Trà Mi, phóng viên đài RFA
Bắt đầu từ kỳ này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về một căn bệnh khác cũng rất phổ biến trong cuộc sống công nghiệp ngày nay, và nguyên nhân cũng có liên quan đến chế độ ăn uống, vận động cơ thể. Đó là bệnh tiểu đường, một căn bệnh đe doạ tính mạng con người, gây tử vong hàng thứ ba, chỉ sau bệnh tim và ung thư.

Bệnh tiểu đường là gì? Nguyên nhân gây bệnh ra sao? Những ai dễ bị căn bệnh này nhất? Và làm thế nào để nhận biết rằng mình có mắc bệnh hay không? Bác sĩ Hằng Châu, chuyên khoa nội tiết hiện đang hành nghề trong nước, sẽ giúp chúng ta giải đáp những thắc mắc này trong chương trình hôm nay:
Các loại đái tháo đường
Trà Mi : Thưa Bác Sĩ, nói về bệnh tiểu đường thì trước tiên xin Bác Sĩ một định nghĩa khái quát để giúp cho thính giả hiểu rõ hơn về căn bệnh này. Nói một cách nôm na thì bệnh tiểu đường là gì?
Bác sĩ Hằng Châu : Bệnh đái tháo đường là một bệnh mãn tính, có yếu tố di truyền, do hậu quả của tình trạng thiếu insulin tuyệt đối hay tương đối. Bệnh được đắc trưng bởi tình trạng tăng đường huyết cùng với các rối loạn quan trọng về chuyển hoá đường, đạm, mỡ, các khoáng chất. Các rối loạn này có thể đưa đến các biến chứng cấp tính hay mãn tính mà bác sĩ sẽ đề cập trong các phần sau.
Theo kết quả điều tra mới đây cho thấy một số vùng ở Miền Bắc và Miền Nam (Việt Nam) tỷ lệ mắc bệnh vào khoảng 3-5%, thay đổi tuỳ vùng địa lý.
Trà Mi : Xin được hỏi thăm về những nguyên nhân gây nên bệnh tiểu đường là gì?
Bệnh đái tháo đường là một bệnh mãn tính, có yếu tố di truyền, do hậu quả của tình trạng thiếu insulin tuyệt đối hay tương đối. Bệnh được đắc trưng bởi tình trạng tăng đường huyết cùng với các rối loạn quan trọng về chuyển hoá đường, đạm, mỡ, các khoáng chất. Các rối loạn này có thể đưa đến các biến chứng cấp tính hay mãn tính mà bác sĩ sẽ đề cập trong các phần sau.
Bác sĩ Hằng Châu : Nguyên nhân của bênh tiểu đường, hay còn gọi là đái tháo đường, gồm hai yếu tố : cơ địa, di truyền, đi kèm với yếu tố môi trường. Trong đó bệnh đái tháo đường type 1 (loại 1) thì cơ địa di truyền tác động đến cùng với yếu tố môi trường từ đó nó phá huỷ tế bào Beta do cơ chê miễn dịch, gây ra tình trạng thiếu insulin, làm tăng đường huyết và các rối loạn chuyển hoá khác.
Yếu tố môi trường ở đây được cho là có kết hợp với sự thay đổi chức năng tế bào Beta, như là virus quai bị, rubela, hoặc là các hoá chất độc như là thuốc diệt chuột hoặc là chất độc phá huỷ tế bào Beta như là chất hydrogen cyanique từ đậu patioka bị biến chất hay như là albumin của sữa bò. Do đó trẻ em được nuôi bằng sữa mẹ thì có tỷ lệ bị bệnh đái tháo đường type 1 thấp hơn là những trẻ em được nuôi bằng sữa bò.
Còn đối với đái tháo đường type 2 thì là cơ địa di truyền cùng với yếu tố môi trường làm xuất hiện tình trạng đề kháng insulin, từ đó làm giảm chất insulin, và hậu quả là làm đái tháo đường type 2 xuất hiện trên lâm sàng.
Trà Mi : Chúng tôi cũng được nghe nói đến một loại tiểu đường được gọi là tiểu đưòng type 3 thì không biết là dạng này như thế nào?
Bác sĩ Hằng Châu : Mình sẽ xin nói luôn phần vê phân loại thì các bạn sẽ hiểu rõ về đái tháo đường type 3. Thực ra về phân loại thì người ta chia thành : đái tháo đường type 1, đái tháo đường type 2, đái tháo đường trong thai kỳ và các type đặc hiệu khác của đái tháo đường.
Đái tháo đường trong thai kỳ là tình trạng rối loạn dung nạp glucose được phát hiện lần đầu tiên trong thai kỳ, trong khi đó các type đặc hiệu khác của đái tháo đường thì bao gồm : (1) khiếm khuyết tiểu đơn gene của tế bào Beta thì có 6 loại, (2) đái tháo đường kết hợp với đột biến gene RA ty thể, (3) đột biến phân tử insulin, (4) khiếm khuyết di trưyền vê hoạt tính insulin, (5) bệnh lý tuỵ ngoại tiết, (6) các bệnh nội tiết, (7) đái tháo đường do thuốc hoặc hoá chất như Rauco hoặc là Bentanidine truyền tĩnh mạch, hay là glucocorticoide, thuốc ngừa thai có chứa ostrogene thường làm tăng tình trạng đề kháng insuline. Kế tiếp là bệnh nhiễm trùng như là rubela bẫm sinh.
Type nữa là có thể đái tháo đường qua trung gian miễn dịch không thường gặp, như là hội chứng người cứng và một số hội chứng gene đôi khi kết hợp với bệnh đái tháo đường như là hội chứng down, rưt-lơ. Và cuối cùng là đái tháo đường sơ sinh vĩnh viễn.
Nguyên nhân
Trà Mi : Có nhiều type như vậy, nhưng không biết trong những cái mà Bác Sĩ vừa trình bày đó thì loại nào được xem là loại phổ biến và rất nhiều người bị?
Dạ, tương đối là chính xác. Đói với đái tháo đường type 2, túc là đái tháo đường phổ biến nhất, xin nhắc lại, đó là yếu tố di truyền đi kèm với yếu tố môi trường. Yếu tố môi trường ở đây là mập phì. Thứ hai là chế độ ăn uống. Thứ ba là ít hoạt động. Thứ tư là tuổi tác, tức là tuổi càng cao thì nguy cơ càng dễ xuất hiện.
Bác sĩ Hằng Châu : Đa phần trên thế giới thì đái tháo đường type 2 chiếm tỷ lệ từ 90 cho tới 95%, phổ biến nhất trên toàn thế giới.
Trà Mi : Những đối tượng nào được xem là có nguy cơ cao đối với bệnh tiểu đường ạ?
Bác sĩ Hằng Châu : Những đối tượng có nguy cơ cao dễ bị bệnh là những đối tượng sau đây: (1) ít vận động, (2) có người trực hệ trong gia đình bị đái tháo đường, (3) thành viên của sắc dân có nguy cơ cao như là Mỹ da đen, Mỹ La tinh, (4) đã sinh con có cân nặng lúc sinh là lơn hơn hoặc bằng 4 ký hoặc đã được chẩn đoán là đaí tháo đường trong thai kỳ,
(5) bị cao huyết áp, tức là huyết áp lớn hơn hoặc bằng 140/90 milimét thuỷ ngân, (6) có HDL cholesterol dưới hoặc bằng 35 miligam/decilit hoặc là Triglyceride lớn hơn hoặc bằng 250 miligam/decilit, (7) bệnh nhân có hội chứng buồng trứng đa nang,
(8) đã được chẩn đoán là rối loạn dung nạp glucose hoặc là rối loạn đường huyết đói, (9) có tình trạng bệnh lý kết hợp với đề kháng insulin như là bệnh gai-đen, buồng trứng đa nang, (10) có tiền căn bị các bệnh về mạch máu, nhất là bị bệnh mạch vùng.
Đối với những quai bị trẻ em thì mình nên tầm soát những cháu thừa cân so với trẻ cùng tuổi và phái, và cân nặng lớn hơn 120% cân nặng lý tưởng so với chiều cao. Những tiêu chí này kèm với 2 trong bất kỳ những yếu tố sau: (1) liên hệ trực hệ hoặc là hàng thứ hai có người bị đái tháo đường thuộc sắc dân hoặc chúng tộc có nguy cơ,
(3) có dấu hiệu đề kháng insulin và tình tràng bệnh có kết hợp với đề kháng insulin như là bệnh gai-đen, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hoá lipid hoặc là bệnh buồng trứng đa nang, (4) mẹ có tiền căn đái tháo đường thai kỳ.
Thường với những trẻ em thì ta sẽ thử đường huyết vào lúc 10 tuổi hoặc thử vào tuổi dậy thì, nếu mà dậy thì sớm thì thử đường huyết lúc đói mà âm tính thì ta sẽ thử lại sau mỗi 2 năm.
Trà Mi : Thưa Bác Sĩ vừa liệt kê rất là nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường nhưng mà đối với một người bình dân thì có thể hiểu bình dị như thế này có đúng hay không. Tức là có hai nguyên nhân chính: (1) do cơ địa từ bên trong mà phát sinh ra, (2) do từ ăn uống dinh dưỡng là nguyên nhân khách quan từ bên ngoài, có đúng không ạ?
Bác sĩ Hằng Châu : Dạ, tương đối là chính xác. Đói với đái tháo đường type 2, túc là đái tháo đường phổ biến nhất, xin nhắc lại, đó là yếu tố di truyền đi kèm với yếu tố môi trường. Yếu tố môi trường ở đây là mập phì. Thứ hai là chế độ ăn uống. Thứ ba là ít hoạt động. Thứ tư là tuổi tác, tức là tuổi càng cao thì nguy cơ càng dễ xuất hiện.
Những triệu chứng tăng đường huyết thì nó sẽ thay đổi ít nhiều tuỳ theo type. Đối với đái tháo đường type 1 thì triệu chứng phát một cách đột ngột và rầm rộ, như là đi tiểu nhiều, khát nhiều, uống nước nhiều, sụt cân, mờ mắt, hoàn cảnh nặng hơn thì là choáng, hạ huýêt áp, hoặc là những biến chứng của tăng đường huyết như là kém ăn, buồn ói hay là ói. Đó là một số triệu chứng tăng đường huyết.
Triệu chứng
Trà Mi : Và xin được hỏi thăm Bác Sĩ là những dấu hiệu hay là những triệu chứng của bệnh. Một khi mắc phải bệnh tiểu đường thì bệnh nhân có thể tự mình nhận biết là mình đang bệnh hay không?
Bác sĩ Hằng Châu : Những triệu chứng tăng đường huyết thì nó sẽ thay đổi ít nhiều tuỳ theo type. Đối với đái tháo đường type 1 thì triệu chứng phát một cách đột ngột và rầm rộ, như là đi tiểu nhiều, khát nhiều, uống nước nhiều, sụt cân, mờ mắt, hoàn cảnh nặng hơn thì là choáng, hạ huýêt áp, hoặc là những biến chứng của tăng đường huyết như là kém ăn, buồn ói hay là ói. Đó là một số triệu chứng tăng đường huyết.
Khi có những triệu chứng như vậy bệnh nhân nên đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán, làm một số xét nghiệm đơn giản, theo các tiêu chuẩn thứ nhất có thể dựa vào đường huyết lúc đói lớn hơn hoặc bằng 126, hoặc làm các biện pháp thử nghiệm glucose lớn hơn hoặc bằng 200, hoặc làm một cái đưòng huyết bất kỳ trên 200, hay nói nôm na là khi nào bệnh nhân có những triẹu chứng của tăng đường huyết mà đi kèm với một trong 3 tiêu chuẩn trên thì mình được chẩn đoán là đái tháo đường type 2.
Còn khi bệnh nhân không có bất kỳ một triệu chứng nào cả, đi kiểm tra định kỳ nếu mình có một trong 3 triệu chứng trên thì ta cần xác định lại một lần nữa vào ngày hôm sau, hoặc là trong vòng 7 ngày để mà được xác định chẩn đoán.
Trà Mi : Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Bác Sĩ đã dành thời gian cho chương trình hôm nay. Và kỳ tới xin phép được tái ngộ cùng Bác Sí để tiếp tục tìm hiểu về các biến chứng của bệnh tiểu đường cùng cách điều trị và phòng tránh căn bệnh này như thế nào.
(Xin theo dõi toàn bộ nội dung phần âm thanh bên trên)
Chương trình “Sức khoẻ và đời sống” kỳ này xin dừng lại tại đây. Hẹn tái ngộ cùng quý vị và các bạn vào giờ này, sáng thứ sáu tuần sau. Trà Mi kính chào.
Thông tin trên mạng:
- Diabetes: A Growing Public Health Concern
- Vascular Health and Diabetes