Doanh nghiệp FDI có thể tham gia xuất khẩu gạo

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI có thể được phép kinh doanh phân phối gạo ở Việt Nam, cũng như tham gia xuất khẩu gạo sớm hơn lộ trình mà Việt Nam cam kết, khi gia nhập WTO.

0:00 / 0:00

Mặt hàng chiến lược

Nhiều chuyên gia cho rằng lúa gạo nằm trong diện đặc biệt, liên quan đến an ninh lương thực quốc gia.

Các nước sản xuất nhiều lúa gạo còn xem đây là một mặt hàng chiến lược, thậm chí chính trị hóa hoạt động sản xuất và tiêu thụ lúa gạo, khi cần sựủng hộ của một số đông cử tri gốc nông dân.

Khi tham gia WTO, Việt Nam thỏa thuận lộ trình mở cửa theo đó từ 1/1/2009 cho phép thành lập công ty 100% vốn nước ngoài trong lĩnh vực phân phối và đến 1/1/2011 thì doanh nghiệp FDI có quyền tham gia lĩnh vực xuất khẩu gạo.

Tuy vậy, nguồn tin từ Trung Tâm Thông Tin Bộ NN-PTNT hồi đầu tháng 8 đưa tin, không những một số doanh nghiệp nước ngoài được kinh doanh phân phối gạo ngay trong những tháng còn lại của năm 2009, thậm chí còn tham gia cả xuất khẩu gạo cũng ngay trong năm nay.

Theo tin này, một số đại gia nước ngoài đã gởi đơn kiến nghị xin được kinh doanh phân phối mặt hàng gạo, trong đó có công ty TNHH Metro Cash & cary.

Công ty vừa nói có sự liên kết ở nhiều nước trên thế giới, Tại Việt Nam họ có mạng lưới siêu thị bán sỉ từ nhiều năm qua ở một số thành phố lớn.

Một người kinh doanh nhỏở Saigon, từng là khách hàng của hệ thống siêu thị Metro, tỏ ra phấn khởi theo cách nhìn của mình, trước tin Metro sẽ tham gia họat động kinh doanh phân phối gạo, bên cạnh sự kiện các bịch gạo đã xuất hiện từ lâu trên quầy hàng của Metro:

"X ưa nay mình không cho n ước ngoài vào kinh doanh g ạo, bây gi ờ m ở đ ầu là Metro, sau này n ếu thêm nhi ều công ty n ước ngoài kinh doanh g ạo n ữa, thì cũng t ốt cho ng ười nông dân có nhi ều ngu ồn đ ể bán lúa g ạo h ơn, ph ần ng ừơi tiêu th ụ nh ư chúng tôi ch ắc cũng đ ược l ợi vì giá c ả c ạnh tranh."

Mở cửa cho nước ngoài

Tất cả các thông tin liên quan tới việc doanh nghiệp nước ngoài sớm được kinh doanh phân phối gạo, cũng như tham gia xuất khẩu gạo là bắt nguồn từ một công văn của văn phòng chính phủ vào ngày 30/7 vừa qua.

Theo đó Phó Thủ Tướng Hoàng Trung Hải đồng ý về nguyên tắc nội dung kiến nghị của Bộ Công Thương, về điều kiện kinh doanh và cơ chế quản lý đối với việc kinh doanh mặt hàng gạo của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Phó Thủ Tứơng chỉ đạo về lâu dài Bộ Công Thương xem xét ban hành, hoặc kiến nghị chính phủ ban hành qui định pháp lý điều chỉnh, sửa đổi các qui định hiện hành để phù hợp với thực tế, bảo đảm tính công khai minh bạch trong quản lý điều hành của chính phủ về lĩnh vực này.

Liên quan tới chuyện doanh nghiệp FDI có thể tham gia xuất khẩu gạo, TS Lê Đăng Doanh chuyên gia kinh tế độc lập ở Hà Nội từng có nhận định:

"Tôi nghĩ là v ề xu ất g ạo thì nên th ảo lu ận nên tìm m ột công th ức nh ất đ ịnh, nh ư Thái Lan h ọ gia nh ập WTO lâu r ồi nh ưng h ọ đâu có cho phép doanh nghi ệp Vi ệt Nam vào mua g ạo đ ể xu ất kh ẩu. Không nên nghĩ là t ự nhiên đ ến năm 2011 thì chúng ta s ẽ m ở toang c ửa và m ọi chuy ện tr ở nên h ết s ức t ự do. Đi ều đó theo tôi s ẽ không x ảy ra."

Trên các diễn đàn công khai, nhiều nhà khoa học chuyên gia và doanh nhân cùng có chung ý kiến là không nên lo sợ thái quá về việc các đại gia nước ngoài có nguồn vốn lớn, công nghệ tiên tiến sẽ lấn áp doanh nghiệp trong nước trong hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh phân phối lúa gạo.

Thật ra nếu doanh nghiệp FDI làm khai thông thị trường, nông dân bán được lúa cao giá hơn thì cũng là điều đáng hoan nghinh.

Tuy vậy, một doanh nhân ngành lúa gạo nói với chúng tôi rằng, sẽ có những rào cản hợp pháp, tuy không cấm cản nhưng hạn chế doanh nghiệp nước ngoài lấn sâu vào họat động kinh doanh phân phối và xuất khẩu gạo.

Bởi vì theo doanh nhân này, hai Tổng Công Ty Lương Thực I và II của nhà nước hiện chi phối đến hơn phân nửa tổng lượng gạo xuất khẩu của VN.

Hơn nữa trên ý nghĩa nào đó lúa gạo cũng là thứ vũ khí chính trịở Việt Nam, nếu như người ta nhớ lại những quyết định ngừng xuất khẩu gạo trong khi được giá. Bởi vì gạo xuất khẩu cao giá, sự tranh mua tranh bán lúa gạo cũng có thể làm thị trường lương thực trong nước tăng nhiệt, ảnh hưởng chính sách ổn định của Nhà nước.