Ông Hun Sen trấn an dân chúng về ảnh hưởng của các đập thủy điện

Các chuyên gia bảo vệ môi trường và đảng Sam Rainsy bày tỏ sự lo ngại về các dự án xây dựng đập thủy điện ở khu vực dọc theo dòng sông Mêkong sẽ là nguyên nhân làm cho nước sông xuống thấp, nhưng Thủ tướng Campuchia Hun Sen phản bác điều đó bởi vì ông cho rằng là do biến đổi khí hậu.

Thủy điện không ảnh hưởng gì đến sông Mêkong?

Thủ tướng Campuchia Hun Sen cho báo giới biết vào hôm thứ tư, ngày 17/11 rằng, thiên tai, lũ lụt không phải gây ra bởi các đập thủy điện, nhưng do biến đổi khí hậu toàn cầu.

Phát biểu như vậy sau khi báo giới đặt câu hỏi về các đập thủy điện ở Trung Quốc đang đe dọa đến mực nước sông Mêkong xuống thấp và mối quan tâm về việc phê duyệt gần đây mà Campuchia cho một công ty Việt Nam xây dựng một đập thủy điện dọc theo sông Mêkong.

Thủ tướng Campuchia Hun Sen cho báo giới biết vào hôm thứ tư, ngày 17/11 rằng, thiên tai, lũ lụt không phải gây ra bởi các đập thủy điện, nhưng do biến đổi khí hậu toàn cầu.<br/>

Thủ tướng Hun Sen cho biết trong năm 1998, nước sông Mêkong chỉ có 7,5 mét là mức thấp nhất, nhưng vào thời gian đó các con đập thủy điện của Trung Quốc chưa được xây dựng. Ngược lại, trong năm 2000, nước sông ở phía trước Cung điện Hoàng gia đã tăng lên hơn 12 mét, những trận lụt đe dọa ở Phnom Penh. Thủ tướng Hun Sen phát biểu:

"Năm ngoái mực nước lên cao nhưng năm nay nước xuống thấp, là vấn đề gây ra bởi đập thủy điện hay thế nào? Nó không phải là như thế, chúng ta phải suy nghĩ, lượng mưa bất thường này có thể gây ra bởi biến đổi

Đập thủy điện Manwan trên dòng Mekong thuộc địa phận tỉnh Vân Nam - Trung Quốc hôm 18/9/2009. RFA photo
Đập thủy điện Manwan trên dòng Mekong thuộc địa phận tỉnh Vân Nam - Trung Quốc hôm 18/9/2009. RFA photo (RFA)

khí hậu trên thế giới."

Ông nói rằng đối với sông Mêkong và sông khác, lượng nước ít hay nhiều là phụ thuộc vào lượng mưa chứ không phải ảnh hưởng từ các đập thủy điện. Ông Hun Sen nói:

"Tôi không bảo vệ Trung Quốc và tôi cũng không bảo vệ Lào xây dựng đập thủy điện, tôi cũng không bảo vệ đập thủy điện mà Chính phủ Campuchia cho phép xây dựng, tuy nhiên chúng ta nên suy nghĩ khi có mưa lớn, nó gây ra lũ lụt, khi không mưa, thì lại hạn hán."

Tôi không bảo vệ Trung Quốc và tôi cũng không bảo vệ Lào xây dựng đập thủy điện, tôi cũng không bảo vệ đập thủy điện mà Chính phủ Campuchia cho phép xây dựng, tuy nhiên chúng ta nên suy nghĩ khi có mưa lớn, nó gây ra lũ lụt, khi không mưa, thì lại hạn hán

Thủ tướng Hun Sen

Hiện nay có 12 đập thủy điện, dự án xây dựng theo dọc sông Mêkong bao gồm Lào, Campuchia và Thái Lan. Tại Campuchia, Chính phủ đề nghị thêm hai dự án; một là đập thủy điện Sambô ở tỉnh Kratie và hai là đập Sê San 2 ở tỉnh Strưng Treng.

Theo báo cáo của Ủy ban Sông Mêkong đã tìm thấy, Campuchia là nước bị ảnh hưởng đến nguồn cá tự nhiên nhiều nhất trong những nước thành viên của Ủy ban này như Lào, Thái Lan và Việt Nam.

Báo cáo còn cho biết, hơn 1 triệu dân sống dựa vào nghề đánh bắt thủy sản đang đối đầu với sự thất nghiệp bởi vì bị ảnh hưởng từ các đập thủy điện. Đầu tháng nay, Chính phủ Campuchia đã đồng ý cho phép Công ty từ Trung Quốc đến nghiên cứu thêm 4 đập thủy điện. Việc ký thỏa thuận này được thực hiện trong lúc Chủ tịch Quốc hội Trung Quốc Ngô Bang Quốc đến Campuchia.

Giám đốc CEPA : quá nhiều đập ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường

Giám đốc Hiệp Hội bảo vệ Môi trường và Văn hóa (CEPA) ông Tep Bunrith nói với Đài Á Châu tự rằng, trong 4 đập thủy điện trên, có 3 đập nằm dọc theo dòng sông. Các đập này nằm sát nhau và điều này cho thấy đang gây ảnh hưởng đến môi trường, kinh tế và đặc biệt là vấn đề xã hội. Ông còn cho biết cho đến nay ảnh hưởng từ đập thủy điện Sê San 2 và Sambô vẫn chưa được giải quyết. Ông Tep Bunrith nói:

“Theo lý luận của việc xây dựng đập thủy điện, khi nào chúng ta xây dựng quá gần nhau thì có nghĩa là đập càng nhiều. Việc các đập này làm ảnh hưởng đến nguồn cá, hơn nữa chất lượng nước cũng có vấn đề bởi vì con sông ở phía trên.”

Theo lý luận của việc xây dựng đập thủy điện, khi nào chúng ta xây dựng quá gần nhau thì có nghĩa là đập càng nhiều. Việc các đập này làm ảnh hưởng đến nguồn cá, hơn nữa chất lượng nước cũng có vấn đề bởi vì con sông ở phía trên

Ô.Tep Bunrith, CEPA

Ông Tep Bunrith đề nghị Chính phủ nghiên cứu thật kỹ, hơn nữa kết quả của việc nghiên cứu này phải đặt ra thảo luận với cơ quan cũng như các tổ chức phi chính phủ có liên quan. Ông nói thêm:

“Xây dựng đập thủy điện là làm ảnh hưởng đến môi trường. Chúng ta tự đặt câu hỏi, chủ đập thủy điện bỏ ra quỹ bao nhiêu để cải thiện những ảnh hưởng đến môi trường? Chỗ này, chúng ta cũng phải bàn rõ với chủ đập.”

Phát biểu hôm qua, Thủ tướng Hun Sen gọi nhóm chuyên gia bảo vệ môi trường là nhóm người cầm đầu và việc này sẽ làm cản trợ đến công việc phát triển của Chính phủ. Ông còn cho biết, nhân chuyến đến làm việc hai ngày tại Campuchia, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng cam kết sẽ cung cấp điện cho Campuchia 170 MW trong tháng 12 tới, mặc dù Việt Nam cũng đang thiếu điện.

người dân hy vọng mong manh từ việc cung cấp điện tại địa phương bởi vì các nhà đầu tư chỉ biết kinh doanh, còn bên Chính phủ chỉ biết thúc giục tăng thêm nhà đầu tư chứ không quan tâm đến dân

Dân biểu Son Chhay

Dân biểu Son Chhay thuộc đảng Sam Rainsy nói rằng, người dân hy vọng mong manh từ việc cung cấp điện tại địa phương bởi vì các nhà đầu tư chỉ biết kinh doanh, còn bên Chính phủ chỉ biết thúc giục tăng thêm nhà đầu tư chứ không quan tâm đến dân. Dân biểu Son Chhay bày tỏ:

“Giá mà nước ngoài bán cho Chính phủ để bán cho dân thì giá một thành hai. Trung Quốc quản lý đập này 35 năm, như vậy thì sau đó xí nghiệp này sẽ không còn xử dụng được nữa.”

Cho đến nay, Campuchia đang xây dựng 5 đập thủy điện được đầu tư bởi nước ngoài, phần lớn đến từ Trung Quốc. Các đập này sẽ bắt đầu cung cấp điện từ năm 2012, chẳng hạn như đập Kam Chay ở tỉnh Kampot, đập A Tay ở tỉnh Pô Sath, đập Ta Tay ở tỉnh Koh Kong, đập Sê San 2 ở tỉnh Strưng Treng và đập Sambô ở tỉnh Kratie.

Theo dòng thời sự: