (đang còn) tồn tại trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

Trường hợp ông Nguyễn Văn Quận là một ví dụ điển hình thôi chứ trong thực tế tôi biết các cơ quan và cá nhân tiến hành tố tụng có những hành xử không những không nhân đạo mà thậm chí vi phạm pháp luật, tức là dùng nhục hình hoặc truy bức, lăng mạ người khác. Đấy là chuyện tương đối nhiều ở Việt Nam.

RFA: Xin cảm ơn luật sư Cù Huy Hà Vũ đã dành thời giờ để lý giải bài viết của ông.