Các biến chứng và khả năng chữa trị bệnh tiểu đường (phần 2)

0:00 / 0:00

Trà Mi, phóng viên đài RFA

Trà Mi hân hạnh được tái ngộ cùng quý vị và các bạn đang đến với chuyên mục "Sức khỏe và Đời sống" của đài Á Châu Tự Do phát thanh sáng thứ sáu mỗi tuần.

DiabetesInsulin200.jpg
Tiểu đường là một bệnh mạn tính nguy hiểm. Photo courtesy of fda.gov

Với sự cộng tác của bác sĩ Hằng Châu, chuyên khoa nội tiết hiện đang hành nghề trong nứơc, chương trình Sức khoẻ và Đời sống kỳ trước đã trình bày với quý vị các đặc điểm của bệnh tiểu đường, nguyên nhân gây bệnh, cũng như những biểu hiện giúp nhận biết căn bệnh này.

Tiểu đường nguy hiểm không chỉ vì nó là căn bệnh giết người đứng hàng thứ ba, mà còn vì vô số các biến chứng tai hại, lâu dài mà người bệnh phải gánh chịu. Các biến chứng đó như thế nào? Khả năng chữa trị ra sao? Mời quý vị cùng tìm hiểu trong chương trình hôm nay.

Biến chứng mãn tính

Bác sĩ Hằng Châu : Chúng ta biết đái tháo đường (tiểu đường) là một bệnh dễ gây nhiều biến chứng cấp tính cũng như mãn tính.

Trà Mi : Trước tiên xin được hỏi thăm Bác Sĩ về các biến chứng mãn tính của bệnh tiểu đường là gì?

Bác sĩ Hằng Châu : Các biến chứng mãn tính của đái tháo đường rất là đa dạng, chủ yếu là ở các mạch máu lớn cũng như mạch máu nhỏ. Các mạch máu lớn thường ảnh hưởng bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não, bệnh mạch máu ngoại biên. Còn những bệnh lý mạch máu nhỏ như là bệnh võng mạc, bệnh thận và bệnh biến chứng về thần kinh. Đầu tiên nói về biến chứng mạch máu lớn thường xảy ra ở bệnh nhân đái tháo đường tuỳ thế tần suất của nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, mạch ở chân cũng tăng ở bệnh nhân đái tháo đường.

Những bất thường ở thành mạch máu, tiểu cầu cũng như những thành phần khác của hệ thống đông máu, hồng cầu, chuyển hoá lipid đều có một vai trò nhất định. Ngoài ra còn phải kể đên sự hện diện của các yếu tố nguy cơ đồng thời như là hút thuốc lá, tăng huyết áp cũng làm xuất hiện ở bệnh nhân. Nguyên nhân chính gây tử vong trong đái tháo đường type 2 là bệnh mách máu lớn.

Trà Mi : Và các biến chứng mà Bác Sĩ gọi là biến chứng mạch máu lớn thì là do đâu?

Bác sĩ Hằng Châu : Những bất thường ở thành mạch máu, tiểu cầu cũng như những thành phần khác của hệ thống đông máu, hồng cầu, chuyển hoá lipid đều có một vai trò nhất định. Ngoài ra còn phải kể đên sự hện diện của các yếu tố nguy cơ đồng thời như là hút thuốc lá, tăng huyết áp cũng làm xuất hiện ở bệnh nhân. Nguyên nhân chính gây tử vong trong đái tháo đường type 2 là bệnh mách máu lớn.

Về biến chứng về bệnh lý mạch vành, tử vong do bệnh mạch vành ở bệnh nhân đái tháo đường cao gấp hai lần so với người không có đái tháo đường. Và so với nguời không bị đái tháo đường thì người bệnh đái tháo đường có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim tương đương với người đã từng có nhồi máu cơ tim, và nguy cơ suy tim cao gấp hai tới ba lần.

Tổn thương mạch vành ở bệnh nhân đái tháo đường rải rác hơn và ảnh hưởng nhiều đến các mạch máu nhỏ làm cho việc điều trị khó khăn hơn. Tính chất được bảo vệ đối với bệnh mạch vành ở phụ nữ trước tuổi mãn kinh cũng mất đi. Và triệu chứng thường gặp là cơn đau thắt ngực, có thể là một cơn đau khi gắng sức hay chỉ là thiếu máu tại chỗ. Và nhồi máu cơ tim thường là nhồi máu cơ tim thể im lặng.

Khả năng điều trị

Trà Mi : Và khi có những dấu hiệu về bệnh mạch vành thì có khả năng điều trị được không ạ?

Bác sĩ Hằng Châu : Không có điều trị đặc hiệu nào bệnh mạch vành trong đái tháo đường. Các biện pháp phòng ngừa có lợi là kiểm soát đường huyết, ngưng hút thuốc lá, điều trị béo phì, tăng vận động.

Thứ hai là về tai biến mạch máu não thì thường gia tăng nguy cơ bệnh tai biến mach máu não ở người bệnh đái tháo đường hai lần, có thể là nhất thời, tiến triển dần, hay là đột ngột. Thứ ba là bệnh mạch máu ngoại biên thể hiện chủ yếu là bằng viêm động mạch phía dưới dễ dẫn đến lối hoại thương chân. 25% bệnh nhân đái tháo đường phải nằm viện là do các biến chứng ở chân.

Hơn 50% trường hợp là phải cắt đoạn chi. Triệu chứng thường gặp là đau cách hồi, đau chân ở tư thế nằm, chân lạnh tím đỏ ở phần dưới, ở các ngón chân, teo các cơ ly đốt, tiến triển tới hoại thương.

Điều trị rất khó khăn do tính chất băng hoại của vết thương. Trong phần điều trị, biện pháp chung là bỏ thuốc lá, điều trị cao huyết áp, điều trị rối loạn chuyển hoá lipid, điều trị viêm động mạch.

Trà Mi : Và với loại biến chứng này thì có cách điều trị không, thưa Bác Sĩ?

Bác sĩ Hằng Châu : Điều trị rất khó khăn do tính chất băng hoại của vết thương. Trong phần điều trị, biện pháp chung là bỏ thuốc lá, điều trị cao huyết áp, điều trị rối loạn chuyển hoá lipid, điều trị viêm động mạch.

Về cái biến chứng thứ hai là biến chúng mạch máu nhỏ thì làm xuất hiện bệnh võng mạc, ở thận thì gây ra bệnh thận do đái tháo đường.

Nguyên nhân chính gây tử vong trong đái tháo đường type 1 là bệnh viêm mạch nặng do suy thận. Bệnh viêm mạch còn có thể tác động đến tim và thần kinh. Nguy cơ phát triền bệnh viêm mạch có liên quan tới thứ nhất đái tháo đường mới mắc hay là đã lâu, mức độ kiểm soát chuyển hoá giữa các yếu tố khác như là tăng huyết áp, các yếu tố cá nhân như là di truyền. Về biến chứng mắt thì bao gồm bệnh võng mạc, đục thuỷ tinh thể, viêm móng mắt tái diễn. Nó là nguyên nhân chính gây mù loà. Do đó đối với các đối tượng đái tháo đường type 1 trên 5 năm cần được khám chuyên khó mắt và theo dõi định kỳ.

Tất cả bệnh nhân đái tháo đường type 2, nếu còn huyết áp cao thì phải điều trị tích cực. Bệnh võng mạc đái tháo đường là một biến chứng thầm lặng không có triệu chứng khởi phát, bao gồm 2 thể là võng mạc không tăng sinh và đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra mù loà trong đái tháo đường type 2.

Còn bệnh võng mạc tăng sinh thì thường gặp hơn ở bệnh nhân đái tháo đường type 1. Xuất hiện các triệu chứng bệnh trong 7 tới 10 năm bệnh nhân vẫn nhìn được bình thường trừ khi có xuất huyết trong phòng kín hay trong võng mạc. Đái tháo đường type 1 sau 5 tới 10 năm bị bệnh nên chụp động mạch võng mạc, sau đó kiểm tra lại mỗi một tới 5 năm.

Vê vấn đề biến chứng thận thì nó chiếm khoảng 20 tới 40% bệnh nhân đái tháo đường và là nguyên nhân hàng đầu gây suy thận giai đoạn cuối.

Điều trị đối với các biến chứng

Trà Mi : Về điều trị đối với biến chứng thận có khó khăn lắm không ạ?

Bác sĩ Hằng Châu : Biến chứng thận có thể điều trị, cải thiện bằng điều kiện tích cực nếu có huyết áp cao, phát hiện sớm điều trị vẫn hữu hiệu. Tránh dùng những tác nhân gây bệnh thận và trong chế độ ăn phải giảm muối, rượu, bia.

Và triệu chứng thường gặp báo động đối với nhiễm ...acid như là khi bệnh nhân đến khám có thể là có các triệu chứng của tăng đường huyết, mất nước, nhiễm tăng như là ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, cảm giác mệt, kém ăn, buồn ói, đau bụng. Thở thì thường ngưng sâu, mùi aceton trong hơi thở, có dấu mất nước. Tri giác thay đổi từ từ lú lẩn, hôn mê, nhiệt độ cơ thể thường thấp, nếu không có nhiễm trùng.

Về biến chứng thần kinh, có 3 loại : viêm đa dây thần kinh ngoại biên, viêm đơn dây thần kinh và bệnh thần kinh ngoại chủ, thần kinh tự chủ, trong đó viêm đa dây thần kinh ngoại bienư chiếm khoảng 80%. Sau 15 năm bị bệnh thì khoảng 50% bệnh đái tháo đường sẽ bị tình trạng này.

Những triệu chứng thường gặp như là bị cảm, đau thường tăng về đêm, thưòng là đối xứng có thể ở cả tay chân. Cảm giác mang đau, vớ, hội chứng đường hầm. Không còn cảm nhận được các chấn thương. Có biến dạng đầu gối hay mắt cá. Các vết loát do tổn thương thần kinh ở chân.

Bệnh thần kinh vận động gây ra bàn chân hữu, hay liệt các dây sọ não khó hồi phục như sụp mi. Và bệnh thần kinh tự chủ thì mất dần sự toát mồ hôi, hạ huyết áp tư thế, ảnh hưởng tới hệ thống tiêu hoá như buồn ói, ói, tiêu bón hay tiêu chảy, thường là xuất hiện vào ban đêm và sau khi ăn, dễ tạo sỏi túi mật, bất lực ở nam, tiểu không tự chủ, ứ đọng nước tiểu dư, xuất tinh dần dần. Việc điều trị rất là khó khăn và phải điều trị cho mỗi trường hợp rối loạn.

Biến chứng ở da, ví dụ như một u vàng do kiểm soát mỡ không tốt. Biến chứng ở cơ xương khớp như viêm đa hột vịt, v.v. Biến chứng nhiễm khuẩn như chúng ta biết thường là loét bàn chân. Đó là những biến chứng mãn tính.

Biến chứng cấp tính

Trà Mi : Ngoài những biến chứng mãn tính như Bác Sĩ vừa trình bày, bệnh tiểu đường còn gây ra những biến chứng gọi là cấp tính, xin phép được tìm hiểu thêm về các biến chứng cấp tính này.

Bác sĩ Hằng Châu : Các biến chứng cấp tính bao gồm nhiễm ...acid và áp lực thẩm thấu máu. Đây là hai tình trạng có thể xảy ra riêng rẽ hay trên cùng một bệnh nhân. Thống kê của nhiều phòng cấp cứu cho thấy nhiễm ...acid xảy ra nhiều hơn tăng áp lực thẩm thấu máu là 6 tới 8 lần. Nhiễm ...acid thì thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường type 1 nhiều hơn là đía tháo đường type 2. Trong khi đó tăng áp lực thẩm thấu máu chủ yếu xảy ra ở bệnh nhân đái tháo đường type 2, nhất là ở nữ trên 60 tuổi.

Và triệu chứng thường gặp báo động đối với nhiễm ...acid như là khi bệnh nhân đến khám có thể là có các triệu chứng của tăng đường huyết, mất nước, nhiễm tăng như là ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, cảm giác mệt, kém ăn, buồn ói, đau bụng. Thở thì thường ngưng sâu, mùi aceton trong hơi thở, có dấu mất nước. Tri giác thay đổi từ từ lú lẩn, hôn mê, nhiệt độ cơ thể thường thấp, nếu không có nhiễm trùng.

Trong khi đó bệnh nhân tăng áp lực thẩm thấu máu thì thường mất nước nặng hơn là bệnh nhân có rối loạn tri giác. Thời gian đi vào hôn mê thường lâu hơn vài ngày đến cả tuần. Tình trạng mất nước nặng có thể đưa tới tắt mạch, xuất huyết do trong máu. Nhiễm trùng thường gặp như là viêm phổi, thở ngưng sâu, thưòng có kèm theo bệnh mãn tính như bệnh thận, bệnh tim mạch.

Vì đây đúng là một bệnh mãn tính. Để điều trị có hiệu quả thì cần có sự đóng góp của nhiều chuyên ngành, chẳng hạn như chuyên khoa nội tiết, chuyên viên dinh dưỡng, điều dưỡng chăm sóc trong bệnh viện hay là hướng dẫn chăm sóc tại nhà. Và các chuyên khoa khác chẳng hạn như vật lý trị liệu hoặc chuyên khoa bàn tay hay chân.

Trà Mi : Xin Bác Sĩ cho biết các yếu tố nguy cơ dẫn đến những tình trạng này là gì?

Bác sĩ Hằng Châu : Các yếu tố thuận lợi để đưa tới tình trạng nhiễm aceton và tình trạng tăng áp lực máu, đó là đái tháo đường type 1 có thể nhiễm ..acid như là bệnh mới được chẩn đoán mà chưa kịp điều trị, ngưng kích đột ngột, gặp stress như nhiễm trùng phẫu thuật, chấn thương, sinh nở, hoặc là các bệnh nhiễm trùng khác, ung thư. Đối với bệnh nhân đái tháo đường type 2 vẫn có thể nhiễm ...acid nếu gặp stress nặng. Các yếu tố thuận lợi trong áp lực thẩm thấu máu cũng tương tự như nhiễm ...acid.

Trà Mi : Những biến chứng như Bác Sĩ vừa trình bày gom lại thì có 3 biến chứng coi là nguy hiểm nhất và đáng sợ nhất là tim mạch, loét chi dưới, làm mù, phải không ạ?

Bác sĩ Hằng Châu : Dạ.

Trà Mi : Nói về bệnh tiểu đường thì Bác Sĩ cũng đã nói đây là căn bệnh mãn tính, có nghĩa là nó đòi hỏi một sự điều trị lâu dài, chứ không thể nào điều trị dứt điểm khỏi hẳn được.

Bác sĩ Hằng Châu : Vì đây đúng là một bệnh mãn tính. Để điều trị có hiệu quả thì cần có sự đóng góp của nhiều chuyên ngành, chẳng hạn như chuyên khoa nội tiết, chuyên viên dinh dưỡng, điều dưỡng chăm sóc trong bệnh viện hay là hướng dẫn chăm sóc tại nhà. Và các chuyên khoa khác chẳng hạn như vật lý trị liệu hoặc chuyên khoa bàn tay hay chân.

Trà Mi : Các phương pháp điều trị bệnh tiểu đường được áp dụng hiện nay như thế nào? Hiệu quả ra sao? Bác sĩ Châu sẽ trình bày chi tiết trong chương trình Sức khoẻ và Đời sống kỳ tới. Mong quý thính giả nhớ đón nghe.

(Xin theo dõi toàn bộ nội dung phần âm thanh bên trên)

Chương trình "Sức khoẻ và đời sống" kỳ này xin dừng lại tại đây. Hẹn tái ngộ cùng quý vị và các bạn vào giờ này, sáng thứ sáu tuần sau. Trà Mi kính chào.

Thông tin trên mạng:

- Diabetes: A Growing Public Health Concern