Nhà văn Hoàng Khởi Phong
Những biện pháp áp chế của chế độ dành cho ông, đã khiến cho ông càng nung nấu suy nghĩ để hoàn thành những bài tham luận khác, và đặc biệt chê trách, chỉ trích đường lối, chính sách của Đảng Cộng Sản Việt Nam, cũng như các nhân vật đầu não của chế độ, dưới hình thức của những câu đối, một nghệ thuật chơi chữ của văn học học thời Hán Nôm, mà người ta tưởng chừng nghệ thuật này đã bị chìm mất trong thời đại vi tính.

Kể từ khi văn học Hán Nôm với các nhà nho nổi danh về nghệ thuật câu đối như Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương, Chu Mạnh Trinh... cáo chung cho đến nay đã gần một thế kỷ, nghệ thuật câu đối chỉ thỉnh thoảng mới gợn lên trong các số báo Xuân, như là một trò chơi chữ nghĩa để giải trí trong vài ngày Tết.
Nếu nhìn câu đối như thế, thì có thể nói Hà Sĩ Phu là người đã khơi lại nghệ thuật này, nhất là ông dùng nó như là một viên đạn đại bác, bắn thẳng vào các bờ thành của chủ nghĩa xã hội, đã xiêu vẹo vì mối mọt, cũng như các viên thủ thành đôi người đã mất cả phần nhân tính.
Hoàng Khởi Phong: Ông đến với nghệ thuật câu đối vào thời điểm nào, và tại sao lại chọn câu đối để phát biểu những suy nghĩ chính trị, trong khi loại hình nghệ thuật này hiện nay còn rất ít người có thể thưởng thức.
Nhà văn Hà Sĩ Phu: Tôi vốn là người được học chữ Nho, trước khi học chữ quốc ngữ. Về nghệ thuật câu đối thì cụ thân sinh ra tôi đã dậy tôi từ hồi bé, thành ra câu đối đã có sẵn trong máu của tôi.
Trước kia thì những câu đối này thường được làm trong lúc thù tạc với bạn bè, thân hữu. Nhưng từ khi tôi viết các bài lý luận xã hội, tôi cứ nghiền ngẫm mãi những sự việc diễn ra trước mắt, hơn thế nữa tôi là một nhà khoa học tự nhiên.
Tôi nhớ vào năm 1990, lúc đó Đảng đã đổi mới về kinh tế, và luận điệu của Đảng là chỉ có Đảng mới có thể có đầy đủ tim, óc để đổi mới về kinh tế. Tôi bắt chước cụ Nguyễn Khuyến làm một đôi câu đối để dán vào cửa hàng thịt lợn: "Tiền bạc nổi trên hai mặt thớt" để đối với: "Óc tim quyện dưới một dao bầu".
Tôi mê toán, toán và câu đối rất gần nhau, vì có chung cái tính khái quát. Câu đối nói ít nhưng người ta hiểu được nhiều. Từ ngày tôi thay đổi tư duy về mặt xã hội, vô hình chung tôi đã nâng nghệ thuật câu đối của tôi lên một mức, và tôi quan nghĩ tới nó nhiều hơn, do đó tôi làm được nhiều câu đối hơn.
Hoàng Khởi Phong: Xin ông cho thính giả của đài RFA nghe một vài câu đối tiêu biểu của ông, và nguyên nhân nào khiến cho ông sáng tác những câu đối này.
Nhà văn Hà Sĩ Phu: Tôi nhớ vào năm 1990, lúc đó Đảng đã đổi mới về kinh tế, và luận điệu của Đảng là chỉ có Đảng mới có thể có đầy đủ tim, óc để đổi mới về kinh tế. Tôi bắt chước cụ Nguyễn Khuyến làm một đôi câu đối để dán vào cửa hàng thịt lợn:
"Tiền bạc nổi trên hai mặt thớt" để đối với: "Óc tim quyện dưới một dao bầu".
Ở đây tôi xin ghi lại ý kiến của cụ Nguyễn Hữu Viện về giai đoạn ngắn ngủi lúc mới đổi mới kinh tế thì có hai loại tư bản. Một ở trong nước thì lưu manh, và ở hải ngoại thì lừa bịp. Hai anh này chính là hai mặt thớt mà tiền bạc nổi trên hai mặt đó. Còn tim óc thì cứ khám con dao của anh đồ tể, sẽ thấy ngay tim, óc có đủ.
Hoàng Khởi Phong: Thông thường các câu đối ông làm, ông sáng tác cả vế xuất và vế đối. Có một câu đối nào ông chỉ ra vế xuất mà vế đối của người khác đã làm cho ông thích thú nhất?
Nhà văn Hà Sĩ Phu: Năm 1999 bước sang năm 2000 tức là năm Kỷ Mão bước qua năm Canh Thìn, tôi ra một vế xuất:
"Trời đã sang Canh, đừng vị Kỷ". Chữ Canh và chữ Kỷ ở đây là lấy ở thập can và thập nhị chi, trong cách tính năm âm lịch. Có tới mấy chục vế đối gửi về, nhưng tôi thích hai vế đối của một thượng tọa ở trong nước và một bà ở Úc.
Vế đối của vị tu hành là: "Vẹm ăn quá Tốn lại làm Càn".
Tôi cho là nói như thế thì không sai, nhưng không hoàn toàn đúng. Thầy giáo Đỗ Việt Khoa, người đã dũng cảm tố cáo những tệ nạn của ngành giáo dục, về vấn đề thi cử, và đã được chính ông Nguyễn Thiện Nhân tới tiếp xúc tại nhà. Ông Đỗ Việt Khoa nói thẳng với ông Bộ Trưởng là hiện nay "Người người nói dối, nhà nhà nói dối".
Chúng tôi chỉ xin nhắc lại chữ Vẹm chính là chữ người ta đọc trại đi từ chữ viết tắt VM tức là Việt Minh. Còn con vẹm là một con sống ở dưới biển, nó ăn tất cả những thứ nó bám vào, có thể ăn thủng cả mạn thuyền. Vế đối này đã dùng chữ Tốn, và chữ Càn là hai chữ trong bát quái.
Vế đối thứ hai còn đặc sắc hơn nữa, của một bà bên Úc gũi về là: "Thời tuy chưa chín chớ ngồi không". Thoạt nghe vế đối này tôi nghĩ là bình thường, nhưng ngẫm kỹ lại thì câu đối này rất chỉnh vì đã dùng hai con số 9, và số 0 để đối với hai chữ Canh và Kỷ của tôi.
Nhưng số 9 và số 0 đó lấy ở đâu. Xin thưa đó là năm 1999 bước qua năm 2000, tức là từ năm có ba số 9 để bước qua năm có 3 số 0. Đó là tôi chưa nói tới hàm ý của vế đối là mặc dù thời cơ chua được chính, nhưng phải sửa soạn sẵn sàng, chớ có ngồi không.
Hoàng Khởi Phong: Tân bộ trưởng giáo dục Nguyễn Thiện Nhân có nói là sẽ thay đổi, cải tổ đường lối giáo dục trong vòng mười năm. Là một nhà giáo, ông nghĩ gì về hiện tình giáo dục ở trong nước. Với một đường lối giáo dục như hiện nay, theo ông con số mười năm để chuyển hướng có lạc quan không?
Nhà văn Hà Sĩ Phu: Giáo dục ở Việt Nam bây giờ đang là một con bệnh ngặt nghèo, nhưng mà báo chí đã nói đến nó rất nhiều, và ông tân bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân đã có những hoạt động tích cực cho phù hợp với lời tuyên bố khi nhậm chức. Mới đây người ta cứ trách ngành giáo dục về bệnh thành tích.
Tôi cho là nói như thế thì không sai, nhưng không hoàn toàn đúng. Thầy giáo Đỗ Việt Khoa, người đã dũng cảm tố cáo những tệ nạn của ngành giáo dục, về vấn đề thi cử, và đã được chính ông Nguyễn Thiện Nhân tới tiếp xúc tại nhà. Ông Đỗ Việt Khoa nói thẳng với ông Bộ Trưởng là hiện nay "Người người nói dối, nhà nhà nói dối".
Đó mới đúng là căn bệnh của ngành giáo dục, và không phải của ngành giáo dục không mà thôi, mà của mọi ngành, của cả xã hội. Nếu nói giáo dục có bệnh thành tích, thì chỉ đúng một nửa mà lại đổ trách nhiệm lên các ông giám hiệu, các thầy cô. Song đó chỉ là một cách tránh né cho các ngành khác.
Như tôi đã nói ở câu trên: Nói dối là quốc sách. Vậy thì để giải quyết cho ngành giáo dục, cũng như mọi ngành khác thì phải giải quyết được Đảng Cộng Sản. Đó mới là cái gốc cho tất cả mọi sự dối trá của tất cả các ngành.
Mời các bạn tham gia mục Văn Học Nghệ Thuật do Nhà văn Hoàng Khởi Phong phụ trách. Mọi email xin gửi về Vietweb@rfa.org
Mà nếu nghĩ như thế thì con số 10 năm của ông bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân là một con số không thực tế. Ông có cái hùng tâm để làm việc đó, tôi hoan nghênh nhưng theo tôi thì con số đó chỉ là ảo tưởng.
Hoàng Khởi Phong: Xin thành thật cám ơn quý vị thính giả và hẹn quý vị trong chương trình tuần tới.
Theo dòng câu chuyện:
- Mạn đàm với nhà văn Hà Sĩ Phu (phần 1)