Gia Minh, phóng viên đài RFA
Đất nước Việt Nam được thiên nhiên ban tặng cho bao cảnh đẹp t ự nhiên độc đáo. Một trong nh ững khu được cả thế giới biết tiếng và được Ủy ban Văn hóa- Khoa học- Giáo dục- Khoa học Liên Hiệp Quốc (UNESCO) hai lần công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Đó là Vịnh Hạ Long.
Tuy nhiên khi mà tình hình khí hậu thay đổi bị cho là nguyên nhân gây nên bao biến đổi trên Trái Đất, thì không một nơi nào có thể thóat khỏi những tác động đó, nhất là những vùng nằm ven biển như Vịnh Hạ Long của Việt Nam.
Việt Nam nhận thức về tình trạng đó ra sao và có những biện pháp như thế nào để có thể tiếp tục khai thác quà tặng thiên nhiên ban cho? Trong chuyên mục Khoa Học & Môi Trường đầu năm mới 2008 này, Gia Minh trình bày một số thông tin liên quan đến vấn đề vừa nêu.
Vịnh Hạ Long là một phần bờ tây của Vịnh Bắc Việt. Theo cảnh báo của giới chuyên gia thế giới thì khi nước biển dâng lên nhiều đảo sẽ bị chìm trong nước. Tiến sĩ Nguyễn Chu Hồi, Viện Trưởng Viện Quy Họach Thủy Sản của Việt Nam đưa ra một số ý kiến về tình hình đó như sau:
Tiến sĩ Nguyễn Chu Hồi : Sự dâng lên ấy thì nó sẽ làm cho một số các đảo nhỏ thấp và một số các hang động nằm ở phần thấp sẽ bị ngập chìm trong tương lai, thì phải nói như vậy.
Đối với đơn vị phụ trách khu vực này là Ban Quản Lý Di Sản Vịnh Hạ Long, họ nắm đến đâu những cảnh báo mà giới khoa học đư a ra đối với khu vực Vịnh Hạ Long? Ông Nguyễn Công Thái, phó ban cho biết:
Ông Nguyễn Công Thái : Chúng tôi cũng chỉ có nghe nói chứ còn thông tin chính thức của một tổ chức khoa học nào đó nghiên cứu về sự tác động biến đổi khí hậu đối với Vịnh Hạ Long thì chúng tôi cũng chưa được có những báo cáo thông tin chính thức nào hết.
Thứ nhất là mình bây giờ phải nghiên cứu để khai thác những hệ thống hang động ở bậc cao hơn, vì hang động thường có nhiều nấc, từ nâc thấp đến nấc cao. Lâu nay mình khai thác cái mức ở dưới thấp. Sắp tới nếu những mực thấp ấy bị ngập chìm thì coi như là hang động ngầm, nó cũng có giá trị của nó.
Trước những viễn cảnh Vịnh Hạ Long bị tác động do biến đổi khí hậu mang lại thì Việt Nam đang có những chuẩn bị ra sao? Tiến sĩ Nguyễn Chu Hồi nói về điều này như sau :
Tiến sĩ Nguyễn Chu Hồi : Thứ nhất là mình bây giờ phải nghiên cứu để khai thác những hệ thống hang động ở bậc cao hơn, vì hang động thường có nhiều nấc, từ nâc thấp đến nấc cao. Lâu nay mình khai thác cái mức ở dưới thấp. Sắp tới nếu những mực thấp ấy bị ngập chìm thì coi như là hang động ngầm, nó cũng có giá trị của nó.
Sau này mình lại khai thác. Anh muốn sử dụng thì anh phải khai thác nó chứ không phải anh chống lại nó. Ứng phó như thế nào đó để anh có lợi. Thí dụ như khi nó ngập xuống thì anh lại tăng cường cái hình thức "ba-dinh", rồi ngắm xem cái cảnh quan ngầm dưới nước cũng là một cái đẹp. Anh phải biết lợi dụng, lợi dụng thiên nhiên để mà anh làm cái "service" cho mình.
Sau đó thì phần nổi thì anh khai thác cái hệ thông hang động ở thế hệ hai, hiện nay nó đang nằm cao sau này nó lại sát mặt nước, anh lại khai thác cái đó. Hiện nay tôi đang đánh giá cái năng lực quản lý Vịnh Hạ Long của UNESCO nó mời, thì tôi thấy là còn ít quá. Thế thì hình thức khai thác của Hạ Long vừa rồi mới khai thác cái giá trị nhìn thấy, đó là giá trị hang động và thứ hai là cái giá trị diện mạo, tức là người ta đến ngắm nghía cái cảnh mà thôi.
Và rồi tôm cá thì anh vẫn nuôi trong đó. Bây giờ tôi đề nghị phải chú ý một số nghề mới: câu cá giải trí này, rồi những dịch vụ về lặn này, khi đó mình mới khai thác được. Điểm thứ hai của Vịnh Hạ Long đó, các đảo đá vôi rất hiểm trở cho nên còn nhiều giống loài rất là mới mà mình chưa nghiên cứu.
Vừa rồi IOXEM với một số tổ chức quốc tế của Anh giúp chỉ một thời gian ngắn thôi nhưng họ đã phát hiện ra 17 loài thực vật mới, loài mới, đặt tên mới trên thế giới, thực vật của cảnh quan đá vôi nước mình mà thế giới không có. Lâu nay người ta thấy nó nổi tiếng người ta ít nghiên cứu ở trên núi đá. Bây giờ làm thử.
Như vậy nếu mà anh làm thì còn rất là nhiều. Thứ hai nữa tiềm năng của vùng này thì còn nguyên vùng bởi vì từ Hải Phòng và đảo Cát Bà lên sát biên giới Trung Quốc, cái chỗ đảo của Việt Nam thì nó dài khoảng 300 cây số mà chiều ngang khoảng độ 60 cây, nó gồm hơn 2 nghìn hòn đảo, nhiều nơi cũng đẹp chẳng kém gì Vịnh Hạ Long.
Chúng tôi cũng có ý định đang muốn làm sao kiến nghị về mặt sinh thái học, mở rộng ra, liên kết, chứ không thể chỉ có một Hạ Long bé như thế này. Công nhận nó là một vùng sinh thái đặc biệt vè biển của Việt Nam dài 300 cây số đó.
Nếu mà làm như thế thì giá trị của vùng này tăng lên, không khác gì cái vùng Biển San Hô nổi tiếng như vậy ở Úc. Biển San Hô (Coral Sea) chỉ có san hô, thì nếu như chúng ta công nhận từ cái vùng 300 cây số chiều dài cái quần đaot Tây-Bắc Vịnh Bác Bộ này của Việt Nam thì nó sẽ trở thành không chỉ có cảnh quan nằm dưới nước như ở Úc (san hô ở chung quanh các đảo0 mà nó còn cảnh quan nổi ở các đảo đá vôi và các đảo khác rất kỳ dị của hơn hai nghìn hòn đảo.
Chúng tôi có tính là trao đổi với với các chuyên gia quốc tế thì họ nói thấy cái cách nghĩ như vậy. Cái khu vực này nó hũng vĩ ở chỗ đó. Vịnh Hạ Long nó chỉ là cái điểm trong một cái vùng rất hũng vĩ. Nhiều nơi trong vùng đảo này còn tuyệt vời hơn, độc đáo hơn." Bấy lâu nay thì người dân sinh sống trong khu di sản thiên nhiên có nhận xét ra sao đối v ới việc bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long? Một cư dân tại đó cho biết: "Cơ quan quản lý nhà nước không có làm gì ảnh hưởng đến cái vịnh ấy cả, chỉ có cải tạo. Một cái hang Thiên Cung cũng tốt thôi. Nếu không cải tạo thì khách thể chiêm ngưỡng được, chỉ đến cửa hang là đá lấp đầy cửa hang rồi. Tức là môi trường nước cũng có thể có do các lượng dầu rồi là các chất thải từ trên tàu nhưng không có chất thải rắn.
Chất thải rắn bây giờ người ta có thể cho vào bao vào sọt các thứ và người ta mang về bến để đổ. Nhưng mà ô nhiễm về nước đấy thì cái cơ quan quản lý Vịnh Hạ Long người ta đang xử lý với cái Sở Tài Nguyên Môi Trường người ta cũng đang nỗ lực xử lý. Bây giờ các chất thải chảy ra đấy đều phải qua xử lý hết.”
Ban Quản Lý Di Sản Vịnh Hạ Long cũng có thừa nhận về một số những vấn đế gây ảnh hưởng đến môi trường Vịnh Hạ Long cùng các biện pháp mà họ đưa ra để giải quyết:
Ban Quản Lý : Trở ngại lớn thì hiện nay chúng tôi muốn là sự kết hợp của các cơ quan ban ngành địa phương có liên quan đến việc bảo tồn - khai thác Vịnh Hạ Long cần có sự quan tâm, phối hợp chặt chẽ hơn nữa.
Và thứ hai là nhận thức của cộng đồng người dân, rồi du khách, rồi những người dân sống trên Vịnh Hạ Long cần phải tiếp tục nâng cao hơn nữa để đều có ý thức trách nhiệm rõ ràng đây là một di sản chung của nhân loại mà mọi người cần có trách nhiệm ccùng bảo vệ giũ gìn cái giá trị của nó chứ không riêng gì một cơ quan quản lý di sản Vịnh Hạ Long.
Đối với Việt Nam mình thì nhận thức của du khách của mình nó không đồng đều, nhất là một số du khách - tôi nói một số du khách - thí dụ như đối tượng có trình độ còn thấp chẳng hạn, hay là công nhân - những người lao động ấy, thì thường ra người ta đi thăm Vịnh,.cũng theo chương trình du lịch vui chơi, nhưng cái nhận thức của người ta thì người ta không có nhận thức được, nói một cách cặn kẽ toàn diện là ý thức trách nhiệm cao như những du khách có học thức, có nhận thức.
Cái ấy là đối tượng mà chúng tôi cho rằng những đối tượng ấy cũng còn có những biểu hịên là không có ý thức trách nhiệm cao lắm đối với việc gữi gìn cảnh quan môi trường Di Sản Vịnh Hạ Long.
Biện pháp chủ yếu của chúng tôi đối với du khách là, thứ nhất là chúng tôi tuyên truyền bằng hình thức panno quảng cáo, rồi phát tờ rơi, tờ gấp, hoặc là những nội quy ở mỗi điểm tham quan Vịnh Hạ Long, hoặc là trước khi xuất bến đi tàu thì chúng tôi đều có nhũng quy định rát là cụ thể để người ta nắm hiểu được.
Hai nữa là trên tàu chúng tôi có hướng dẫn viên, có nhân viên trên tàu hoặc là nhân viên theo đoàn đều trước lhi hướng dẫn giới thiệu khách phải hiểu giá trị Vịnh Hạ Long đều có những lời nhắc nhở hoặc tuyên trưyền.
Hầu như ai cũng biết rằng đến thàm Vịnh Hạ Long thì đều phải chấp hành quy định, rất nhiều quy định trong đó có quy định giữ gìn, bảo vệ môi trường Di Sản Vịnh Hạ Long. Còn có đối tượng nào người ta biết rồi mà cố tình vi phạm thì chúng tôi có thể nhự thì nhắc nhở, nặng hơn thì có thể là phạt cảnh cáo, phạt hành chính.
Chúng tôi có cái đội gọi là Đội Thanh Tra Di Sản Vịnh Hạ Long hiện nay có hơn 10 người và bên ngành công an của tỉnh thì người ta cử hẳn 5 chiến sĩ công an từ thiếu tá đến đại uý, toàn là sĩ quan, tham gia vào hẳn bên chúng tôi đi kiểm tra, kiểm soát hàng ngày các điểm, các khu vực trên Vịnh Hạ Long. Nếu phát hiện những vụ việc nào vi phạm thì chúng tôi vừa tuyên truyền và thứ hai nữa có trường hợp vi phạm thì chúng tôi xử lý hành chính luôn, kể cả khách trong nước và ngoài nước.
Đối với Việt Nam mình thì nhận thức của du khách của mình nó không đồng đều, nhất là một số du khách - tôi nói một số du khách - thí dụ như đối tượng có trình độ còn thấp chẳng hạn, hay là công nhân - những người lao động ấy, thì thường ra người ta đi thăm Vịnh,.cũng theo chương trình du lịch vui chơi, nhưng cái nhận thức của người ta thì người ta không có nhận thức được, nói một cách cặn kẽ toàn diện là ý thức trách nhiệm cao như những du khách có học thức, có nhận thức.
Gia Minh : Còn đối với người dân địa phương thì vừa qua báo chí họ cũng có đăng thông tin là những nhà thuyền được thành lập rất là nhiều và gây ảnh hưởng đến cảnh quan, thì vấn đề đó ra sao ạ?
Ban Quản Lý : Quả thật là trước đây, khoảng hai ba năm trứớc đây thì có tình trạng là một số ít người sống trên bờ dọc Vịnh Hạ Long, người ta do nhu cầu dịch vụ mà người ta có làm một số nhà bè để làm nơi cho du khách ăn uống, bán hải sản ăn uống dọc ven bờ Vịnh Hạ Long, ngoài vùng trung tâm di sản thôi.
Nhưng mà một vài trường hợp, nhưng mà Uỷ Ban Nhân Dân Thành Phố Hạ Long với Ban Quản Lý Vịnh Hạ Long chúng tôi phối hợp cũng đã có cách xử lý kịp thời, đã yêu cầu họ phải di dời những nhà thuyền đó ra xa khỏi khu vực di sản. Hai nữa là những nhà nào cư trú, đậu trái phép thì chúng tôi đều xử lý trực tiếp.
Thế còn đối tượng mà hiện nay có một số bộ phận ngư dân người ta sống lâu đời trên Vịnh Hạ Long thành làng chài ngụ cư thì chúng tôi đã có những quy hoạch quản lý, phối hợp với chính quyền thành phố Hạ Long, quản lý họ và đưa họ vào những nơi làng chài ở cố định ở vị trí neo đậu ổn định. Và hai nữa cũng giống như trên đường phố vậy, thí dụ như cụm nhà bè, thuyền họ neo đậu ổn định thành những dãy sạch đẹp và phù hợp với cảnh quan môi trường.
Hơn nữa người ta sống cư trú ở đấy đều có những tuyên truyền rồi yêu cầu họ giữ gìn vệ sinh môi trường, đặc biệt ví dụ như không được vứt rác bừa bãi, không xả rác, không đánh bắt những hải sản bừa bãi, huỷ diệt hải sản, v.v. Hiện nay trong vùng Di Sản Vịnh Hạ Long có 3 làng chài được quy hoạch và quản lý, quản lý cả về mặt hành chính, dân cư, rồi mặt an ninh trật tự, môi trường, làm ăn sinh sống. Nói chúng alf quản lý tất cả các mặt.
Và với quan điểm của tỉnh là những dân cư đã có từ lâu đời trên Vịnh Hạ Long thì cố gắng ổn định, không tăng, không giảm, không được phát sinh bất cứ một người dân nào sống ở trên bờ mà xuống đấy nhập cư sống ở làng chàilà không được phép. Và xu hướng sau này là mình hạn chế dần, bớt dần số dân cư sống trên Vịnh, không khuyến khích việc tăng dân số trên Vịnh Hạ Long.
Chúng tôi xin phép được nhắc lại, hiện nay đang có họat động bầu chọn ra bảy kỳ quan thiên nhiên thế giới. Vịnh Hạ Long cũng đượ c Tổ chức NewOpenWorld giới thiệu. Ông Nguyễn Công Thái cũng cho biết về điều này:
Ông Nguyễn Công Thái : Sau khi có tổ chức NewOpenWorld ở Thuỵ Sĩ họ phát động tuyên truyền bầu chọn ra 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới thì có điều thuận lợi là sau khi phát động thì họ cũng đã đưa Vịnh Hạ Long là một trong đề cử để giới thiệu cho mọi người biết để bầu chọn.
Sau một thời gian mấy tháng vừa qua thì tỉnh Quảng Ninh và Bộ Văn Hoá Thể Thao Du Lịch phối hợp với các ngành địa phương và trung ương đã rất quan tâm và tuyên truyền rất rộng trong việc này để nhân dân trong và ngoài nước biết đến Hạ Long và hướng ứng bầu cho Vịnh Hạ Long.
Theo thông tin chúng tôi nhận được thì rất là vui là trong đợt bầu chọn vừa rồi thì họ có cho biết là tổ chức ở bên kia họ cũng thông tin là trong số phiếu thu được phải nói là họ thấy Vịnh Hạ Long của chúng ta là một trong ứng cử viên có số phiếu khá cao.
Từ nay đến tháng 8 sang năm, trong số đề cử họ sẽ chọn ra 77 điểm di sản thiên nhiên nổi tiếng thế giới có số phiếu khá nhất để vào giai đoạn hai. Giai đoạn hai họ sẽ bầu tiếp để chọn ra 7 di sản tiêu biểu. Mục Khoa Học & Môi Trường kỳ này tạm dừng tại đây, hẹn gặp lại quí thính giả và các bạn trong chương trình kỳ tới cũng vào giờ này trên làn sóng phát thanh của Đài Á Châu Tự Do. Gia Minh chào tạ m biệt.