Quý vị và các bạn trẻ có thể tìm đọc quyền sách qua địa chỉ www.dongautaivietnam.com. Mời quý thính giả theo dõi cuộc nói chuyện do Nguyễn Khanh thực hiện sau đây.
Từ Đông Âu…
Nguy ễn Khanh: Thay m ặt quý thính gi ả, Ban Viêt Ng ữ chúng tôi xin cám ơn ông đã nh ận l ời tham d ự bu ổi nói chuy ện hôm nay. M ột s ố quan sát viên chính tr ị Đ ức cho r ằng chính ng ười Hungary m ới là ng ười đ ầu tiên đã làm v ỡ b ức t ường Bá Linh, ông nghĩ sao v ề đi ều này?
Lý Thái Hùng: Thưa anh đúng như vậy. Bởi vì ngày mùng 2 tháng Năm 1989, Hungary là quốc gia đầu tiên trong khối Cộng Sản Đông Âu mở cửa biên giới với Áo để người dân của họ có thể qua lại các nước Tây Âu.
Lợi dụng điều này, từ tháng Tám 1989 đã có hàng ngàn người Đông Đức lấy cớ đi nghỉ hè đưa gia đình sang Hungary và Tiệp Khắc. Hai chính quyền này đã yêu cầu Đông Đức phải có biện pháp giải quyết nhưng Đông Đức không làm, và cuối cùng Hungary mở cửa cho những người từ Đông Đức chạy sang tìm đường đến Tây Đức tỵ nạn.
Từ ngày 30 tháng Chín cho đến mùng 4 tháng Mười 1989 có khoảng 17,000 người Đông Đức đã được đưa bằng 6 chuyến xe lửa từ Hungary và Tiệp Khắc sang Tây Đức tỵ nạn. Chính làn sóng tỵ nạn này đã chính quyền Đông Đức lung túng, sau đó là những cuộc biểu tình quy tụ hàng trăm ngàn người ở Leppiz, Bá Linh vào cuối tháng Mười, khiến tình hình Đông Đức thêm rối loạn, có thể nói là tê liệt, không giải quyết được những yêu sách của người dân.
Và cuối cùng vào ngày mùng 9 tháng 11 năm 1989, Đông Đức tuyên bố bãi bỏ bức tường Bá Linh, bãi bỏ kiểm soát ngăn chận không cho người dân qua lại.
Nguy ễn Khanh: Theo ông thì đi ều gì đã làm cho Kh ối C ộng s ản Qu ốc T ế, đ ặc bi ệt là Liên Xô đã tan rã toàn di ện sau khi b ức t ường Bá Linh s ụp đ ổ?
Lý Thái Hùng: Tôi nghĩ rằng bức tường Bá Linh do chính quyền Đông Đức dựng lên vào năm 1961 để ngăn làn sóng tỵ nạn từ Đông sang Tây Bá Linh. Không những thế, bức tường Bá Linh cũng là yếu tố chia cách Đông và Tây hay nói một cách cụ thể là tạo ra sự căng thẳng giữa khối Cộng Sản do Liên Sô đứng đầu và khối Tự Do do Hoa Kỳ đứng đầu.
Tình trạng căng thẳng do chính Đông Đức và Liên Sô tạo ra, rồi cũng chính họ phá vỡ bức tường Bá Linh có nghĩa là họ tự hủy diệt, chấp nhận đầu hàng làn sóng đòi tự do dân chủ của ngưiời dân, và yếu tố tự hủy diệt đó đã làm cho nội bộ Cộng Sản phải bối rối, lúng túng, để cuối cùng sụp đổ hàng loạt trước những phong trào dòi8 dân chủ, tự do của người dân.
Đến Trung Quốc
Nguy ễn Khanh: N ếu nhìn l ại l ịch s ử thì th ưa ông, đ ừng quên là vào tháng 6 năm 1989 có hai cu ộc cách m ạng dân ch ủ đã x ảy, m ột ở Ba Lan, Hung Gia L ợi t ại Đông Âu và m ột ở Thiên An Môn, Trung Qu ốc. Đ ến bây gi ờ, câu h ỏi v ẫn th ường đ ược nh ắc đ ến là t ại sao Đông Âu thì thành công mà t ại Trung Qu ốc l ại th ất b ại? V ới câu h ỏi này, câu tr ả l ời c ủa ông nh ư th ế nào?
Lý Thái Hùng: Đây là câu hỏi mà, theo tôi nghĩ, đó là bài học mà tất cả mọi ngườì đều có thể rút ra từ những cuộc đấu tranh trong 20 năm vừa rồi.
Sở dĩ Đông Âu thành công vì trước khi phong trào dân chủ bộc phát năm 1989, các lực lượng dân chủ đãn có một thời gian từ 8 đến 10 năm để xây dựng hạ tầng cơ sở. Như mọi người thấy là từ 1980 Công Đoàn Đoàn Kết Ba Lan đã dược thành lập và xây dựng nền tảng cho cuộc đấu tranh, cho đến năm 1988 thì họ bắt đầu hoạt động thật mạnh mẽ, chon nên khi đối đầu công khai với nhà cầm quyền và bị đàn áp dữ dội họ vẫn có thể sống còn , vẫn hoạt động, vẫn mở những mặt trận tấn công làm chính quyền Cộng Sản bị tê liệt, vì hạ tầng cơ sở của họ vững chắc. Dù có bị đàn áp, họ vẫn tiếp tục đầu tranh được.
Trong khi đó biến cố Thiên An Môn lại thất bại vì phong trào thanh niên trí thức bộc phát từ ngày 15 tháng Tư 1989 với mục tiêu để tưởng niệm Cố Tổng Bí Thư Hồ Diệu Bang, và trong vòng 2 tháng sau đó mới biến thành phong trào chống tham nhũng và đòi dân chủ. Vì thiếu cơ sở hạ tầng nên khi ông Đặng Tiểu Bình đưa quân vào tiêu diệt thì phong trào hoàn toàn tan rã, những người lãnh đạo phải bỏ chạy hoặc bị bắt. Cuối cùng phong trào coi như bị dẹp luôn, không có nền tảng để có thể tụ lại tiếp tục đấu tranh.
Hai hình ảnh đó cho thấy trong đấu tranh bất bạo động để chống độc tài, việc xây dựng nền tảng để có thể đấu tranh lâu dài là điều rất quan trọng, và đó là lý do tại sao Đông Âu thành công mà Thiên An Môn lại không thành công.
Và Việt Nam...
Nguyễn Khanh: Các nhà quan sát Châu Á th ường nói r ằng Vi ệt Nam và Trung Qu ốc đã h ọc đ ược nh ững bài h ọc ở Đông Âu và Liên Xô cách đây 20 năm nên đã thoát đ ược s ự s ụp đ ổ, đ ồng th ời nh ờ đ ẩy m ạnh c ải cách kinh t ế, dù là c ải cách trong s ự đ ộc quy ền chính tr ị, nên gi ờ đây h ọ đã gi ữ ổn đ ịnh tình hình, do đó mà khó có m ột cuôc cách m ạng dân ch ủ nh ư Đông Âu x ảy ra ở Trung Qu ốc hay Vi ệt Nam. Ông có chia s ẻ nh ận đ ịnh đó không?
Lý Thái Hùng: Thưa anh đúng. Việt Nam và Trung Quốc đương nhiên có nghiên cứu về sự kiện Đông Âu và họ rút ra được những đối sách để giải tỏa những bất mãn của quần chúng, vì cải cách nửa vời đã tạo thành bất mãn trong xã hội.
Một số những biện pháp mà mọi người nhìn thấy như là họ nắm chặt truyền thông một cách tối đa, hay là triệt hạ những mầm đối kháng từ trong trứng nước và ngăn chận mở rộng xã hội dân sự, đặc biệt là duy trì một lực lượng công an để luôn luôn tạo ra tình trạng căng thẳng, đặc biệt hơn nữa là cố gắng thảo hiệp trong nội bộ để giữổn định chính trị. Đó là những biện pháp mà họ làm trong 20 năm qua để giữ được ổn định, nhưng tôi nghĩ đó chỉ là ổn định bề mặt thôi, còn bên dưới thì họ tìm đủ mọi cách để khống chế người dân.
Điều mà tôi nhìn thấy là Việt Nam cũng như Trung Quốc không thể giải quyết nổi các yếu tố sau đây: thứ nhất là khát vọng dân chủ của người dân ngày càng gia tăng theo đà phát triển kinh tế, thứ hai là tình trạng tham ô nhũng lạm, phân hóa giầu nghèo và sự mất niềm tin của giới trí thức vào chế độ ngày càng gia tăng.
Vì thế, tôi cho rằng Cộng Sản Việt Nam cũng như Trung Quốc có thể làm chậm bước phát triển của lực lượng dân chủ chứ không thể nào ngăn cản hoàn toàn sức đấu tranh của người dân.
Cũng vì thế tôi nghĩ rằng sự chống đối của người dân ở Việt Nam hay tại Trung Quốc vẫn là những yếu tố cần phải quan tâm theo dõi và chờ đợi một biến động chính trị hay là một biến động nào đó dể bộc phát rộng lớn hơn, cũng như chúng ta đã thấy biến động xảy ra ở Ba Lan, Tiệp Khắc, Hungary… 20 năm trước đây.
Tất cả đều bắt đầu từ những yếu tố rất đặc thù của xã hội và từ đó bùng vỡ ra. Tôi cho rằng với quy luật khi phát triển kinh tế mà chính quyền vẫn duy trì quyền lực chính trị độc tôn thì đương nhiên sẽ tạo thành bùng vỡ do sự bất mãn của người dân.
Nguy ễn Khanh: Dân chúng tuy có b ất mãn các chính sách c ải t ổ c ủa chính quy ền, nh ưng các nhóm đ ối kháng quá y ếu và không đ ược dân bi ết đ ến nhi ều, nên đã không t ổ ch ức đ ược m ột phong trào ph ản kháng r ộng l ớn t ại Vi ệt Nam và Trung Qu ốc. H ậu qu ả nh ư ông th ấy là các nhà dân ch ủ v ừa xu ất hi ện thì li ền b ị nhà c ầm quy ền b ắt c ầm tù nên đã không th ể d ấy lên m ột l ực l ượng đ ấu tranh m ạnh m ẽ. Ông đã nghiên c ứu v ề tình hình Đông Âu, tình hình Vi ệt Nam và Trung Qu ốc, nên chúng tôi xin h ỏi ông là làm sao đ ể kh ắc ph ục đi ều này?
Lý Thái Hùng: Đối với những người đấu tranh thì việc bị khống chế, bị bắt bớ, bị đàn áp… là thủ đoạn chung của các chế độ độc tài. Các chế độ này nhắm vào 2 mục tiêu: thứ nhất là gia tăng sự sợ hãi để người dân không ai còn dám chống lại chế độ, thứ hai là họ ngăn chặn sự liên kết giữa các lực lượng để không tạo được phong trào. Cho đến nay sự sợ sệt của người dân tuy có giảm nhưng vẫn còn bị nhà cầm quyền tim cách cô lập kinh tế, uy hiếp gia đình… nên nhiều người vẫn còn sợ, cho nên cũng chưa thể tạo thành mối liên kết giữa các nhà tranh đấu với nhau.
Tình trạng đối kháng ở Trung Quốc và Việt Nam là có, nhưng để trở nên mạnh hơn thì phải được hỗ trợ trên một số lãnh vực. Thứ nhất là hỗ trợ về mặt pháp lý để người dân thấy họ không còn thấp cổ bé miệng, không bị cô lập hoàn toàn, họ có lực để đối kháng, thứ hai là yểm trợ bằng tài chánh để họ thoát khỏi cô lập kinh tế.
Một yếu tố quan trọng khác là kêu gọi áp lực của quốc tế, một yếu tố mà tôi cho là sẽ giúp giảm bớt sự khống chế của chế độ lên trên người dân, lên trên những người đấu tranh. Sau cùng là mỗi người chúng ta đều giúp phương tiện thông tin, ngăn chận bưng bít, giúp loan tải những tin tức. Đó là những gì tôi thấy cần thiết phải làm, những biện pháp, những nỗ lực để khắc phục tình trạng đối kháng vẫn còn suy yếu.
Nguyễn Khanh:
Xin cám
ơn ông.