Nhiều gia đình nông dân tại xã Tây Tựu, Từ Liêm, Hà Nội, nơi xưa nay nổi tiếng với nghề trồng hoa, đang lo đứng lo ngồi trước nguy cơ lâm vào cảnh nợ nần, thua lỗ trắng tay. Trận lụt cuối năm 2008 đã phá hoại hết hoa trồng. Cho nên khi nước rút, họ tranh thủ gieo trồng nhiều loại rau trên các thửa đất vốn trồng hoa, với hy vọng “lấy ngắn nuôi dài”.
Bây giờ 1 củ su hào chỉ 200 đồng, một ngàn đồng được 5 củ to tướng. So với đợt Tết đã rẻ rồi, Tết chúng em đã phải bán với giá 2 ngàn/củ, giờ chỉ có 2 trăm/củ thôi, trượt giá gấp 10 lần
.
Bà Thắng, một nông dân
Rau rẻ chưa từng thấy
Bà Thắng, một nông dân ở thôn trung Tây Tựu, Từ Liêm, cho biết tình hình:
"Năm nay dân được mùa rau nhưng bán không ai mua. Gia đình nhà em có độ 7 sào, rau cải, su hào, cải bắp, mùi, thì là…v.v..đủ thứ. Được mùa nhưng vì nhiều rau quá, các nơi đều làm đồng loạt đâm ra không bán được, không ai mua.
Bây giờ 1 củ su hào chỉ 200 đồng, một ngàn đồng được 5 củ to tướng. So với đợt Tết đã rẻ rồi, Tết chúng em đã phải bán với giá 2 ngàn/củ, giờ chỉ có 2 trăm/củ thôi, trượt giá gấp 10 lần.
Bây giờ chặt vứt đi đâu? Cứ để đấy bán dần được hào nào thì được chứ giờ đâu có tiền để mà làm. Dân không có tiền để tiêu, không có tiền để bứt ra trồng cái khác. Chưa có hào nào để bứt ra bác ạ. Chả có cách nào. Đấy các bác có nghĩ ra cách nào thì giúp bà con nông dân cách đó. Bây giờ chúng tôi chả nghĩ ra được cách gì, vẫn cứ để không đấy.”
Một nông dân khác tiếp lời:
“
Nói chung trong vùng tôi rau rất rẻ. Năm nay nhiều rau, thừa rau. Hà Nội rau bây giờ làm phân vì rau như rau sà lách chẳng hạn, gia súc cũng đâu có ăn được đâu. Không bán được làm phân. Tiêu thụ không được vì thừa, cung quá cầu
.”
Một nông dân
"Nói chung trong vùng tôi rau rất rẻ. Năm nay nhiều rau, thừa rau. Hà Nội rau bây giờ làm phân vì rau như rau sà lách chẳng hạn, gia súc cũng đâu có ăn được đâu. Không bán được làm phân. Tiêu thụ không được vì thừa, cung quá cầu."
Một người tiêu thụ ở nội thành Hà Nội nhận xét:
“Rau đúng là so với mọi năm giá rất rẻ. Ví dụ su hào bây giờ chỉ 500 đồng/củ thôi.”
Thi nhau trồng rau
Cách đây không lâu, giới tiêu dùng ca cẩm rau quả đắt đỏ, do lạm phát vật giá tiêu dùng tăng cao, thêm vào đó là trận lụt nặng nề tại Hà Nội hồi cuối năm qua khiến các nguồn thực phẩm thiên nhiên đội giá tăng vọt. Giờ đây, rau quả lại đột nhiên dồi dào và rớt giá bất ngờ, ảnh hưởng tâm lý tiêu dùng nghi ngại về khả năng rau được phun thuốc kích thích nên được mùa.
Người tiêu thụ ở Hà Nội:
<i>"Bây giờ nhiều gia đình làm vườn rau sạch riêng, trồng ngay trong mái trần là có thể dùng được. Người ta sợ rau bên ngoài không sạch. Cho nên cũng có thể vì thế</i>."<br/>
"Bây giờ nhiều gia đình làm vườn rau sạch riêng, trồng ngay trong mái trần là có thể dùng được. Người ta sợ rau bên ngoài không sạch. Cho nên cũng có thể vì thế."
Tuy nhiên, giới sản xuất khẳng định rằng:
"Không đánh thuốc một tí nào, bán rau làm gì có đủ tiền mà đánh thuốc?"
Chủ tịch Hội Nông dân xã Tây Tựu, ông Đặng Thế Tân, xác định nguyên nhân của tình trạng rau rộ trúng mùa mà tiêu thụ không được là do quy luật cung vựơt cầu:
"Rau đựơc mùa. Do trận lũ tháng 10 vừa rồi, hoa màu ngập hết, hỏng hết. Khi nước cạn, nông dân tranh thủ đổ xô ném các loại rau cải vào trồng. Đến lúc thu hoạch đổ xô nhau bán cho nên rau rất rẻ. Không phải phun thuốc kích thích đâu. Không phải phun thuốc kích thích đâu. Ai lại đi phun thuốc, được mùa, dân trồng đại trà như thế ai đi phun thuốc chi cho tốn tiền thuốc."
Nhà nông đang đứng trước nguy cơ nợ nần, lỗ lã trong khi nông phẩm của họ lại phải bỏ phí. Hội Nông dân xã có phương thức gì hỗ trợ, giúp giải quyết trường hợp khó khăn hiện tại của bà con?
Người nông dân tên Thắng ca thán:
"Chả làm gì có nguồn nào hỗ trợ đâu. Chả thấy cái gì cả. Hội khuyến nông, Hội Nông dân họ cho vay ít tiền thì không đáng kể. Địa phương thì cũng bình bình chả ý kiến gì. Có biết đâu mà đi hỏi. Khó khăn thì phải chịu thôi."
Hỏi thăm trực tiếp ông Đặng Thế Tân, Chủ tịch Hội, chúng tôi nhận được câu trả lời:
“Tình trạng mưa lũ thì biết làm sao được. Nông dân coi như tự ý định của người ta là chính thôi, còn hướng dẫn chỉ một mặt nào đó thôi, như về khoa học kỹ thuật, bảo quản, phun thuốc bảo vệ thực vật để làm rau sạch, hoặc giúp đỡ vay vốn. Thế thôi, chứ còn hướng dẫn cụ thể để người ta làm thì làm sao mà hướng dẫn được
Ông Chủ tịch Đặng Thế Tân
“Tình trạng mưa lũ thì biết làm sao được. Nông dân coi như tự ý định của người ta là chính thôi, còn hướng dẫn chỉ một mặt nào đó thôi, như về khoa học kỹ thuật, bảo quản, phun thuốc bảo vệ thực vật để làm rau sạch, hoặc giúp đỡ vay vốn. Thế thôi, chứ còn hướng dẫn cụ thể để người ta làm thì làm sao mà hướng dẫn được. Khó lắm. Trở ngại chính vì thực tế bây giờ không chỉ xã chúng tôi trồng hoa mà nhiều xã khác cũng đua nhau trồng rất nhiều. Cho nên cái này coi như vì kinh tế thị trường, cứ thấy gì bán được là đổ xô vào làm, làm xong có khi bán rẻ, có khi thua lỗ. Trồng mía thành củi đun, trồng cà phê cuối cùng phải nhổ gốc. Đấy chuyện đấy là quy luật của kinh tế thôi.”
Không có giải pháp cho tình tình trớ trêu như hiện nay khi rau phải bỏ phế làm phân bón, còn nông dân thì khóc ròng vì…được mùa. Thế nhưng Hội Nông dân có đề ra phương án tư vấn, hướng dẫn để tránh tình trạng này sẽ tái diễn trong tương lai?
Ông Chủ tịch Đặng Thế Tân phát biểu:
“Hội nông dân chỉ có biện pháp là phổ biến cho bà con là cái gì đại trà thì không nên làm, nhưng nói chung người nông dân cứ đến vụ nào họ làm vụ ấy thôi. Hội chỉ đệ đạt vấn đề như ngập lụt, thiếu vốn sản xuất, đề nghị ngân hàng có chính sách xã hội tạo điều kiện cho người nông dân phát triển sản xuất thôi. Chứ còn định hướng cụ thể cách làm ăn của xã viên thì khó lắm. Chỉ biết làm sao người nông dân có suy nghĩ để phát triển cây gì, con gì, giống gì cho phù hợp với nhu cầu kinh tế thị trường. Thế thôi.”
Làm thế nào để nỗi lo mất mùa và cả nỗi lo được mùa như thế này không còn là gánh nặng trên vai người nông dân vẫn là một câu hỏi lớn rất cần sự quan tâm đúng mức.