Đừng thắc mắc “Chủ trương lớn của đảng và nhà nước!”

Để đối phó với những phản đối dồn dập của người dân về việc khai thác Bô Xít, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố với báo chí: “Đây là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước”.

0:00 / 0:00

Những nhà phân tích cho rằng qua câu nói ngắn gọn đó, ông Nguyễn Tấn Dũng đã muốn khẳng định vai trò lãnh đạo và quản lý của đảng và nhà nước và mong dập tắt được mọi thắc mắc cũng như ý kiến của người dân.

Nhưng chính lời phát biểu này đã khiến sự phản đối của dư luận ngày càng trở nên gay gắt.

Những tưởng rằng với cách ra uy doạ dẫm đó, nhân dân sẽ chẳng thằng nào dám mở mồm, không dám chống lại ‘chủ trương lớn’, nhưng thời thế đã khác!

Một blogger

Thời thế nay đã khác

Blogger Minh Tâm viết trong Ý Kiến Blog:

“Câu nói ‘Đây là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước’ đã gây nên một trận cuồng phong bất bình trong dân chúng từ trong ra ngoài nước”.

Một blogger khác viết: "Những tưởng rằng với cách ra uy doạ dẫm đó, nhân dân sẽ chẳng thằng nào dám mở mồm, không dám chống lại 'chủ trương lớn', nhưng thời thế đã khác!".

Thời thế đã khác như thế nào? Tại sao câu nói này lại gây ra nhiều bất bình như thế?

Trước hàng loạt những bản kiến nghị, những bài nghiên cứu, phân tích về khoa học và kinh tế, những tâm thư khuyên can, những lời kêu gọi nên xét lại việc cho tiến hành dự án khai thác Bô Xít tại vùng Tây Nguyên được liên tục gửi đến, Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ có một hồi đáp chung rất vỏn vẹn là:

“Khai thác Bô Xít là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước”. Dư luận, vốn dĩ đã rất bất bình trước quyết định đi ngược lại lòng dân của nhà cầm quyền Hà Nội, lại càng thêm phẫn uất trước lời tuyên bố của ông.

Trước hàng loạt những bản kiến nghị, những bài nghiên cứu, phân tích về khoa học và kinh tế, những tâm thư khuyên can, những lời kêu gọi nên xét lại việc cho tiến hành dự án khai thác Bô Xít tại vùng Tây Nguyên được liên tục gửi đến, Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ có một hồi đáp chung rất vỏn vẹn là: "Khai thác Bô Xít là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước"<br/>

Tại sao lời tuyên bố này lại gây nên một luồng công phẫn trong dư luận như vậy?
Anh Công, một sinh viên trong nước giải thích:
"Một cái chủ trương lớn của đảng và nhà nước mà không hề được đem ra bàn thảo tại quốc hội thì liệu nó có đúng là một chủ trương lớn hay không? Và thậm chí người dân cũng không hề hay biết."

Phải tuyệt đối thi hành lệnh của Đảng?

Linh mục Sơn Hà, hiện đang sống ở Đức, cho rằng câu nói của ông Nguyễn Tấn Dũng có tính cách ngầm nhắc nhủ rằng đây là quyết định của đảng và nhà nước, và người dân không có tư cách để lạm bàn:
"Vâng người dân người ta đâu có thể lên tiếng được đâu, đảng muốn làm gì thì làm thôi, là một cái đảng độc tài, chỉ đàn áp người dân thôi, chỉ biết đàn áp người dân thôi…"

Vâng người dân người ta đâu có thể lên tiếng được đâu, đảng muốn làm gì thì làm thôi, là một cái đảng độc tài, chỉ đàn áp người dân thôi, chỉ biết đàn áp người dân thôi

Linh mục Sơn Hà

Thượng tọa Thích Không Tánh, trụ trì của chùa Liên Trì tại quận 2, TP Hồ Chí Minh chia xẻ:
"Tôi có cái suy nghĩ đơn giản, tôi nghĩ rằng ông Dũng ông nói câu đó thì có lẽ ông đâu có còn là người Việt Nam nữa, mà rồi là chắc có lẽ ông nói câu đó là ông nói thế cho Trung Cộng đó mà, và có lẽ ông trở thành người của Trung Cộng rồi cho nên ông nói như vậy đó."
Một người Việt khác sống ở hải ngoại, cho rằng câu nói của ông Nguyễn Tấn Dũng phô bầy chân dung của một nhà cầm quyền coi thường ý kiến người dân:

"Do đảng quyết định và do đảng có quyền chứ người dân không có quyền lên tiếng, bởi vậy cái lời tuyên bố của Nguyễn Tấn Dũng là cái gì cũng là ý đảng thôi, cái quyền của đảng coi người dân không ra gì hết."
Nữ sinh viên tên Hoài Hương ở Việt Nam phát biểu rằng sự kiện này cho cô thấy rằng những câu nói như "ý đảng lòng dân" thật ra chỉ toàn là những câu khẩu hiệu không được áp dụng trong thực tế:
"Trong Việt Nam này thì người ta nói là "dân biết, dân bàn, dân kiểm tra", dân biết thì không được biết, mà bàn thì hổng nghe, mà tới khi những người có tài ba góp ý kiến thì có một thái độ không tôn trọng, hay nói trắng hơn là nhà nước không lắng nghe ý kiến của nhân dân.

Người ta vẫn nói là ở đây vẫn có những khẩu hiệu và nhan nhản khẩu hiệu là “đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” hay là “lòng dân, ý đảng”, nhưng qua cái trường hợp này thì chứng minh là lòng dân khác với ý đảng rồi.”

Trong Việt Nam này thì người ta nói là "dân biết, dân bàn, dân kiểm tra", dân biết thì không được biết, mà bàn thì hổng nghe, mà tới khi những người có tài ba góp ý kiến thì có một thái độ không tôn trọng, hay nói trắng hơn là nhà nước không lắng nghe ý kiến của nhân dân. <br/>

Nữ sinh viên Hoài Hương ở Việt Nam

Dân không có quyền ý kiến

Du sinh Lê Trung Thành, 24 tuổi, hiện đang theo học ngành kiến trúc tại Đài Loan cho rằng người dân phải có quyền đóng góp ý kiến cho những chủ trương lớn của đất nước, vì những quyết định này ảnh hưởng đến nhiều thế hệ:
"Biết bao nhiêu là trí thức trong nước người ta đã phản ứng, bao nhiêu người dân đã lên tiếng, vậy mà ông ThủTtướng Nguyễn Tấn Dũng vẫn bảo rằng khăng khăng bảo rằng đây là cái chủ trương lớn của đảng và nhà nước.

Chủ trương lớn là vì đảng bao giờ cũng tự cho mình là vĩ đại, bao giờ cũng tự cho mình là lớn, chỉ có người dân Việt Nam của mình là bé nhỏ, nên chẳng thể nào mà can dự vào cái chủ trương đó.

Mà sống trong một cái quốc gia, thì mọi vấn đề hệ trọng nó đều liên quan đến cái sinh tồn của mọi người trong quốc gia đó, thì khi quyết định một cái vấn đề hệ trọng như vậy, một mình ông Nguyễn Tấn Dũng ông quyết định, thì thử hỏi con cháu thế hệ sau biết bao nhiêu thế hệ của dân tộc mình phải gánh chịu?

Mà người dân của mình không có được quyền can dự vào những chuyện to lớn quốc gia đại sự, thì tự hỏi chủ trương này nó lớn đến mức nào?

Nhân dân không chỉ có quyền mà còn có trách nhiệm tham gia hoạch định và thi hành các chủ trương chính sách của Đảng

Ông Thịnh, ở Hà Nội

Chủ trương này nó có phục vụ được cho lợi ích của dân tộc mình về sau hay là không? Hay là chỉ phục vụ cho một nhóm người, một bộ phận rất nhỏ ở trong đảng?

Ông Thịnh, một người dân sống ở Hà Nội, đơn cử một chủ trương mà chính đảng đã đề ra trong đại hội X, là “nhân dân không chỉ có quyền mà còn có trách nhiệm tham gia hoạch định và thi hành các chủ trương chính sách của Đảng”. Ông giải thích:

Người dân, người bình thường nhất, những công dân, những người nông dân, những người công nhân, những người trí thức, tất cả mọi người dân mới là người thực sự làm chủ đất nước, còn các nhà lãnh đạo, chỉ là những người làm thuê cho dân.

Ông Thịnh, ở Hà Nội

Cái đảng này, cái nhóm người này trịch thượng và xem dân không ra gì, đứng trên đầu dân. Thực ra các nhà lãnh đạo của đảng cộng sản, hay là các đảng khác cũng chỉ là những người đi làm thuê, những nhà lãnh đạo thuê của nhân dân.

Người dân, người bình thường nhất, những công dân, những người nông dân, những người công nhân, những người trí thức, tất cả mọi người dân mới là người thực sự làm chủ đất nước, còn các nhà lãnh đạo, chỉ là những người làm thuê cho dân.

Nếu mà không xứng đáng, không mang lại lợi ích cho người dân chúng ta, cho đất nước cho dân tộc, dân có quyền coi như là ê hê, có quyền thể hiện chính kiến, ý kiến của mình, phản đối những sai trái của họ."
Dư luận cho rằng, không những quyết định cứ tiến hành dự án khai thác Bô Xít mặc sự phản đối đến từ nhiều thành phần dân chúng khắp nơi của nhà nước đã tạo nên nỗi bất bình, mà chính lời phát biểu có tính cách khẳng định quyết tâm thực hiện ý đảng bất kể lòng dân, và công khai phủ nhận quyền làm chủ đất nước của người dân, đã đưa nỗi bất bình của mọi người lên đến cao độ.