Nhận thức của lãnh đạo Việt Nam về chủ quyền là...

Đầu tuần trước, chính quyền tỉnh Hải Nam của Trung Quốc công bố quyết định thành lập hai cơ quan hành chính cấp thôn để điều hành hoạt động hành chính trên đảo Phú Lâm và đảo Cây trong quần đảo Hoàng Sa, vốn vẫn được Việt Nam xác lập thuộc chủ quyền của mình.

0:00 / 0:00

Đầu tuần này, qua bà Nguyễn Phương Nga, Bộ Ngoại giao Việt Nam mới lên tiếng về sự kiện vừa kể. Các diễn biến đó có gì đáng chú ý?

Bộ ngoại giao Việt Nam

Trong thông báo được công bố hồi đầu tuần trước, chính quyền tỉnh Hải Nam của Trung Quốc cho biết, họ đã quyết định thành lập hai đơn vị hành chính cấp thôn, tại hai hòn đảo trong quần đảo Hoàng Sa - vốn thuộc chủ quyền của Việt Nam nhưng đã bị Trung Quốc cưỡng chiếm cách nay 35 năm.

Theo thông báo vừa đề cập, đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam nay trở thành thôn Vĩnh Hưng và đảo Cây cũng nằm trong quần đảo này, nay trở thành thôn Triệu Thuật, thuộc tỉnh Hải Nam, Trung Quốc.

Đầu tuần trước, chính quyền tỉnh Hải Nam của Trung Quốc công bố quyết định thành lập hai cơ quan hành chính cấp thôn để điều hành hoạt động hành chính trên đảo Phú Lâm và đảo Cây trong quần đảo Hoàng Sa, vốn vẫn được Việt Nam xác lập thuộc chủ quyền của mình.

Một tuần sau sự kiện vừa kể, bà Nguyễn Phương Nga, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam mới lên tiếng, tái khẳng định, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Thay mặt chính quyền Việt Nam, bà Nga "phản đối quyết định của phía Trung Quốc" vì việc làm đó "vi phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, không phù hợp với nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước, không có lợi cho tiến trình đàm phán tìm kiếm biện pháp cơ bản, lâu dài cho vấn đề trên biển giữa hai bên".

Khó có thể tính hết số lần Việt Nam khẳng định việc "có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa".

Tuy nhiên, nhiều người đã thử so sánh thái độ của Việt Nam trong các tranh chấp liên quan đến chủ quyền ở biển Đông với Trung Quốc và kết luận, ngay cả khi công khai xác định Trung Quốc "vi phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam", các phản ứng của Việt Nam vẫn hết sức yếu ớt. Lần này cũng vậy! Sau sự kiện, chính quyền tỉnh Hải Nam tuyên bố, hai đảo trong quần đảo Hoàng Sa là hai thôn của họ, bà Nguyễn Phương Nga chỉ nhận xét rằng, hành động đó "không phù hợp với nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước".

Lần này cũng vậy! Sau sự kiện, chính quyền tỉnh Hải Nam tuyên bố, hai đảo trong quần đảo Hoàng Sa là hai thôn của họ, bà Nguyễn Phương Nga chỉ nhận xét rằng, hành động đó <i>"không phù hợp với nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước".</i> <br/>

Bộ ngọai giao Trung Quốc

Trong khi Trung Quốc – phía từng cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa và một phần quần đảo Trường Sa của Việt Nam thì ứng xử hoàn toàn khác.

Hồi cuối tháng 4 vừa qua, sau khi UBND thành phố Đà Nẵng công bố quyết định bổ nhiệm ông Đặng Công Ngữ, Giám đốc Sở Nội vụ thành phố Đà Nẵng làm chủ tịch huyện đảo Hòang Sa, bà Khương Du – người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, đã lên tiếng gần như lập tức.

Lúc đó, bà Khương Du gọi việc làm của Việt Nam là: "Hành động bất hợp pháp, không có hiệu lực" vì "Trung Quốc có chủ quyền bất khả tranh biện đối với quần đảo Tây Sa (cách mà Trung Quốc gọi quần đảo Hòang Sa của Việt Nam) và vùng biển quanh đó".

Về bản chất, việc bổ nhiệm viên chức hành chính như Việt Nam đã làm hay tuyên bố thành lập các đơn vị hành chính như Trung Quốc tiếp tục làm, chẳng khác gì nhau. Tất cả đều nhằm xác lập chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa.

Bà Khương Du gọi việc làm của Việt Nam là: "<i>Hành động bất hợp pháp, không có hiệu lực</i>" vì "<i>Trung Quốc có chủ quyền bất khả tranh biện đối với quần đảo Tây Sa</i> (cách mà Trung Quốc gọi quần đảo Hòang Sa của Việt Nam) <i>và vùng biển quanh đó</i>". <br/>

Thực tế cho thấy, dù rằng Trung Quốc là phía chủ động đề xướng phương châm "16 chữ vàng" (láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai ), cũng như tinh thần "bốn tốt" (láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt ), kêu gọi xem đó như kim chỉ nam trong việc xây dựng quan hệ ngoại giao giữa hai bên. Thế nhưng, cả cách nhìn, lẫn lối phản ứng của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc vẫn cứng rắn, mãnh liệt hơn những đồng nghiệp đảm nhận vai trò người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam.

Phản ứng của Việt Nam, thông qua những người phát ngôn Bộ Ngoại giao, chỉ ôn hoà, mềm mỏng, cho dù nhiều hành động của Trung Quốc được chính họ xác định là " vi phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam". Nếu đối chiếu phản ứng của Việt Nam, thông qua những người phát ngôn Bộ Ngoại giao, trước một số sự kiện có cùng tính chất với sự kiện chính quyền tỉnh Hải Nam, Trung Quốc vừa tuyên bố thành lập thôn Vĩnh Hưng trên đảo Phú Lâm và thôn Triệu Thuật trên đảo Cây, cùng nằm trong quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, hôm 8 tháng 11 năm nay, người ta sẽ thấy chúng giống hệt nhau về nội dung.

<em>Phản ứng của Việt Nam, thông qua những người phát ngôn Bộ Ngoại giao, chỉ ôn hoà, mềm mỏng, cho dù nhiều hành động của Trung Quốc được chính họ xác định là </em> <em>"</em> <i>vi phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam".</i> <br/>

Hồi tháng 11 năm 2007, sau khi Quốc hội Trung Quốc phê chuẩn việc thành lập huyện đảo Tam Sa, trực thuộc tỉnh Hải Nam, trong đó bao gồm cà quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam lúc đó là ông Lê Dũng cũng tuyên bố, hành động của Trung Quốc "không phù hợp với nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước, không có lợi cho tiến trình đàm phán tìm kiếm biện pháp cơ bản, lâu dài cho vấn đề trên biển giữa hai bên".

Sự khác biệt giữa hai sự kiện đã dẫn, chỉ ở thời điểm xảy ra sự kiện, thời điểm đưa ra tuyên bố và cách nay ba năm, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam lúc đó là đàn ông, chứ không phải phụ nữ như hiện nay.

Dù cụm từ “nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước” đã từng được lập đi, lập lại khá nhiều lần nhưng hiếm khi “nhận thức chung” được giới thiệu chi tiết.

Tình hữu nghị Việt-Trung đời đời bền vững

Người Việt thường chỉ được nghe giới lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, tuyên bố những ý tương tự như phát biểu của ông Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khi ông đến thăm Hà Giang – một trong những tỉnh giáp với Trung Quốc: Tình hữu nghị Việt Nam – Trung Hoa là số một! Phải làm sao giữ mãi, trân trọng. Dù nó có gặp khó khăn, có gặp những vấn đề gì trở ngại thì hãy đoàn kết, thân ái với nhau. Trao đổi để tìm ra cái giải pháp khắc phục! Hai bên biên giới phải là hai bên biên giới hữu nghị. Nhân dân hai bên phải thực sự đoàn kết!

Tình hữu nghị Việt Nam – Trung Hoa là số một! Phải làm sao giữ mãi, trân trọng. Dù nó có gặp khó khăn, có gặp những vấn đề gì trở ngại thì hãy đoàn kết, thân ái với nhau. Trao đổi để tìm ra cái giải pháp khắc phục! Hai bên biên giới phải là hai bên biên giới hữu nghị.

Ô. Nguyễn Minh Triết, CT. Nhà nước

Thực tế cho thấy, hình như nhận thức của các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ có sự khác biệt nhất định với nhận thức của một bộ phận dân chúng.

Hồi cuối năm 2007, trước sự kiện Quốc hội Trung Quốc phê chuẩn việc thành lập huyện Tam Sa, bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, thanh niên, sinh viên, học sinh ở Việt Nam đã bày tỏ nhận thức của họ trước Đại sự quán Trung quốc tại Hà Nội: Trung Quốc xâm lược! Không được bành trướng! Phản đối Tam Sa!.. và Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại TP.HCM: Trả lại Hoàng Sa! Trả lại Trường Sa!..

Sự kiện chính quyền tỉnh Hải Nam tuyên bố thành lập thôn Vĩnh Hưng trên đảo Phú Lâm và thôn Triệu Thuật trên đảo Cây, cùng nằm trong quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đã lắng xuống. Hôm 18 tháng 11, hai Thứ trưởng Ngoại giao của Việt Nam và Trung Quốc lại vừa hoàn tất một vòng đàm phán nữa về biên giới. Hai vị Thứ trưởng Ngoại giao, ông Hồ Xuân Sơn – Việt Nam và ông Vũ Đại Vĩ – Trung Quốc lại vừa tiếp tục khẳng định, sẽ thực hiện nghiêm túc nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước.