Nhân xét của 1 thanh niên Hà Nội về các cuộc thẩm vấn của công an

Việt Long, phóng viên đài RFA

Nội dung các buổi thẩm vấn mà công an tiến hành với các anh Phạm Bá Hải, Nguyễn Ngọc Quang được đưa lên internet bằng âm thanh được rất đông đảo thính giả chú ý, qua số lượng thư từ mà chúng tôi tường trình trong nhiều lần trả lời thư tín. Phần đông các thư là từ những người trẻ ở nước ngoài, với một số là người ở trong nước.

InternetGame150.jpg
Hầu hết những thanh thiếu niên vào Internet là chơi game, chat hoặc xem bậy bạ. AFP PHOTO

Hầu hềt đều ủng hộ và ca ngợi lập trường dân chủ và sự can đảm của những người bị thẩm vấn. Còn tâm tư của những người khác nữa ở Việt Nam thì sao? Việt Long hỏi ý kiến một thính giả trẻ quen thuộc ở Hà Nội, có nghe được qua internet những buổi thẩm vấn đó, bạn Lê Phương ở Hà Nội. Trước hết Lê Phương nói lên cảm nghĩ của anh.

Lê Phương: Trong khi các anh Phạm Bá Hải, Nguyễn Ngọc Quang luôn giữ thái độ tin tưởng vào suy nghĩ đúng và lý tưởng dân chủ của mình thì chính những người công an lại thể hiện tinh thần yếu ớt, sự mệt mỏi và bất lực. Cũng có lúc họ to tiếng lên gân dọa nạt đấy nhưng họ không đưa ra được những chứng cứ hay lý lẽ thuyết phục gì cả.

Không phải vì họ kém cỏi. Lực lượng công an văn hóa, bảo vệ chính trị được chọn lọc rất kỹ càng. Đa phần đều có trình độ và đầu óc. Điều đó càng chứng tỏ rằng cái mà họ đang bảo vệ nó không còn là chân lý, không còn là lẽ phải. Nói tế nhị hơn thì nó đã lỗi thời rồi.

Việt Long: Bạn nhận xét thế nào về cung cách hành xử của những người công an đó?

Lê Phương: Lê Phương không hề ác cảm mà thấy thương cảm cho họ. Bởi vì rất có thể trong cuộc sống bình thường, những người công an xét hỏi đó họ vẫn là người con hiếu thảo với cha mẹ, người chồng thủy chung, người cha trách nhiệm với con cái, người bạn tin cậy. Nhưng vì tuân theo lệnh bên trên, vì đồng lương hàng tháng, mà đàn áp các nhà dân chủ là việc không chỉ chà đạp công lý, lẽ phải mà còn trái với lương tâm của chính họ.

Việt Long: Bạn ước đoán có chừng bao nhiêu phần trăm người dân trong nước nghe được những nội dung các cuộc thẩm vấn của công an với những người trẻ ủng hộ dân chủ mà chúng tôi đã phát thanh?

Nếu tính theo tỷ lệ % người dân được nghe chắc là ít thôi. Bởi vì chính quyền họ bắt các hàng Net cài đặt nhiều phần mềm tinh vi lắm để theo dõi khách vào truy cập đấy. Bây giờ là tường lửa mấy lớp đấy. Không chỉ ở Hà Nội nơi mạng lưới công an dày đặc đâu, mà ngay cả mấy tỉnh xa một tí như Thanh Hóa, Nghệ An em đi thì cũng thế.

Lê Phương: Nếu tính theo tỷ lệ % người dân được nghe chắc là ít thôi. Bởi vì chính quyền họ bắt các hàng Net cài đặt nhiều phần mềm tinh vi lắm để theo dõi khách vào truy cập đấy. Bây giờ là tường lửa mấy lớp đấy. Không chỉ ở Hà Nội nơi mạng lưới công an dày đặc đâu, mà ngay cả mấy tỉnh xa một tí như Thanh Hóa, Nghệ An em đi thì cũng thế.

Thành ra là nếu một cửa hàng có 20 máy thì chỉ có khoảng 2 người đọc tin trong nước và chắc chưa được tới một người vượt tường lửa vào các trang về dân chủ nhân quyền hoặc nghe đài RFA, VOA.

Còn lại đa số là chơi game, chat hoặc xem bậy bạ. Xem phim sex thì dễ lắm vì hầu hết các web site về sex có bị đặt tường lửa gì đâu. Số người theo dõi tình hình dân chủ bằng máy ở nhà thì theo em biết là nhiều đấy, nhưng số người có máy riêng còn ít lắm, cho nên con số đó cũng không nhiều.

Việt Long: Như vậy có thể nói là giới trẻ ít quan tâm vì cũng không được phép quan tâm tới những vấn đề dân chủ, nhân quyền? Có phải họ chú ý đến việc làm giàu, hay là giải trí và ăn chơi hơn?

Lê Phương: Không. Đúng là nhìn vào tỷ lệ thì vẫn còn ít thật nhưng người quan tâm ngày một nhiều. Ví dụ đợt bác Hoàng Minh Chính phát biểu tại đại học Havard Mỹ thì báo đài trong nước mở chiến dịch bôi xấu thì thanh niên cũng có nhiều nhóm nó bàn tán thảo luận rất nhiều. Lá thư của Nguyễn Tiến Trung cũng thế.

Việt Long: Riêng bạn thì bạn có ủng hộ lập trường dân chủ của những người đang tranh đấu không?

Có chứ, rất ủng hộ. Bởi vì nhờ lý tưởng đó mà xã hội Việt Nam có cơ may thoát khỏi những thảm trạng hiện nay.

Việt Long: Nhưng còn luận điểm là Việt Nam cần ổn định để phát triển kinh tế, rồi từ từ mới đến dân chủ, thì bạn nghĩ sao?

Chưa cần nói tới tham gia phong trào dân chủ đâu. Mới trả lời đài RFA thôi cũng đã thấy rất sợ. Bởi vì ở Việt Nam hiện nay công an còn nhiều hơn cả bác sĩ và giáo viên đại học.

Lê Phương: Đúng là nếu có dân chủ nhưng không đáp ứng được những nhu cầu cơm ăn áo mặc thì cũng vứt.

Nhưng đừng quên để duy tân đất nước thì phải “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”. Cái đó thì ngay cả đảng cộng sản cũng phải luôn ca ngợi là chân lý, là hướng phát triển đúng đắn. Tinh thần “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh” mà nhà chí sĩ Phan Chu Trinh đưa ra từ gần một thế kỷ nay là gì?

Đầu tiên phải nâng cao học vấn, mở mang hiểu biết trí tuệ của người dân nhất là thanh thiếu niên. Từ cái sự hiểu biết đó mới tăng thêm tự tin vào khả năng tri thức của chính mình, mới nhìn nhận được đúng cái yếu kém của mình với xung quanh, của nước mình với thế giới để học hỏi điều hay rồi tìm ra được con đường đi đúng để phát triển.

Khi dân trí và dân khí đã được khai thông, phát triển tốt thì mới đủ năng lực để làm tốt kinh tế. Khi đó dân sinh, tức là đời sống sẽ ấm no, đất nước sẽ phú cường thôi.

Việt Long: Bạn thấy những điều đó liên quan thế nào đến việc dân chủ hóa hiện nay?

Lê Phương: Có chứ. Đơn giản nhất là quyền được tiếp cận đầy đủ thông tin ở Việt Nam mình hiện đã được tôn trọng đâu. Rất nhiều loại thông tin, nhiều kiến thức văn minh của nhân loại tiến bộ; nhất là về những mô hình xã hội, hành chính công, kinh tế và đặc biệt là chính trị luôn bị nhà nước không cho tiếp cận bằng đủ loại hình thức ngăn trở, cấm đoán.

Thấy rõ nhất là hệ thống tường lửa trên mạng Internet. Tri thức, thông tin chậm mở mang do bị ngăn cấm như vậy thì làm sao có thể phát triển được để sớm san bằng khoảng cách tụt hậu tới tận 200 năm so với khu vực và thế giới?

Việt Long: Trước những biện pháp cứng rắn của công an, đối chiếu với hoàn cảnh riêng và tâm tư của bạn, Lê Phương có nghĩ là bạn và nhiều thanh niên sẽ không dám tham gia phong trào dân chủ không?

Vâng, đúng như thế. Lê Phương cũng thấy rằng cái cốt lõi là vì bản thân mình chưa có đủ dũng khí thôi. Nói trắng ra là mình còn hèn nhát. Bởi vì thực chất cuộc sống của ai cũng thế, đều có những vấn đề riêng, những khó khăn riêng phải đối mặt. Biết là không thể cứ viện lý do vì cuộc sống của tôi còn thế này thế nọ mà trốn tránh trách nhiệm được, nhưng mà cái sợ thì nó cũng to đùng...

Lê Phương: Chưa cần nói tới tham gia phong trào dân chủ đâu. Mới trả lời đài RFA thôi cũng đã thấy rất sợ. Bởi vì ở Việt Nam hiện nay công an còn nhiều hơn cả bác sĩ và giáo viên đại học.

Công an có thể lần tới nơi ở hỏi thăm bất cứ lúc nào. Thế nhưng sợ hãi không có nghĩa là sẽ im lặng. Phải làm gì đó để rồi mai này không còn phải sợ hãi những thứ vô lý như thế nữa. Tuy nhiên việc Lê Phương có thể làm hiện nay cũng chỉ là thi thoảng bày tỏ ý kiến xây dựng và ôn hòa từ góc độ một người dân thôi. Không đáng kể.

Còn chuyện tham gia vào phong trào dân chủ thì Lê Phương e là mình hiểu biết hạn chế, không có khả năng lý luận nên chẳng đủ sức để đấu tranh.

Việt Long: Nói đúng ra không phải là tôi muốn cổ vũ hay xúi giục 1 sự đấu tranh mà có thể đưa đến những điều phương hại đến bản thân và gia đình của người trong nước, nhưng để tìm hiểu thêm tâm tư của bạn, là 1 người trẻ sinh hoạt học tập và trưởng thành trong môi trường xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hịên nay, thì tôi xin hỏi : bạn nói là không tham gia tranh đấu cho dân chủ tự do là vì chưa đủ kiến thức, hay còn e ngại bị hại tới bản thân và gia đình?

Lê Phương: Vâng, đúng như thế. Lê Phương cũng thấy rằng cái cốt lõi là vì bản thân mình chưa có đủ dũng khí thôi. Nói trắng ra là mình còn hèn nhát. Bởi vì thực chất cuộc sống của ai cũng thế, đều có những vấn đề riêng, những khó khăn riêng phải đối mặt. Biết là không thể cứ viện lý do vì cuộc sống của tôi còn thế này thế nọ mà trốn tránh trách nhiệm được, nhưng mà cái sợ thì nó cũng to đùng...

Nhưng dù thế nào thì Lê Phương vẫn tin tưởng tuyệt đối vào lý tưởng dân chủ và luôn ủng hộ việc thúc đẩy dân chủ và lành mạnh hóa cho xã hội Việt Nam.

Làm gì thì cũng cứ không bị rắc rối là hay nhất. Nhưng nếu nó cứ đến thì cũng phải biết cách đương đầu thôi. Mà thực ra thì mình cũng chỉ muốn tốt cho xã hội thôi. Vẫn sống đúng hiến pháp và pháp luật đấy chứ.

Việt Long: Vâng. Xin chào và cảm ơn bạn Lê Phương đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn chân thành và thẳng thắn ngày hôm nay.