Họp mặt Dân chủ 2008 tại Paris, Pháp quốc (phần 1)

Vừa rồi tại Pháp đã diễn ra cuộc "Họp Mặt Dân Chủ", điểm hội tụ của những người quan tâm đến vấn đề dân chủ tại Việt Nam, muốn tranh đấu bất bạo động để xây dựng nền dân chủ ấy.

0:00 / 0:00

Những người tham gia họp mặt dân chủ có thể thuộc các chính đảng khác nhau, hay các tổ chức nhân quyền, hay họat động độc lập, nhưng quyết định gặp nhau mỗi năm một lần, kể từ năm 2002 để thảo luận những vấn đề đựơc quan tâm và theo dõi.

Năm nay, cuộc họp diễn ra tại Pháp. Nguyễn An có mặt và ghi nhận.

Tĩnh Hội 2008

Họp Mặt Dân Chủ 2008 diễn ra tại khách sạn Etap Hotel ở thành phố Pontault Combault thuộc vùng ngọai ô phía Đông Paris trong ba ngày, từ 2 đến 4 tháng năm. Về số người tham dự, Giáo sư Đòan Viết Họat, trong Ban Phối Hợp cho biết:

"Có 48 người tham dự. Tổng kết cuối cùng của Ban Tổ Chức cho chúng tôi biết là 48 người và đến từ rất nhiều quốc gia mà cũng có lẽ là lần đầu tiên đến từ nhiều quốc gia khác nhau như thế. Chỉ biết là 2 vị đến từ Liên Xô cũ, lần đầu tiên mời đuợc, đã đồng ý, đã chuẩn bị, nhưng cuối cùng rồi vì lý do sức khoẻ (mà không đến được), đấy là một điểu rất tiếc. Chỉ có từ Hoà Lan, từ nước Đức, từ Ba Lan, từ Tiệp Khắc, tử Mỹ, và tất nhiên từ Pháp."

Như vậy, Họp Mặt Dân Chủ năm nay đã đạt kỷ lục so với những kỳ trứơc kể từ năm 2002, với số người tham dự đông nhất và đến từ nhiều quốc gia nhất. Tham dự viên lớn tuổi nhất là cựu đại sứ Bùi Diễm năm nay 86 tuổi và trẻ nhất là cô Hòang Lan mới 25 tuổi.

Ba ngày Họp Mặt Dân Chủ 2008 đựơc gọi là Tĩnh Hội 2008 bắt đầu ngay từ tối Mùng Một Tháng Năm với phần tự giới thiệu và làm quen. Trong hai ngày Thứ Sáu và Thứ Bảy, các buổi thuyết trình và thảo luận đã diễn ra cả ba buổi sáng, chiều và tối, tổng cộng 17 giờ, với 3 chủ đề chính, chia ra làm 9 đề tài.

Các đề tài bàn thảo

Trong chủ đề thứ nhất là Lý Luận Dân Chủ, có ba đề tài: Thứ nhất có tựa là "Đệ Tam Cộng Hòa, những tiền đề mới của một tư duy chính trị về một nứơc Việt Nam mới" với thuyết trình viên Trần Thanh Hiệp.

Trong bài thuyết trình sau đó đựơc góp ý sôi nổi với 23 lần phát biểu, Luật sư Hiệp xác định không đưa ra một chủ thuyết mới, mà chỉ nêu lên những cơ sở thảo luận vấn đề thay thế chế độ xã hội hiện nay ở trong nứơc mà ông cho là phi chính thống, và do đó không chính đáng, để xây dựng một nước Việt Nam mới mà ông đặt tên là "Đệ Tam Cộng Hòa."

Nền dân chủ của nước Việt Nam mới sẽ là một nền dân chủ chân chính, tòan dân, tòan diện, thể hiện đầy đủ bốn lọai quyền: Quyền của quốc gia, quyền của con người, quyền của công dân và quyền của dân tộc.

Trả lời những tham dự viên không đồng ý với tên gọi Đệ Tam Cộng Hòa, diễn giả Trần Thanh Hiệp nói:

"Anh có thể gọi không là Đệ Tam Cộng Hoà, anh gọi là Vương Quốc Cộng Hoà cũng được, hay là Vương Quốc gọi là cái gì cũng được, nhưng mà phải có danh từ, thì những người nào chê, không dùng Đệ Tam Cộng Hoà thì cho một danh từ dởm.

Điểm thứ hai là đệ nhất, đệ nhị, đệ tam không phải là nối dài như có người nói. Nước Pháp, Đệ Nhất, Đệ Nhị, Đệ Tam, Đệ Tứ, Đệ Ngũ đâu có phải là nối dài, Đệ Ngũ Cộng Hoà đâu có nối dài của Đệ Nhất.

Còn bốn quyền, ngoài cái quyền con người, ngoài cái quyền dân tộc, còn có quyền nhà nước, có quyền pháp trị, mà đã theo quyền chân lý của nhân quyền hiện thời bây giờ đó, là nhân quyền là quyền của người dân để kiểm soát các hành vi của nhà nước."

Dân chủ trong thị trường VN

Hai bài thuyết trình khác thuộc chủ đề Lý Luận Dân Chủ là bài của diễn giả Nguyễn Duy với đề tài "Vai trò của Xã Hội Dân Sự trong tiến trình Dân Chủ Hóa Việt Nam" và bài của nhà báo Từ Thức về "Vai trò của Truyền Thông trong cuộc Vận Động Dân Chủ."

Diễn giả Nguyễn Duy đã có sáng kiến chia số người tham dự ra thành bốn nhóm thảo luận các khía cạnh khác nhau của đề tài và sau đó tổng kết lại. Ý kiến chung cho rằng trong tình hình hiện nay, việc xây dựng một xã hội độc lập với đảng và nhà nứơc Việt Nam là khá thuận lợi.

Các tham dự viên cũng nêu lên một số điểm nên thực hiện để thúc đẩy tiến trình xây dựng xã hội dân sự trong nước thành một phong trào chính trị quần chúng. Ngòai ra, tên gọi Xã Hội Dân Sự cũng gây nhiều tranh cãi, vì có vị cho rằng nên sử dụng từ "Xã Hội Công Dân" thì sẽ phản ánh đúng nội dung hơn.

Nhà báo Từ Thức đã nêu lên một quan điểm mới để làm tiền đề cho phần thuyết trình của mình. Ông cho rằng Dân Chủ là một sản phẩm tốt, và những người quan tâm đến dân chủ cho Việt Nam phải tìm cách tiêu thụ nó trong thị trường là người dân Việt Nam.

Con đường tiếp thị ấy là truyền thông, cho nên phải nắm vững những nguyên tắc của truyền thông. Với cách trình bày giản dị và vui, nhà báo Từ Thức đã thành công khi đưa tòan thể tham dự viên vào một lĩnh vực tuy cơ bản và cần thiết nhưng lại bị xao lãng từ trứơc đến nay.

Tình hình tại Việt Nam

Phần đựơc quan tâm hơn, là chủ đề hai: Nhận định về tình hình Việt Nam trong năm qua. Có bốn bài thuyết trình thụôc chủ đề này của các diễn giả: Bùi Tín, Nguyễn Văn Trần, Nguyễn Ngọc Bích, Vũ Thư Hiên và Hòang Lan.

Diễn giả Bùi Tín năm nay đã trên 80 nhưng giọng nói vẫn sang sảng, tổng kết những nét chính về "Thời cuộc trong ngòai nứơc thời gian qua và dự phóng trong những năm tới."

Ông Bùi Tín cho rằng tình hình tranh đấu cho dân chủ ở Việt Nam đã có nhiều chuyển động ở quốc nội qua những phản kháng của quần chúng về vụ Hòang Sa và Trường Sa cũng như về vụ dân oan khiếu kiện.

Ông cũng cho rằng sự bất lực của chính quyền trong lĩnh vực kinh tế tài chính đã tạo nên hàng lọat bất mãn nơi người dân. Ông nhấn mạnh:

"Không còn có cái gì là sợ hãi như là trước, thì cái này cũng là do sự hỗ trợ ở bên ngoài đòi hỏi không được có những vụ xử án 10 năm, 15 năm, 20 năm như trước."

Tuy nhiên, ông vẫn dự đóan có thể chế độ thống trị của một đảng sẽ vẫn tồn tại một thời gian nữa.

Diễn giả Nguyễn Văn Trần, trong bài thuyết trình với đề tài "Nhận định về phong trào quần chúng thời gian qua" đã điểm qua các phong trào quần chúng trong ngòai nước từ trước đến nay. Ông cho rằng các phong trào ấy chưa đạt đựơc đến mức có thể gọi là phong trào vì lý do cơ bản là thiếu lãnh đạo:

"30 năm qua, từ cái phong trào quần chúng không bỏ bê được những người xuất sắc mới để lãnh đạo công cuộc đấu tranh, những người cũ thì nhiều kinh nghiệm, nhưng cũng vì chung một cái môi trường đó mà cũng không tập hợp được, không lãnh đạo được đúng, do đó thành công rất là hạn chế.

Giờ nhìn về trong nước thì hầu hết các tập hợp mà có tính chất chính trị thì đều bị chính quyền cộng sản đàn áp. Nhưng cái nhu cầu ở trong nước, có những cái hoạt động, có những tổ chức rất là lớn, rất là rộng rãi, thanh niên - sinh viên hiện bây giờ đòi quyền đi học, những bệnh nhân đòi quyền chữa trị, dân oan đòi những cái gì mình mất mát, tất cả những cái đó nhưng mà chỉ là bột phát từng địa phương, từng hoàn cảnh, bởi vì muốn tổ chức lại tất cả những hiện tượng đó, nhưng hoạt động đó để thành một phong trào cũng chưa có."

Vẫn theo lời ông Trần thì hiện nay chỉ có phong trào công nhân có thể trở thành một lực lựơng nhưng vì thiếu lãnh đạo, nên điều đó vẫn chưa thực hiện được.

--------------------------

Vừa rồi là phần đầu bài tường trình của Nguyễn An về "Họp Mặt Dân Chủ 2008" tổ chức tại Paris tuần vừa qua. Trong buổi phát thanh tới, mời quý vị nghe tiếp phần hai, ghi lại nhận định của giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, nhà văn Vũ Thư Hiên và đặc biệt là của sinh viên Hòang Lan về "Họat động dân chủ trong và ngòai nứơc trong thời gian qua."