Các đập thủy điện TQ đang phá hủy dòng sông Mekong

Vừa qua, An Giang đã mở đầu cuộc vận động có tên gọi “Hãy Cứu Sông Mê Kông” với mục đích kêu gọi các nước thượng nguồn chủ yếu là Trung Quốc xem xét lại các dự án xây dựng hàng loạt đập thủy điện có thể tác hại trực tiếp đến vùng hạ lưu sông Mê Kông, trong đó Việt Nam là nước chịu hậu quả trực tiếp và nặng nề nhất.

0:00 / 0:00

Mặc Lâm phỏng vấn TS Tô Văn Trường, nguyên Viện trưởng viện Quy hoạch Thủy Lợi Miền Nam nay là chuyên gia nghiên cứu độc lập về nguồn nước và môi trường để tìm hiểu thêm chi tiết về vấn đề này.

Tác hại của các công trình thủy điện Trung Quốc

Mặc Lâm: Thưa TS xin ông cho biết về mặt lý thuyết thì việc vận hành của các nhà máy thủy điện ở thượng nguồn sông Mê Kông sẽ được hiểu như thế nào?

TS Tô Văn Trường: Về mặt lý thuyết thì khi xây dựng nhà máy thủy điện người ta chứa nước trong mùa lũ và mùa khô thì điều tiết để cung cấp nước cho nguồn điện. Nhưng về chi tiết mình không biết những nhà máy này điều tiết và vận hành như thế nào.

Những mặt tác hại thì dây chuyền chẳng hạn như ảnh hưởng lượng phù sa, đảo lộn vấn đề đa dạng sinh học và dòng chảy môi trường trong đó có các cơn lũ có ích cho việc trồng trọt

TS Tô Văn Trường

-Theo TS thì mặt tác hại của các nhà máy thủy điện này có trầm trọng lắm hay không? Đặc biệt là môi trường và nguồn nước xử dụng trong nông nghiệp của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long

-Những mặt tác hại thì dây chuyền chẳng hạn như ảnh hưởng lượng phù sa, đảo lộn vấn đề đa dạng sinh học và dòng chảy môi trường trong đó có các cơn lũ có ích cho việc trồng trọt

-Mới đây tỉnh An Giang đã phát động cuộc vận động lên tiếng về nguy cơ dòng chảy sông Mê Kông dưới các công trình thủy điện Trung Quốc, TS có chia sẻ gì trước những quan ngại này?

-Nói chung là ở đồng bằng sông Cửu Long nếu xây dựng các dòng chính ở phía trên là tác hại là nhiều cho nên người dân người ta phản đối. Việc này về mặt khoa học còn cần phải có những nghiên cứu thêm

Tôi nghĩ là Việt Nam phải nâng tầm của MRC lên về vị trí và vai trò của nó. Thực tế thì tiểu vùng Mê Kông có vị trí cấp nhà nước còn MRC chỉ cấp bộ trưởng nên tiếng nói không tác động gì nhiều.

TS Tô Văn Trường

Ủy Hội Sông Mê Kông phải có phản ứng

-Bốn nước Việt Nam, Thái Lan, Cambodia và Lào hiện đang là thành viên của Ủy Hội Sông Mê Kông gọi tắt là MRC, riêng Trung Quốc và Miến Điện không tham dự vì vậy nếu cần kêu gọi hai nước này hợp tác hay đàm phán thì rất khó khăn. TS có thể cho biết những diễn tiến mới nhất liên quan đến vấn đề này.

-Hiện nay bốn nước thuộc hạ lưu vực sông Mê Kông theo hiệp định năm 1995 có thỏa thuận khi anh xây dựng công trình nào tác động đến dòng chính thì phải thông qua cả bốn nước nhưng riêng Trung Quốc và Myanma thì nằm ngoài.

- Xin TS giải thích tại sao Trung Quốc và Miến tham gia tổ chức Tiểu Vùng Mê Kông mà lại từ chối gia nhập vào MRC?

-Theo tôi thì nếu gia nhập MRC thì họ sẽ bị rang buộc nhiều thứ còn tồ chức tiểu vùng Mê Kông thì không rang buộc gì mà còn có cơ hội nhận các khoản viện phí cho dự án

-Trước những điễn biến như vậy thì Việt Nam phải làm gì để tạo dư luận thế giới cũng như thúc đẩy sự hợp tác của Trung Quốc thưa ông?

-Tôi nghĩ là Việt Nam phải nâng tầm của MRC lên về vị trí và vai trò của nó. Thực tế thì tiểu vùng Mê Kông có vị trí cấp nhà nước còn MRC chỉ cấp bộ trưởng nên tiếng nói không tác động gì nhiều.

-Xin cám ơn ông