Nhiều bé gái Việt Nam bị bán sang các động mãi dâm ở Cambodia

Thanh Trúc, phóng viên đài RFA

Tệ nạn trẻ gái Việt Nam vị thành niên bị bán qua Cambodia và bị lạm dụng tình dục một cách bệnh hoạn vẫn là một nan đề chưa giải quyết được giữa hai quốc gia có chung đường biên giới này.

ChildSex200.jpg
Cảnh sát Cambodia đưa bé gái Việt Nam, 11 tuổi, ra khỏi một nhà chứa mãi dâm ở Phnom Penh. AFP PHOTO

Nói chuyện với Thanh Trúc, ông Aaron Cohen, nhà phân tích độc lập về vấn đề buôn bán trẻ em vào đường mãi dâm, trình bày những điều mắt thấy tai nghe trong chuyến đi thực tế mới nhất đến Cambodia cách đây hai tuần mà ông vừa hoàn tất bản phúc trình. Mời quí vị theo dõi nội dung cuộc phỏng vấn sau đây.

Thanh Trúc: Thưa ông, trước hết xin ông nói rõ ông thuộc tổ chức nào, lý do nào khiến ông chú ý đến tệ nạn buôn bán khai thác trẻ em vào đường mại dâm, và tại sao ông chú ý đến vấn đề này ở Cambodia cũng như Việt Nam?

Ông Aaron Cohen: Trước hết xin nói rõ tôi là một người hoạt động độc lập, đúng hơn là một người chuyên phân tích vấn đề buôn người trên thế giới mà chính phủ Hoa kỳ có lần gọi đó là chế độ nô lệ thới đại mới.

Tôi hợp tác với nhiều tổ chức khác nhau trên thế giới, làm việc theo hợp đồng cho chương trình nghiên cứu về nạn buôn người trên thế giới tại viện đại học Johns Hopkins và Hội Luật Gia Mỹ Châu ở Hoa Kỳ để thực hiện những công tác liên quan.

Địa bàn hoạt động đầu tiên của tôi là các nước Châu Phi rồi sau đó là các quốc gia Châu Á. Lý do là vì nạn buôn thiếu nhi đã và đang xảy tại hầu hết những nước đang mở mang trên thế giới, điển hình như Cambodia và Việt Nam ở vùng Đông Nam Á.

Càng đi nhiều, mà nhất là trong chuyến trở lại Cambodia gần đây nhất, tôi càng bức xúc hơn khi phát hiện vẫn còn nhiều em gái nhỏ Việt Nam phải trải qua những kiếp đời kinh hoàng trong những nhà chứa, quán ba, quán karaôkê và những tiệm mát xa ở Svey Pak, Seam Reap, Battambang, thậm chí ở thủ đô Phnom Penh nữa kìa.

Thanh Trúc: Được biết cách đây hai tuần ông trở qua Cambodia cũng không ngoài mục đích tìm hiểu thêm về tệ nạn mua bán trẻ em vào đường mãi dâm ở quốc gia này. Xin ông trình bày về chuyến đi này và những điều mắt thấy tai nghe về điều ông nhiều lần đề cập tới trước đây là có rất nhiều em gái nhỏ Việt Nam đang hành nghề mại dâm trong những nhà chứa tại Cambodia?

Ông Aaron Cohen: Từ mấy năm nay tôi nhiều lần đi Cambodia và Việt Nam để tìm hiểu tệ nạn buôn trẻ em tại hai nước này. Càng đi nhiều, mà nhất là trong chuyến trở lại Cambodia gần đây nhất, tôi càng bức xúc hơn khi phát hiện vẫn còn nhiều em gái nhỏ Việt Nam phải trải qua những kiếp đời kinh hoàng trong những nhà chứa, quán ba, quán karaôkê và những tiệm mát xa ở Svey Pak, Seam Reap, Battambang, thậm chí ở thủ đô Phnom Penh nữa kìa.

Cứ mỗi lần nhìn cảnh đó, câu hỏi luôn vụt đến trong đầu tôi là tại sao các chính phủ Đông Nam Á, tại sao nhà cầm quyền Việt Nam và nhà cầm quyền Cambodia không làm gì để diệt trừ tệ nạn buôn trẻ em làm nô lệ tình dục như thế này. Tôi tự hỏi tại sao chính phủ Việt Nam không tạo áp lực với Cambodia về vấn đề đó. Tôi nghĩ là chính ông đại sứ Việt Nam ở Phnom Penh biết rõ các em gái nhỏ tuổi ở nước mình bị bán qua Cambodia mà không cố tìm cách ngăn chận. Quả thực điều này tôi không hiểu ra.

Thanh Trúc: Ông Aaron Cohen, xin cho biết vừa rồi ông đến những đâu ở Cambodia để tìm hiểu thực tế.

Ông Aaron Cohen: Để tiện theo dõi, tôi đóng vai một khách mua hoa ngoại quốc đến Phnom Penh, Seam Reap, Battambang và nhiều nơi khác ở Cambodia. Cái thức trạng mà tôi thấy ở đó là chừng như có cả một hệ thống buôn bán và dụ dổ các em gái nhỏ Việt Nam để bán chúng sang Cambodia. Điều đáng nói những kẻ bán chúng đi có khi không ai khác hơn là ông bà, cha mẹ, băng đảng buôn người hay có khi là những kẻ có chút quyền hành như cảnh sát địa phương chẳng hạn.

Thanh Trúc: Làm sao ông có thể đoan chắc các nạn nhân là những em gái người Việt Nam?

Ông Aaron Cohen: Xin nhắc lại trong vai trò một nhà phân tích đi tìm hiểu thực tế, tôi phải đóng vai một khách du lịch tây phương đi mua dâm. Khi bước vào một tiệm mát xa hay một quán Karaôke, tôi phải thể hiện mình như một du khách Mỹ đi mua vui, kiếm ngay một kẻ dắt mối nào đó có thể nói tiếng Anh.

Tôi giả vờ hỏi thăm và cứ thế mà tới được cả chục hay đúng hơn là cả trăm ổ điếm ở bên đó: "Bằng cách này tôi đã gặp không biết bao nhiêu em bé gái Việt Nam độ tuổi 8 có, 9 có, 10 có và 12 cũng có luôn. Chúng ở khắp nơi trên đất Cambodia."

Cũng cần nói rõ là thi thoảng vì bị chút áp lực nào đó, nhà cầm quyền địa phương tổ chức một vụ bố ráp gọi là cho có. Hậu quả là những cô gái nhỏ này bị bắt nhốt đâu đó một thời gian hoặc bị chính những kẻ giam giữ chúng mang đi nơi khác Thí dụ điển hình là vụ càn quét một ổ mại dâm thiếu nhi tại cây số 11 ở ngoại vi Phnom Penh hồi năm 2004 chẳng hạn. Khi đó, ai cũng tưởng những em gái nhỏ ở đó được giải thoát khi bị cảnh sát lùa lên xe mang đi.

Thế nhưng chuyện xảy ra sau đó là một nhóm người vũ trang tìm cách cướp các nạn nhân lại rồi chở đi mất tiêu. Khi đó dư luận ngờ rằng cảnh sát Cambodia được đút lót và làm ngơ cho bọn gian hành động.

Tôi nghĩ các nạn nhân trẻ tuổi bị bán đi này không hiểu biết gì, cũng không có sự chọn lựa nào khác ngoài phải làm nô lệ tình dục. Trong chuyến đi thực tế vừa rồi, chuyện làm tôi vô cùng trăn trở là tôi đã gặp một em gái Việt Nam 8 tuổi. Điều tệ hại hơn nữa mà tôi tìm hiểu được là chính em bé gái 8 tuổi này được bọn gian cho về bên Việt Nam để dụ dổ rủ rê những em gái khác qua Cambodia.

Thanh Trúc: Ông nói thế có nghĩa là một khi bị bán qua Cambodia thì các em bé gái Việt Nam không còn nguồn che chở nào khác ngoài chính những người đã mua chúng?

Ông Aaron Cohen: Tôi nghĩ các nạn nhân trẻ tuổi bị bán đi này không hiểu biết gì, cũng không có sự chọn lựa nào khác ngoài phải làm nô lệ tình dục. Trong chuyến đi thực tế vừa rồi, chuyện làm tôi vô cùng trăn trở là tôi đã gặp một em gái Việt Nam 8 tuổi ( mà tôi xin phép dấu tên và nơi ở của em).

Em hãy còn quá nhỏ để có thể bán dâm, và bọn gian bắt em phục vụ tình dục bằng miệng (tức yum yum, là từ cho các em dễ nói với những ông khách bệnh hoạn người nước ngoài) Khi lớn lên một chút nữa, chắc chắn các em bị buộc phải tiếp khách như những cô gái bán phấn buôn hương lớn tuổi ( tiếng lóng cho hành động bán dâm này gọi là bum bum). Chừng như khách mua hoa nào ở Cambodia cũng biết hai thứ tiếng lóng này.

Điều tệ hại hơn nữa mà tôi tìm hiểu được là chính em bé gái 8 tuổi này được bọn gian cho về bên Việt Nam để dụ dổ rủ rê những em gái khác qua Cambodia.

Thanh Trúc: Ông nói như thể chuyện đi qua đi lại biên giới hai nước dễ dàng vậy thôi?

Ông Aaron Cohen: Đúng đấy, người ta có thể đi đò qua con sông nằm giữa biên giới hai nước, và điều dễ dàng hơn nữa là hiện trạng nghèo khó bên Việt Nam. Người nghèo đem con gái mới lớn bán đi lấy năm trăm một ngàn đô la, mà đối với người nghèo Việt Nam ở vùng quê sát ranh giới Xứ Chùa Tháp thì đó là cả một gia tài.

Đó là chưa nói đến chuyện hiện có những băng đảng, những nhóm người bất lương đã lợi dụng hoàn cảnh cơ cực túng bấn của nhiều gia đình để thuyết phục họ bán con gái nhỏ cho chúng, lợi dụng thói quen ăn hối lộ của công an cảnh sát hai nước để buôn trẻ sang Cambodia mà không gặp trở ngại nào. Có thể nói tệ nạn buôn trẻ từ Việt Nam sang Cambodia xảy ra trên diện rộng.

Thanh Trúc: Theo ông thì chính phủ Cambodia và chính phủ Việt Nam làm ngơ cho bọn buôn trẻ lộng hành chăng?

Ông Aaron Cohen: Thực tế mà nói thì câu hỏi này cần đặt ra không chỉ với Việt Nam hay Cambodia mà cả với Hoa Kỳ nữa. Nếu hỏi Việt Nam, Cambodia và Hoa Kỳ là chính phủ ba nước phản ứng ra sao trước tệ nạn trẻ Việt Nam bị buôn sang Cambodia để hành nghề mãi dâm thiếu nhi, hẳn nhiên viên chức hữu trách của ba nước đều trả lời là đã có phản ứng tích cực rồi.

Theo tôi sự xếp hạng như thế không công minh bởi nếu nhìn vào thực trạng mãi dâm thiếu nhi ở Cambodia mà các em gái nhỏ Việt Nam là đối tượng thì đáng ra Việt Nam phải nằm ở bậc hai cần theo dõi hoặc tụt xuống bậc ba như Cambodia mới đúng.

Ở đây tôi muốn bàn đến vấn đề gây tranh cãi mà phân bang chống buôn người trong bộ ngoại giao Hoa Kỳ gặp phải, đó là bản phúc trình thường niên về tệ nạn buôn người trên thế giới.

Trong phúc trình về nạn buôn người ở Châu Á năm 2003, bộ ngoại giao Hoa Kỳ xếp Việt Nam vào bậc hai cần được theo dõi trong danh sách các quốc gia có vấn đề buôn người.

Trong phúc trình 2004, Việt Nam vẫn giữ bậc hai trong danh sách các nước có vấn đề buôn người nhưng không còn bị theo dõi nữa vì bộ ngoại giao Mỹ đánh giá Việt Nam có cố gắng phòng chống.

Năm 2005, vị trí của Việt Nam trên bảng xếp hạng không thay đổi, vẫn bậc hai không cần theo dõi, trong lúc Cambodia bị liệt vào bậc ba là quốc gia có vấn đề buôn người nghiêm trọng.

Theo tôi sự xếp hạng như thế không công minh bởi nếu nhìn vào thực trạng mãi dâm thiếu nhi ở Cambodia mà các em gái nhỏ Việt Nam là đối tượng thì đáng ra Việt Nam phải nằm ở bậc hai cần theo dõi hoặc tụt xuống bậc ba như Cambodia mới đúng.

Tôi muốn nhắc lại câu nói mới đây của một vị dân biểu Hoa Kỳ, ông Chris Smith, tác giả dự thảo luật nhân quyền cho Việt Nam ở quốc hội Mỹ. Đề cập đến tệ nạn buôn trẻ em từ Việt Nam sang Cambodia, dân biểu Chris Smith tuyên bố nguyên văn là “ Một quốc gia bạn không thể để cho nước lân bang của mình có tệ nạn buôn người qua biên giới được”.

Từ điểm này, phúc trình của tôi gởi lên bộ ngoại giao Hoa Kỳ, các tổ chức bảo vệ nhân phẩm phụ nữ thiếu nhi trên thế giới, trường đại học John Hopkins và Hội Luật Gia Châu Mỹ, đề nghị là Việt Nam phải nằm ở bậc ba như Cambodia. Có vậy chính phủ hai nước mới lo hợp tác chặc chẻ với nhau để ngăn chận nạn buôn bán và lạm dụng trẻ em Việt Nam.

Tôi muốn bày tỏ là đã đến lúc Hoa Kỳ phải dứt khoát mạnh tay với Việt Nam hơn, đừng nhập chung quyền lợi kinh tế, anh ninh quốc gia và vấn đề nhân quyền làm một trong quan hệ với Việt Nam. Đã đến lúc Hoa Kỳ phải cứu giúp những em bé bất hạnh Việt Nam bị buôn sang Cambodia.