Gia Minh, phóng viên đài RFA
Trong một chương trình trước, chúng tôi gửi đến quí thính giả và các bạn cuộc nói chuyện cùng ông Nguyễn Phương Anh, một nhà bất đồng chính kiến tại Hà Nội. Cuộc nói chuyện đề cập đến phương sách mới mà công an áp dụng với bản thân ông Nguyễn Phương Anh là dùng người thân để lung lạc ý chí đấu tranh của ông này.
Trong phần sau, mời quí thính giả theo dõi cuộc nói chuyện giữa Gia Minh và nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Thanh Giang. Ông bày tỏ nhận xét về những thành phần trẻ tham gia đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam hiện nay và chia xẻ nổi niềm của người tham gia đấu tranh khi chưa được người thân thông cảm.
Ông Nguyễn Thanh Giang: Chúng tôi thấy mừng là ngày càng có nhiều bạn trẻ tham gia phong trào dân chủ hóa đất nước. Chúng tôi thì lớn tuổi có thể suy nghĩ chín chắn nhưng thận trọng nên có phần hạn chế; tuy vậy những người trẻ thì sôi nổi, sốc nổi, dám nghĩ dám làm và chính họ là tương lai của công cuộc đấu tranh cho dân chủ hóa đất nước.
Gia Minh: Vừa qua phía nhà cầm quyền có nhiều biện pháp đối phó với các anh em trẻ, những người mà tương lai còn dài; trước sự hy sinh của họ thì những người đi tiên phong như ông có hỗ trợ gì cho họ?
Ông Nguyễn Thanh Giang:Tôi cũng trải qua những tình huống như anh em nên rất thông cảm. Tôi từng bị nhà nước không cho đi xuất cảnh, như một hội nghị tại Geneve Thụy Sĩ dù rằng chương trình đã lên và ban tổ chức sắp xếp mọi sự. Rồi nhiều chuyến đi khác cũng không được đi.
Họ chặt đứt đường họat động khoa học của tôi. Nhưng như thế là họ gây tổn hại cho đất nước. Nếu họ làm như vậy đối với anh em trẻ thì họ cũng đang làm hại cho chính họ vì sức phản kháng sẽ mạnh hơn.
Như thế những anh em trẻ không thể vui được, nhưng có điều là họ quần tụ lại với nhau và đi đến với chúng tôi thì chúng tôi hiểu gì thì phổ biến cho họ, rồi động viên họ làm việc gì có ích cho dân cho nước.
Gia Minh: Ông thấy các anh em trẻ có vui vẻ trước những hy sinh như thế?
Ông Nguyễn Thanh Giang: Không hẳn vui đâu; vì mỗi người có một hoàn cảnh mà mình không hiểu hết. Chúng ta không hiểu nổi dằn vặt của họ.
Như trường hợp của tôi trước đây họ không chỉ vận dụng sự uy hiếp, việc trấn áp, mà họ còn vận dụng cả láng giềng, cha mẹ, vợ con… Cái đau khổ trong gia đình hết sức gay cấn.
Như thế những anh em trẻ không thể vui được, nhưng có điều là họ quần tụ lại với nhau và đi đến với chúng tôi thì chúng tôi hiểu gì thì phổ biến cho họ, rồi động viên họ làm việc gì có ích cho dân cho nước.
Tôi cũng nói với họ là cái gì cũng trả giá và được thuởng; nhân dân sẽ thấy đóng góp của anh, nếu đóng góp càng lớn thì vinh quang càng nhiều.
Gia Minh: Hiện nay và sắp đến Việt Nam tiến hành những họat động của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Á châu- Thái Bình Dương mà sẽ có nhiều phái đoàn quốc tế đến; thì những người họat động như ông có tìm ra những cơ hội để gặp họ trình bày tình hình và yêu cầu họ hổ trợ để Việt Nam có được tự do, dân chủ?
Ông Nguyễn Thanh Giang: Theo tôi khi họ chủ động đến thì chúng tôi sẽ trình bày và nói cho họ những điều mà họ có thể đóng góp cho quá trình dân chủ hóa Việt Nam. Tất cả chúng tôi đều có ý, và những anh em trẻ có sáng kiến tận dụng cơ hội này.
Tôi tin sau hội nghị APEC, ngoài vấn đề kinh tế, thì Đảng này phải sáng mắt sáng lòng ra. Họ phải nhận thấy con đường dân chủ hóa là không thể đảo ngược được.
Bạn nghĩ gì về phương cách mới của công an Việt Nam. Mọi email xin gừi về Vietweb@rfa.org
Nếu họ tỉnh táo khôn khéo thì phải thúc đẩy quá trình đó, chính đa nguyên đa đảng là con đường sống của họ; nếu họ cứ ngoan cố vùi dập cho đến lúc đa nguyên đa đảng tự bột phát thì lúc đó họ phải thất bại xót xa, đau đớn.
Gia Minh: Cám ơn ông.
Theo dòng câu chuyện:
- Chiêu mới của công an, dùng người thân để lung lạc những người bất đồng chính kiến (phần 1)