Mỹ - Trung khẩu chiến
Điều thực sự nghi ngờ là, liệu có những vấn đề gai góc trong mối quan hệ rộng hơn giữa hai quốc gia, hay là điềm gở trong tương lai.
Những lời nói được tuôn ra như loạt súng bắn được thể hiện hôm thứ bảy tại Đối thoại Shangri-La, hội nghị các Bộ trưởng quốc phòng của 28 quốc gia Châu Á – Thái Bình Dương tham dự, ngoài những nước khác là ông Robert M. Gates, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ và tướng Mã Hiểu Thiên, Phó Tham mưu trưởng của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.
Tướng Mã đã cho vào bài phát biểu của mình những nhát đâm ngụy trang công khai nhắm vào Hoa Kỳ. Ông nói: "Tâm lý chiến tranh lạnh vẫn còn tồn tại" vào các quốc gia vô danh, với "mối đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế và can thiệp vào công việc nội bộ các nước khác" – ngôn ngữ ám chỉ việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan, mà Trung Quốc xem là lãnh thổ của mình.
Trong bài phát biểu, ông Gates thậm chí còn thẳng thừng hơn. Ông nói, quan hệ quân sự giữa quốc gia là “trì hoãn” trong vấn đề Đài Loan, mặc dù việc bán vũ khí cho Đài Loan “đã xảy ra trong thực tế nhiều thập kỷ qua”. Trung Quốc không thể thay đổi thực tế đó, ông nói – và trong mọi trường hợp, Washington không không hỗ trợ Đài Loan độc lập, tách khỏi đại lục.
Nhiều viên chức chính phủ Hoa Kỳ tin rằng tình hình hiện nay là một trong những điều quân đội có đồ chơi trong tay và tự đề cao về vấn đề này.
Ông Michael Swaine
Việc đấu khẩu đó diễn ra sau khi Trung Quốc chính thức từ chối đề nghị của ông Gates đến Bắc Kinh cuối tuần qua trong chuyến thăm hiện tại của ông ở châu Á. Và cũng theo sau bài thuyết trình của một đô đốc Trung Quốc, bất ngờ đay nghiến về quyền bá chủ của "Mỹ", trong một phiên họp riêng cuối tháng qua về Đối thoại Kinh tế và Chiến lược tại Bắc Kinh, đã làm cho các nhà ngoại giao Mỹ tức giận, là dấu hiệu cho thấy hai thái độ khác nhau giữa các nhà lãnh đạo dân sự và quân sự Trung Quốc.
Nếu tách riêng ra, các sự kiện có ý nghĩa rất ít. Các chuyên gia nói về quan hệ quân sự Trung – Mỹ thường xuyên sử dụng những từ như “chim hải âu lớn” và “cối đá xay” để mô tả tác động về sự hợp tác giữa Washington và Bắc Kinh. Đôi khi, sự ngờ vực và thù địch xác định các cuộc họp giữa các lãnh đạo quân sự.
Nhưng có một điều: sự quyết đoán ngày càng gia tăng trong các vấn đề kinh tế và ngoại giao toàn cầu của lãnh đạo Trung Quốc. Những người ủng hộ một Trung Quốc cứng rắn và theo chủ nghĩa dân tộc nhiều hơn đã đạt được ảnh hưởng trong 6-12 tháng qua, và ảnh hưởng của họ đang được cảm nhận nhiều hơn trong các chính sách cả ở trong lẫn ngoài nước.
Đối với một số nhà phân tích phương Tây, cho rằng phương pháp tiếp cận cơ bản của chính phủ Obama đối với Trung Quốc – làm cho Trung Quốc trở thành một đối tác có trách nhiệm trong các vấn đề toàn cầu bằng cách cho Bắc Kinh có vị trí lớn hơn trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế – cần phải xem lại.
Ông David Shambaugh, một chuyên gia hàng đầu về Đảng Cộng sản và quân đội Trung Quốc tại Đại học George Washington, nói: “Hiện có thay đổi lớn thực sự và thái độ cứng rắn trong suy nghĩ của chính phủ Trung Quốc về mối quan hệ với Hoa Kỳ trong vòng sáu hoặc tám tháng qua. Trong bối cảnh này, Washington cần phải tiến hành đánh giá toàn bộ chính sách và chiến lược Trung Quốc của mình, từ trên xuống dưới”.
Bà Stephanie Kleine-Ahlbrandt, chuyên gia phân tích Bắc Kinh, thuộc International Crisis Group cho biết, hy vọng của chính phủ Obama sẽ hợp tác với Bắc Kinh "đã lạc quan hơn so với kịch bản hiện tại" (*).
"Trung Quốc và Mỹ tiếp tục có các giá trị, mục tiêu và khả năng cơ bản khác nhau". Bà nói, dẫn giải rằng Trung Quốc bị thúc giục, miễn cưỡng đi tìm sự thật trong vụ đánh chìm tàu Nam Hàn, một cuộc tấn công mà điều tra quốc tế xác định đó là việc làm của Bắc Hàn.
Chính sách của Trung Quốc
Dấu hiệu về chính sách cứng rắn của Trung Quốc có thể dễ dàng tìm thấy. Gần đây, Bắc Kinh đã thông qua một lập trường mới, cứng rắn hơn trong các tuyên bố về các quần đảo tranh chấp ở Biển Đông, nói với Philippines, Indonesia, Việt Nam và các nước tranh chấp khác rằng, các hòn đảo là "lợi ích cốt lõi", vượt ra khỏi giải quyết về các đàm phán trong khu vực.
Đòi hỏi của Trung Quốc là quốc gia mặc cả với quốc gia, để Bắc Kinh có được thuận lợi hơn trong quyết định đối với các nước láng giềng nhỏ hơn.
Hoa Kỳ không thành công nhiều trong việc thuyết phục Trung Quốc trở thành đối tác ở Liên Hiệp Quốc, không chỉ chống lại Bắc Triều Tiên mà còn chống lại chương trình hạt nhân của Iran. Các doanh nghiệp Mỹ và châu Âu đang ngày càng bối rối hơn về điều mà họ xem như sự hạn chế không công bằng về khả năng của họ, để cạnh tranh với các công ty nội địa trong thị trường rộng lớn và ngày càng phát triển của Trung Quốc, mặc dù (có được) sự cam đoan của Trung Quốc.
Tuy nhiên, cũng không rõ về sự thù địch của quân đội Trung Quốc phản ánh chiến lược ngoại giao của Trung Quốc, ngoại trừ ra lệnh cho nó. Thật vậy, một phần của vấn đề là không ai bên ngoài Bắc Kinh chắc chắn rằng làm thế nào để các nhà lãnh đạo Trung Quốc thảo ra chính sách ngoại giao của họ đối với Hoa Kỳ – một quốc gia, bằng sự đo lường của Bắc Kinh, thì xa và ở trên đối tác quan trọng nhất của họ.
Ông Gates là một chính khách lớn và luôn thẳng thắn. Có thể ngôn ngữ của ông cũng quá thẳng thắn nên về mặt ngoại giao, các lãnh đạo Trung Quốc có thể thấy hơi khó để đón nhận.
Ông Shi Yinhong
Ông Michael Swaine, một học giả Trung Quốc thuộc Quỹ Carnegie cho Hòa bình Quốc tế, nói: “Nếu không muốn nói là tất cả, nhiều viên chức chính phủ Hoa Kỳ tin rằng tình hình hiện nay là một trong những điều quân đội có đồ chơi trong tay và tự đề cao về vấn đề này. Đảng Cộng sản và bộ máy ngoại giao thật sự không hài lòng về nó, nhưng phải đi cùng với nó”.
Không ai biết được đâu là sự thật. Chính sách đối với Hoa Kỳ – đặc biệt là chính sách quân sự – được bịa ra trong một hộp đen ở các cấp cao nhất của chính phủ, ông Swaine và những người khác nói.
Ông Gates có thể đã cho các quan chức quân sự Trung Quốc một cái tát cần thiết vào mặt với những nhận xét của ông ở Singapore. Hoặc có thể ông đã đi quá giới hạn của mình.
Ông Shi Yinhong, chuyên gia về quan hệ Trung – Mỹ tại Đại học Renmin ở Bắc Kinh, nói: “Ông Gates là một chính khách lớn và luôn thẳng thắn. Có thể ngôn ngữ của ông cũng quá thẳng thắn nên về mặt ngoại giao, các lãnh đạo Trung Quốc, đặc biệt là các tướng Trung Quốc, có thể thấy hơi khó để đón nhận”.
Jonathan Ansfield viết bài với nghiên cứu do Li Bibo đóng góp.
--------
(*) Ý của bà Stephanie: Chính phủ Obama hy vọng hợp tác với Trung Quốc, tạo nhiều cơ hội hơn cho Trung Quốc trên trường quốc tế, để TQ giúp Hoa Kỳ giải quyết các vấn đề thế giới, nhưng có lẽ Hoa Kỳ đã quá lạc quan so với những gì đang diễn ra trên thực tế.