Tuy nhiên, một số chuyên gia về kinh tế cho rằng trong sự rủi vẫn còn có cái may khi nói đến nền kinh tế Nhật.
Khoa Diễm có cuộc nói chuyện với GS David Griffith, thuộc Đại Học Michigan State, Hoa Kỳ, người có hơn 20 năm nghiên cứu về văn hóa cũng như kinh tế Nhật, để tìm hiểu thêm về tương lai kinh tế của đất nước mặt trời mọc.
Rất bi thảm trong thời gian ngắn
Khoa Diễm: Thưa GS, trước hết xin cám ơn ông đã dành thì giờ cho chúng tôi. Thiên tai vừa xảy ra với Nhật Bản quả là một cú sốc lớn cho đất nước này nói riêng và cả thế giới nói chung. Xin ông tóm lược sơ về tình hình hiện tại của Nhật.
Griffith: Rất nhiều thứ đang bị hư hại, từ những khu dân cư lớn đến nhà máy lọc đã bị bốc cháy, số người bị thiệt mạng tính tới thời điểm này là khoảng 1000 người. Các tuyến xe lửa ngưng vận hành, điện thoại di động không bắt được sóng tại Tokyo nên chúng ta có thể nói rằng ảnh hưởng trong thời gian ngắn sẽ rất bi thảm.
Từ đó chúng ta sẽ thấy sự gián đoạn trong việc cung cấp nguyên liệu, nền kinh tế thì đang lần mò ra khỏi cuộc khủng hoảng toàn cầu và đây sẽ là một bước lùi trong tiến trình này. Tuy nhiên, thời gian là một yếu tố khá quan trọng, chúng ta nên chờ khoảng 1-2 ngày nữa để nhìn thấy được toàn diện những thiệt hại và xác định tầm cở của dư chấn sau 1-2 tuần lễ nữa.
Khoa Diễm: Ông vừa nhắc đến những nhà máy lọc và chúng ta cũng không thể quên là Nhật dựa vào năng lượng hạt nhân rất nhiều trong việc sử dụng năng lượng của quốc gia, vậy thì nhu cầu này sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
Griffith: Vấn đề ngưng hoạt động lò năng lượng hạt nhân làm cho giá của xăng dầu của Anh Quốc có tăng lên đôi chút vì đúng như chị đã nói, người Nhật dựa vào năng lượng hạt nhân nên bây giờ khi mất đi nguồn cung cấp này thì họ buộc phải thay thế.
Rất nhiều thứ đang bị hư hại, ... nên chúng ta có thể nói rằng ảnh hưởng trong thời gian ngắn sẽ rất bi thảm.
GS David Griffith
Tuy nhiên, một điều đáng ngạc nhiên là giá xăng dầu trên toàn cầu đã có phần thuyên giảm xuống khoảng 100 đô la cho một thùng dầu thô vì họ nghĩ rằng nhu cầu xăng dầu sẽ giảm sau trận thiên tai này trong một thời gian ngắn.
Khoa Diễm: Kinh tế của Nhật Bản đã từng bị cho là già nua và không theo kịp tầm phát triển của quốc tế, trong bảng xếp hạng vào năm ngoái thì kinh tế Nhật rơi xuống hạng 3, sau Mỹ và Trung Quốc. Bây giờ họ lại phải đối đầu với thiên tai này, liệu Nhật có cơ hội vực dậy nền kinh tế quốc gia không?
Griffith: Nếu chúng ta nhìn lại sự ảnh hưởng toàn diện về các cơ sở sản xuất của Nhật như Honda, Toyota, Sony thì những nơi này đã bị thiệt hại rất nhiều nhưng họ cũng đã hoạt động trở lại nên chúng ta sẽ không cảm thấy được sự ngưng đọng sản xuất từ Nhật Bản.
Một điều thú vị là những nhà sản xuất xe của Nhật không bao giờ tăng giá xe của họ. Hình như trong suy nghĩ của họ, giá cả tăng không phải là một nước cờ hay. Thế nhưng chúng ta sẽ thấy sự gián đoạn trong phân phối sản phẩm vì việc di chuyển đang gặp khó khăn, ít nhất là trong một thời gian ngắn.
Tuy nhiên, chính phủ Nhật thì đang thiếu nợ rất nhiều và với thiên tai này họ sẽ phải vay mượn thêm nhiều nữa để xây dựng lại nhưng nhìn về một khía cạnh khác thì đây là một việc không đến nổi tệ vì khi xây dựng lại thì họ sẽ bắt đầu với những thiết bị khoa học tối tân nhất cũng như người dân sẽ có công ăn, việc làm và thời gian để quay lại cuộc sống trước thiên tai sẽ được rút ngắn lại.
Trong tương lai một Nhật Bản mạnh hơn
Khoa Diễm: Vậy tôi có thể nào gọi thiên tai này là một con dao hai lưỡi, một sự đánh thức hay không?
Griffith: Tôi sẽ không cho việc này là một điều tốt vì đã gọi là thiên tai thì không thể nào tốt được nhưng từ đó một sự ảnh hưởng tốt về kinh tế, một sự kích thích kinh tế. Kinh tế của Nhật nói riêng và của thế giới nhìn chung thì trong 18 tháng qua đã phải gặp nhiều khó khăn, trong số này đương nhiên không có Trung Quốc.
Ngoài ra trong chính trường thì Nhật cũng gặp một số khó khăn trong năm qua nhưng theo nhận xét của tôi thì Nhật là một quốc gia lớn, có tầm quan trọng nhất định trong nền kinh tế thế giới, bây giờ điều quan trọng là họ định hướng như thế nào để xây dựng lại một Nhật Bản cường mạnh.
Đây chỉ là một bước lùi nhỏ và nếu như chương trình xây dựng lại của họ đi đúng hướng thì chúng ta sẽ thấy một Nhật Bản mạnh hơn trước khi trận động đất xảy ra rất nhiều.
GS David Griffith
Đây chỉ là một bước lùi nhỏ và nếu như chương trình xây dựng lại của họ đi đúng hướng thì chúng ta sẽ thấy một Nhật Bản mạnh hơn trước khi trận động đất xảy ra rất nhiều.
Khoa Diễm: Theo ông thì người dân Nhật sẽ đối diện với việc này ra sao và tương lai gần trong vòng 3 tháng tới của Nhật sẽ như thế nào?
Griffith: Nhật là một nền kinh tế mạnh và tôi không nghĩ rằng đây sẽ là một tác động lớn đối với vai trò của Nhật trên thương trường quốc tế. Trong vòng từ 3 đến 6 tháng chúng ta sẽ thấy sự trở lại của Nhật vì trận sóng thần và động đất sẽ không thể ảnh hưởng quá lớn đến kinh tế của Nhật.
Người Nhật là những người rất can trường, chịu khó, có lòng tự trọng và cầu tiến cao do đó, việc họ trở lại cuộc sống bình thường trong thời gian ngắn nhất không nằm ngoài dự đoán của tôi.
Khoa Diễm: Xin cám ơn ông rất nhiều cho buổi nói chuyện hôm nay.
Theo dòng thời sự:
- Nổ nhà máy điện hạt nhân ở Nhật
- Trận động đất ở Nhật gây thiệt hại khoảng 34 tỷ đô la
- Số người thiệt mạng vì động đất ở Nhật có thể hơn 10.000
- Số người thiệt mạng vì động đất ở Nhật có thể hơn 10.000
- Động đất ở Nhật gây thiệt hại nặng và làm giao thông tê liệt
- Nguy cơ nổ thêm một nhà máy điện hạt nhân ở Nhật