Campuchia - Việt Nam đấu thầu in bản đồ biên giới

Các tài liệu đấu thầu ký bởi ông Nguyễn Hồng Thao, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Biên giới Quốc gia - Bộ Ngoại giao Việt Nam và Bộ trưởng cao cấp của Chính phủ hoàng gia Campuchia Var Kim Hong để cho Công ty nước ngoài làm lại bản đồ biên giới đất liền.

0:00 / 0:00

Việc này đã làm cho đảng đối lập và nhiều tổ chức phi chính phủ của Campuchia bày tỏ sự lo lắng vì sẽ là cơ hội để Việt Nam xâm lấn vào lãnh thổ hợp pháp.

Công ty nước ngoài đấu thầu

Ủy ban biên giới của Chính phủ Campuchia-Việt Nam vừa ra thông báo rằng họ đang đặt cho Công ty nước ngoài đấu thầu để in ấn bản đồ biên giới phần đất liền giữa hai quốc gia, tuy nhiên việc đấu thầu này bị các đảng phái chính trị, tổ chức phi chính phủ và Ủy ban biên giới Campuchia tại Cộng hòa Pháp cho rằng là chiến lược mới để Việt Nam xâm lấn vào lãnh thổ Campuchia hợp pháp.

Theo thông báo của Ủy ban biên giới, đã có 5 Công ty nước ngoài đến tham gia đấu thầu, bao gồm Công ty Blom Geomatics AS của Đan Mạch; IGN-Fi của Pháp; Kokusai Kogyo Corporation của Nhật Bản; Pasco-FINNMAP của Nhật Bản và Phần Lan và Công ty Samboo Engineering của Hàn Quốc.

Chủ tịch Ủy ban biên giới của Chính phủ hoàng gia Campuchia ông Var Kim Hong nói với Đài Á Châu Tự Do rằng, để đảm bảo khách quan, khoa học, chính xác, hai bên đã quyết định chọn đấu thầu quốc tế để làm bản đồ biên giới, và việc này bắt đầu từ đầu tháng 12 và sẽ kết thúc vào năm 2012.

Lãnh thổ sẽ bị xâm lấn?

Việc đấu thầu để làm bản đồ biên giới này được Ủy ban biên giới của Chính phủ Campuchia cho biết sẽ sử dụng kinh phí từ 1-4,5 triệu USD. Quan chức cấp cao của Ủy ban biên giới hai quốc gia sẽ kết hợp với đối tác thứ 3 trong việc kiểm tra, theo dõi để thực hiện công việc làm bản đồ một cách chính xác và khách quan. Ông Var Kim Hong đưa ra nguyên nhân phải đấu thầu làm lại bản đồ:

“Nếu như chính phủ hoàng gia làm cho mất đất thì cần gì Chính phủ phải làm bản đồ cho hết tiền. Chúng ta chỉ thực hiện theo bản đồ cũ, nhưng theo bản đồ đó thì không thể tìm thấy cột mốc. Những cột mốc mà Pháp cắm từ thế kỷ thứ 19 thì lại bị hư hỏng…”

Ông Var Kimhong còn cho biết thêm những cột mốc được cắm theo bản đồ cũ trong những thập niên 50 thì đa số tìm không thấy, và đây là lý do Ủy ban biên giới của Chính phủ hai quốc gia phải làm bản đồ mới khổ 1/20.000.

Tuy nhiên chuyên gia biên giới nói rằng bản đồ phân định biên giới giữa Campuchia và Việt Nam được làm bởi Pháp trong năm 1953 có khổ 1/100.000 được quốc tế công nhận và kể cả Việt Nam dân chủ Cộng Hòa của Hồ Chí Minh. Theo bản đồ này, trong 1cm trên bản đồ là bằng 1 km của phần đất liền, và có 73 cột mốc được cắm vào thời gian đó.

Còn việc làm bản đồ biên giới mới thì để Việt Nam xâm lấn vào lãnh thổ Campuchia một cách hợp pháp.

Ông Sean Pengse

Ông Sean Pengse, Chủ tịch Uỷ ban biên giới Campuchia tại Pháp khẳng định rằng bản đồ khổ 1/100.000 làm thời Pháp vừa khách quan, chính xác, vừa mang tính khoa học. Chính phủ có thể tìm những cột mốc cũ bằng máy GPS. Ông còn nói rằng, Chính phủ không sử dụng bản đồ cũ bởi vì Hiệp ước ký vào năm 1985 giữa Campuchia-Việt Nam chịu áp lực của Việt Nam. Hơn nữa, việc cắm cột mốc cũng dựa vào bản đồ không chính xác. Ông Sean Pengse nói kế hoạch làm bản đồ mới đang làm mất đất Campuchia bởi vì cơ bản họ đang cắm cột mốc theo một bản đồ thiếu chính xác. Ông Sean Pengse khẳng định:

“Bản đồ mà chúng ta công nhận đó là bản đồ thời Pháp. Còn việc làm bản đồ biên giới mới thì để Việt Nam xâm lấn vào lãnh thổ Campuchia một cách hợp pháp.”

Còn Giám đốc Hội đồng giám sát Campuchia ông Rong Chhun thì cho rằng, việc đặt cho đấu thầu để làm lại bản đồ được thực hiện quá sớm bởi vì một số cột mốc cắm tạm giữa biên giới hai nước đang gây xôn xao dư luận, đặc biệt có rất nhiều đơn thưa kiện là cắm lên đất dân. Ông Rong Chhun bày tỏ:

“Tôi nghĩ việc này xảy ra quá sớm bởi vì việc cắm cột mốc đang gây xôn xao dư luận, và chúng ta cũng thấy rằng công tác cắm cột mốc tạm vừa qua làm cho dân bị mất đất, lãnh thổ Campuchia bị xâm lấn. Ngoài ra, còn có nhiều khiếu nại từ dân và tổ chức phi chính phủ…”

Liên quan đến việc làm bản đồ trong lúc công tác cắm cột mốc vẫn chưa hoàn thành, ông Var Kim Hong cho rằng, việc làm bản đồ mới là cần nhiều thời gian cho nên phải chuẩn bị từ bây giờ. Ông giải thích:

“Nó cần nhiều thời gian chứ không phải cắm cột mốc xong mới bắt đầu làm bản đồ. Vậy cần 1 hay 2 năm nữa thì tốn thời gian. Cho nên chúng ta phải làm từ từ, đến khi nào chúng ta cắm cột mốc xong thì gửi thông tin cho Công ty làm bản đồ…Làm như vậy khi cột mốc cắm xong, bản đồ cũng hoàn thành trong một lúc.”

sam-rainsy-srainsy-250.jpg
Ông Sam Rainsy cùng một số đồng bào campuchia ở xã Samrong, huyện Chanhtrea, tỉnh Svay Riêng đang nhổ cọc mốc biên giới Việt - Miên hồi thàng năm 2009. Courtesy samrainsyparty.org.

Phát ngôn viên đảng đối lập Sam Rainsy ông Yim Sovann bày tỏ rằng, Campuchia sẽ bị xâm lấn hợp pháp bởi việc làm bản đồ mới này. Ông nói, "nó sẽ xóa mất đường biên giới cũ mà chúng ta có trước đây. Việc chính phủ làm bản đồ mới này tức là đang làm cho đất bị lấn vào mà chúng ta đang khiếu nại sẽ bị mất hoàn toàn."

Theo thông báo của Ủy ban biên giới Campuchia-Việt Nam, khu vực biên giới đất liền của hai nước này có chiều dài khoảng 1270 km. Hai nước quyết tâm cùng nhau khởi động lại công tác phân giới cắm mốc đường biên giới trên đất liền giữa hai nước từ năm 2006 và quyết tâm hoàn thành toàn bộ công tác trong năm 2012. Cho đến nay, hai nước đã cắm được 2/3 cột mốc trong tổng số là 375 cột.

Kể từ khi Ủy ban biên giới Campuchia và Việt Nam bắt đầu thực hiện công việc cắm cột mốc biên giới, có rất nhiều dân Campuchia khiếu nại Việt Nam xâm lấn vào lãnh thổ họ. Chủ tịch đảng đối lập Sam Rainsy bị kết án hơn 10 năm tù vì tội nhổ bỏ cột mốc tạm số 185 tại tỉnh Svay Riêng; mới đây có hơn 200 người dân ở tỉnh Kampong Cham viết đơn kiện Chủ tịch Ủy ban biên giới Campuchia bởi vì họ cho rằng cột mốc tạm số 109 cắm lên đất dân một cách ngổn ngang, thế nhưng chính phủ nước này phủ nhận.

Theo dòng thời sự: