Làm thế nào để thu hút nhân tài về giúp nước ?

0:00 / 0:00

Mặc Lâm, phóng viên đài RFA

Thu hút nhân tài về giúp nước là chủ đề lớn mà từ lâu nhà nước Việt Nam vẫn hằng theo đuổi. Tuy nhiên, những khó khăn gặp phải khi thực hiện hình như rất khó vượt qua được.

ComputerIT150.jpg
Hội chợ trưng bày Công nghệ Thông tin ở thành phố Hồ Chí Minh. AFP PHOTO

Nhiều cuộc hội thảo đã không đưa ra được một phương hướng hay giải pháp thực tiễn nào để thực hiện tốt mục tiêu mà nhà nước nhắm tới trong khi việc hội nhập đòi hỏi nguồn tri thức rất lớn thì chất xám của Việt kiều nước ngoài hầu như chưa tận dụng được. Mặc Lâm có bài viết về vấn đề này mời quý vị theo dõi.

Theo báo chí trong nước thì hiện nay các chuyên viên của nhiều bộ, ngành đang lo soạn thảo một số văn bản đề nghị những biện pháp nhằm thu hút trí thức Việt Kiều về giúp nước để trình lên thủ tướng chính phủ xem xét và giải quyết.

Đã bao năm trôi qua, rất nhiều văn bản cùng loại đã được soạn thảo nhưng mức độ thành công khi mang ra thi hành chừng như rất hạn chế. Trí thức Việt kiều về nước tham gia trong những công tác nghiên cứu hay giảng dạy vẫn còn rất ít, nếu không muốn nói là không đáng kể.

Lý do làm chuyên gia người Việt không hứng thú trở về Việt Nam không hoàn toàn phụ thuộc vào yếu tố lương bỗng hay địa vị nhưng còn những trở ngại khác, tuy vô hình nhưng bàng bạc trong suy nghĩ của nhiều người.

Thủ tục là rào cản đầu tiên khi một Việt kiều có ý muốn về Việt Nam tình nguyện vào một cơ quan nào đó để làm việc. Phó Giáo Sư Tiến Sĩ Phan Thanh Bình cho biết tuy rất muốn mời các nhà khoa học Việt kiều về làm việc một cách bài bản, nhưng chính sách rối rắm của Việt Nam đã ngăn trở những dự định này từ nhiều năm qua.

Đây là một vấn đề mà những người Việt ở hải ngoại, những người trí thức có những thao thức đối với tiền đồ phát triển của nước nhà, trong đó hết 90% là bà con hay thân quyến của chúng ta do đó chúng ta là những người Việt hải ngoại đều có những tâm tư để trở về giúp quốc gia dân tộc, để cỉa thiện đời sống của đồng bào chúng ta.

Cần phải có sự thay đổi

Ý kiến của một khoa học gia đang làm việc tại trung tâm không gian Nasa Hoa Kỳ là Tiến sĩ Võ Thị Diệp, kỹ sư vật liệu cấu trúc sáng chế và thử nghiệm vật liệu cùng cho động cơ hỏa tiễn nhiên liệu đặc của phi thuyền con thoi, đang làm việc cho tại thành phố Huntsville tiểu bang Alabama, trong một lần phát biểu với đài Á Châu Tự Do khi được hỏi bà có kế hoạch nào trở về giúp cho Việt Nam trong khả năng của bà hay không, bà cho biết:

“Nếu Việt Nam muốn thu hút được những nhân tài về giúp nước thì có lẽ phải có những sự thay đổi về mặt chính trị hoặc có thể có nhiều điều kiện tốt chẳng hạn như vấn đề lương bỗng chẳng hạn, một người kỹ sư bên nay họ có thể làm 5-6 chục ngàn một năm, nhưng không biết Việt Nam có khả năng cung cấp những phần tài chính cho họ được hay không.

Nhưng có nhiều người có nhiệt huyết về giúp nước về phục vụ cho quê hương nhất là những nhà kinh doanh nhưng rốt cuộc rồi họ cũng không thành công lắm. Riêng cá nhân gia đình tôi thì chưa có lúc nào tôi nghĩ rằng sẽ về Việt Nam làm việc đến khi nào tôi về hưu ở bên nay nên tôi không suy nghĩ nhiều về vấn đề này.”

Tiến sĩ Hóa Học Mai Thanh Truyết, hiện đang giữ chức chủ tịch ban chấp hành Hội Khoa Học Kỹ Thuật tại Hoa Kỳ thì có những nhận xét:

“Đây là một vấn đề mà những người Việt ở hải ngoại, những người trí thức có những thao thức đối với tiền đồ phát triển của nước nhà, trong đó hết 90% là bà con hay thân quyến của chúng ta do đó chúng ta là những người Việt hải ngoại đều có những tâm tư để trở về giúp quốc gia dân tộc, để cỉa thiện đời sống của đồng bào chúng ta.

Việt Nam quả thật đã có đủ điều kiện để chuyên gia trở về đóng góp nhưng sự thật trên thực tế thì ngay khi gia nhập vào tổ chức thương mại toàn cầu đã kêu gọi trở về nhưng cái sự trở về đó không có tính cách thành thật.

Thứ nhất là họ không thực tâm kêu gọi. Thứ hai là điều kiện đóng góp tại Việt Nam không đủ thông thoáng để người tự nguyện thoải mái. Tóm lại Việt Nam chưa tạo đủ niềm tin cũng như điều kiện để người chuyên viên hải ngoại đem khả năng về để giúp nước, cải thiện đời sống xã hội của Việt Nam.”

Khó khăn tại nơi làm việc

Chúng tôi tìm hiểu vấn đề qua kinh nghiệm thiết thực của một Giáo sư Việt kiều đã từng về Việt Nam nhiều năm qua và hoạt động trong công tác đào tạo hậu đại học cho hàng trăm Tiến sĩ và phó Tiến sĩ Việt Nam qua chương trình trợ giúp của quốc tế. Giáo Sư Tiến Sĩ Nguyễn Đăng Hưng cho biết:

Về phía Việt kiều cũng vậy, tôi nghĩ rằng họ cũng nên kiên nhẫn, vì vấn đề này cũng có thể xảy ra ngay cả tại những nước Tây phương mà tôi đã có cơ hội làm việc hơn 40 năm qua. Cái đố kỵ của bộ phận cục bộ thì chuyện này không thể tránh được.

“Tôi nghĩ rằng thứ nhất cái yêu cầu chất xám trong nước là rất lớn. Người Việt có điều kiện học hỏi, sinh sống trong những trung tâm nghiên cứu hay là đang cộng tác trong các đại học ở Âu Mỹ hay Úc cũng khá đông cho nên việc đóng góp chất xám của các Việt kiều trong xu thế hiện nay, trong công việc hội nhập với thế giới hay phát triển và hiện đại hóa công nghệ là một điều rất là cần thiết.

Trong cụ thể thì nhà nước đã đưa ra rất nhiều những quyết định đặc biệt là nghị quyết 36 của bộ Chính Trị để thu hút Việt kiều nói chung nhưng trên cụ thể phải nói rằng công tác thực hiện cụ thể vẫn chưa được theo đúng tinh thần và không thực hiện được.”

Khi nghe chúng tôi đưa ra vấn đề có sự ganh tỵ xảy ra tại những cơ quan đơn vị nơi có sự hiện diện của Việt Kiều và chính điều này mới làm cho những người này chán nản bỏ cuộc. Nhà nước thì không thể có chủ trương hoặc biện pháp nào để đối phó với tình hình tế nhị và âm thầm nhưng có sức phá hủy niềm tin rất lớn. Giáo sư Hưng xác định:

“Cái vấn nạn này là một điều có thật. Phải nói rằng là chính sách nhà nước không được phổ biến và không được học tập một cách chu đáo từ cấp địa phương cho nên khi Việt kiều về tham gia trong nước có những khó khăn cục bộ, thì đây là một thực tế. Tôi nghĩ rằng là nhà nước nên triển khai thế nào đó để những vấn đề này được giảm thiểu.

Về phía Việt kiều cũng vậy, tôi nghĩ rằng họ cũng nên kiên nhẫn, vì vấn đề này cũng có thể xảy ra ngay cả tại những nước Tây phương mà tôi đã có cơ hội làm việc hơn 40 năm qua. Cái đố kỵ của bộ phận cục bộ thì chuyện này không thể tránh được.”

Việc thu hút nhân tài xem ra không phải là điều dễ dàng nếu nhà nước không thực tâm có biện pháp đồng bộ và hiệu quả. Những tư tưởng bảo thủ trong các cơ quan chính phủ sẽ không bao giờ chịu thua mà không tìm cách gây trở ngại trong quá trình thu hút này.