Nhã Trân tìm hiểu nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa qua trao đổi với nữ bác sĩ Nguyễn Thị Kim Hoàng, Trưởng Phòng Vi Khuẩn Hô Hấp, Viện Pasteur TP.HCM.
Nguyên nhân
Nhã Trân: Chào Bác Sĩ và xin cảm ơn Bác Sĩ về cuộc trao đổi này. Thưa Bác Sĩ, nói chung người ta có thể bị nhiễm vi khuẩn ở bệnh viện vì những lý do nào xưa nay có nhiều người cho là ngay không khí của bệnh viện cũng có thể truyền bệnh phải không Bác Sĩ? Tức là vi khuẩn cũng có thể được chuyển tải trong không khí tại bệnh viện?
BS Nguyễn Thị Kim Hoàng: Vấn đề nhiễm khuẩn ở bệnh viện có rất nhiều nguyên nhân. Thứ nhứt, có thể là trong môi trường, trong không khí. Ví dụ như ở phòng mổ mà chúng ta không có diệt trùng sạch sẽ thì trong không khí đôi khi cũng có vi khuẩn. Ngoài ra, trong những dụng cụ để chăm sóc bệnh nhân, hoặc dụng cụ phòng mổ, rồi những nước rửa tay, rồi những áo của phẫu thuật viên, và còn có yếu tố con người nữa như một người chăm sóc bệnh nhân, khi chăm sóc bệnh nhân này rồi qua bệnh nhân kế bên mà không có biện pháp rửa tay.
Vấn đề nhiễm khuẩn ở bệnh viện có rất nhiều nguyên nhân. Thứ nhứt, có thể là trong môi trường, trong không khí. … và còn có yếu tố con người nữa như một người chăm sóc bệnh nhân, khi chăm sóc bệnh nhân này rồi qua bệnh nhân kế bên mà không có biện pháp rửa tay.
BS Nguyễn Thị Kim Hoàng
Theo như người ta nghiên cứu thì những cái nắm cửa ở trước mỗi phòng đôi khi cũng có đó, tại vì nhiều người ra vô mà cứ mở cái nắm cửa ra vô thường xuyên mà không chịu rửa tay. Và ngay cả những dụng cụ trong phòng bệnh nhân, hoặc ngay cả máy điều hòa không khí lâu ngày mà không có lau chùi sát trùng thì đó cũng là nguồn lây nhiễm.
Nhã Trân: Nhiễm khuẩn ở bệnh viện có phải là điều thường xảy ra không, thưa Bác Sĩ? Và tỷ lệ này có cao không?
BS Nguyễn Thị Kim Hoàng: Tỷ lệ nhiễm khuẩn cao lắm đó. Khoa nào bây giờ cũng có một phòng chống nhiễm khuẩn để theo dõi vấn đề nhiễm trùng ở bệnh viện. Thí dụ như là ở một khoa này mà gặp một con vi khuẩn mà nó kháng thuốc, mà khoa khác cũng gặp một con vi khuẩn đó mà kháng thuốc thì người ta phải coi lại hai con vi khuẩn đó có cùng một loại hay không, coi như sự kháng thuốc đó có giống nhau hay không. Nếu mà nó giống nhau mà nhiều khoa phát sinh thì người ta phải lo tìm nguồn gốc lây lan ở đâu để người ta dập, vì nó kháng thuốc cực kỳ. Bây giờ dùng kháng sinh thì phải phối hợp nhiều kháng sinh lại mới chữa được nó, mà chưa chắc đã chữa được nó, thí dụ nhiễm mấy con như là NOSA tức là kháng penicillin thì chỉ còn có thuốc tanfo điều trị thôi. Mà cái thuốc đầu tay đó mà kháng nữa là hết thuốc chữa.
Nhã Trân: Thưa Bác Sĩ, nói chung thì vi khuẩn ở trong môi trường bệnh viện có gì khác so với cùng loại vi khuẩn đó mà ở trong môi trường bình thường?
BS Nguyễn Thị Kim Hoàng: Nhiễm khuẩn ở bệnh viện điều trị lâu ngày mà thất bại cũng cao hơn là nhiễm khuẩn ở cộng đồng, tại vì ở cộng đồng thường nhiễm khuẩn mà nó không có kháng thuốc, ít kháng thuốc lắm. Nếu mà nhiễm khuẩn ở bệnh viện mà nó đi lọt ra ngoài cộng đồng thì nguy cơ lắm.
Nhã Trân: Vâng. Nói chung thì những khoa nào thường có tỷ lệ nhiễm vi khuẩn bệnh viện cao nhất và lý do vì sao?
BS Nguyễn Thị Kim Hoàng: Thường các nơi mà dễ lây nhiễm khuẩn nhất là những nơi mà thường là thí dụ bệnh nhân nằm lưu trú lâu ngày, hai là những khoa nào có bệnh nhân nặng, bệnh nhân già yếu, sức đề kháng giảm, và những khoa như khoa mổ, khoa cấp cứu cũng là những nơi có khả năng lây nhiễm cao. Tuỳ theo bệnh viện, có những bệnh viện họ thống kê được cái khoa này nhiễm trùng cao hơn khoa kế bên. Tùy theo bệnh viện nữa, thường thường những khoa như khoa tim mạch, những khoa chuyên việc mổ xẻ, và những khoa nào bệnh nhân nằm lâu ngày thì khả năng nhiễm trùng bệnh viện cao hơn. Và những nơi như phòng cấp cứu mà bệnh nhân ra vô thường xuyên, nếu chúng ta mà không cẩn thận, sát trùng mọi thứ cẩn thận thì vấn đề lây nhiễm rất là dễ thường xảy ra.
Và những nơi như phòng cấp cứu mà bệnh nhân ra vô thường xuyên, nếu chúng ta mà không cẩn thận, sát trùng mọi thứ cẩn thận thì vấn đề lây nhiễm rất là dễ thường xảy ra.
BS Nguyễn Thị Kim Hoàng
Hậu quả
Nhã Trân: Dạ. Hậu quả là truyền bệnh cho người bị lây thì nhiễm khuẩn bệnh viện còn có những tác hại khác so với những trường hợp bình thường hay không?
BS Nguyễn Thị Kim Hoàng: Nhiễm khuẩn bệnh viện thì khả năng lây lan rất là nhiều và hậu quả của nó cũng rất là nặng nề. Thứ nhứt là bệnh nhân nếu mà nhiễm khuẩn bệnh viện thì thời gian điều trị phải kéo dài, kinh phí cho điều trị của bệnh nhân đó nếu mà chúng ta nhân ra cho toàn xã hội thì cái thiệt hại rất là lớn. Thứ hai là nhiễm khuẩn bệnh viện đó nếu mà trong trường hợp thân nhân của bệnh nhân vô thăm nuôi bệnh nhân có thể đem cái mầm đó lây ra ngoài cộng đồng.
Nhã Trân: Tức là nói chung thì ngoài việc truyền bệnh cho những người không phải là bệnh nhân lây nhiễm bệnh qua tiếp xúc các người ở bệnh viện hoặc là qua hít thở không khí có chứa vi khuẩn - vi rút ở bệnh viện còn đưa đến những tác hại.
BS Nguyễn Thị Kim Hoàng: Đúng rồi. Bệnh nhân phải nằm viện dài hơn và vấn đề chi phí điều trị cao hơn, rồi chưa kể là có thể có những trường hợp dùng kháng sinh mà cũng không khỏi. Có những trường hợp đó nữa, bệnh nhân có thể đưa đến tử vong, tỷ lệ tử vong cũng cao hơn, thiệt hại về kinh tế - xã hội cũng nhiều hơn.
Biện pháp phòng ngừa
Nhã Trân: Dạ. Như vậy thì rất cần ngăn ngừa việc bị nhiễm vi khuẩn bệnh viên phải không, thưa Bác Sĩ?
BS Nguyễn Thị Kim Hoàng: Dạ.
Nhã Trân: Muốn tránh nhiễm khuẩn ở bệnh viện thì cần để ý những điều gì? Người ta có thể áp dụng những biện pháp nào?
BS Nguyễn Thị Kim Hoàng: Nhiễm khuẩn bệnh viện là vấn đề quan tâm hàng đầu của ngành y tế. Biện pháp đầu tiên quan trọng là giữ vệ sinh. Cách thứ nhất mà dễ dàng nhất là rửa tay thường xuyên. Thành ra bây giờ có một số bệnh viện ở những nước coi như là đang phát triển thì họ có những biện pháp như là để một bình rửa tay ngay tại giường bệnh hoặc ngay tại cửa ra vào để người ra vô rửa tay và khi mà lau thì cũng có khăn giấy sạch để mà lau chứ không lau chung một cái khăn.
Biện pháp đầu tiên quan trọng là giữ vệ sinh. Cách thứ nhất mà dễ dàng nhất là rửa tay thường xuyên.
BS Nguyễn Thị Kim Hoàng
Ngoài ra vấn đề cũng phải là làm vệ sinh phòng ốc sạch sẽ thường xuyên, và bằng những phương tiện sát trùng. Riêng đối với những bộ phận chuyên biệt ở bệnh viện thì phải có biện pháp là kiểm tra vi khuẩn thường xuyên. Còn ở bệnh phòng thì phải nhắc nhở mọi người giữ gìn vệ sinh. Và những thân nhân ra vào thăm nuôi thì chúng ta cũng phải báo cho họ biết là họ phải có những biện pháp như thế nào, ví dụ như vô phòng bệnh thì cần thiết phải có cái áo choàng, trước khi vô thăm bệnh nhân cũng phải sạch sẽ tay chân vì nhiều khi mình đem mầm bệnh từ ngoài vô hay mình đem mầm bệnh từ bệnh viện ra ngoài. Phải kỹ lưỡng, cẩn thận!
Nhã Trân: Nói tóm lại là phải rất là cẩn thận trong việc phòng ngừa.
BS Nguyễn Thị Kim Hoàng: Dạ đúng. Và cái đơn giản nhứt là rửa tay. Thành ra bây giờ ở các nước họ đều khuyến cáo là nên rửa tay, và ngay cả ở trường học cũng phải nhắc nhở các em phải rửa tay sạch thường xuyên. Tất nhiên là bằng những chất thuốc rửa tay như thế nào và phải có nước sạch, phải có xà bông.
Nhã Trân: Vâng. Xin cảm ơn Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Hoàn đã dành cho chúng tôi cuộc trao đổi ngày hôm nay.