Tuyên ngôn Độc lập 02-09-1945 và Nhân quyền

Trần Thanh Hiệp – Trường Văn, RFA

Bản văn có tên gọi là Tuyên ngôn Độc lập được chủ tịch Hồ Chí Minh đọc ngày 02-09-1945 trước hàng vạn dân chúng tại Vườn hoa Ba Đình ở Hà Nội ngày nay đã được coi là một tài liệu lịch sử đánh dấu giai đoạn của Việt Nam từ quân chủ bước sang dân chủ.

tranthanhhiep150.jpg
Luật sư Trần Thanh Hiệp.

Trong số những người Việt hải ngoại có mặt ở Hà Nội vào thời điểm nói trên có Luật sư Trần Thanh Hiệp hiện cư ngụ tại Pháp và là chủ tịch Trung Tâm Việt Nam về nhân quyền, trụ sở đặt tại Paris. Sau đây Nguyễn Khanh.của Ban Việt Ngữ Đài Á Châu Tự Do đàm đạo cùng với Luật sư Hiệp về sự hiện hữu của nhân quyền trong Tuyên ngôn 02-09-1945.

Có sửa đổi

Trường Văn: Được biết Luật sư là một trong những người Việt cao tuổi hiện ở hải ngoại, năm 1945 đã có mặt tại Hà Nội vào lúc bản Tuyên ngôn Độc lập 02-09-1945 được đọc tại Vườn hoa Ba Đình. Trên 60 năm đã trôi qua, xin Luật sư cho biết cảm nghĩ của Luật sư về bản Tuyên ngôn nói trên?

Luật sư Trần Thanh Hiệp: Tôi không nghe đọc bản Tuyên ngôn ngày 02-09 nhưng tôi có đọc nó ở trên các báo việt ngữ những năm 1945, 1946. Sau năm 1954 tôi di cư vào Nam nên không có dịp đọc lại nữa. Khi ra tị nạn ở ngoài nước thì tôi lại nghe nói tới bản văn này.

Tuy vậy trong trí nhớ tôi hiện giờ vẫn cò hai điều tôi chưa tự giải thích được. Đó là dường như bản văn ấy đã được sửa đổi ít nhiều. Tôi nhớ rõ là ở ngay đầu, nơi câu thứ hai tôi thấy thiếu hai chữ trong đoạn " Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được …".

Câu này ngày trước tôi đã đọc thì là «Tạo hoá đã phú cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được" ; Tức là hai chữ "đã phú" đã bị xoá đi có lẽ để chó nó bớt duy tâm, thần quyền chăng. Ngoài ra cũng trước đây, tôi thấy dưới bản Tuyên ngôn co danh sách đầy đủ của chính phủ đầu tiên của nền cộng hoà mới thành lập sau ngay cướp chính quyền 19-08-1945.

Mới đây, tôi coi trong Tự điển bách khoa Widipeka thì danh sách này không còn nữa và chỉ thấy nói rằng Hồ Chí Minh là người đã viết Tuyên ngôn 02-09. Tôi cũng nhớ rõ là vào năm 1945, không ai nêu tên người viết Tuyên ngôn cả và ngay cả bản Tuyên ngôn nữa cũng ít ai để ý tới nó.

Mới đây, tôi coi trong Tự điển bách khoa Widipeka thì danh sách này không còn nữa và chỉ thấy nói rằng Hồ Chí Minh là người đã viết Tuyên ngôn 02-09. Tôi cũng nhớ rõ là vào năm 1945, không ai nêu tên người viết Tuyên ngôn cả và ngay cả bản Tuyên ngôn nữa cũng ít ai để ý tới nó.

Khi ra tị nạn tại nước ngoài, vì nhu cầu tranh cho nhân quyền ở trong nước tôi đã phải ông nghiên cứu sâu nội dung Tuyên ngôn Độc lập 02-09-1945. Vì vậy tôi đã thấy phải kết luận rằng đó là một bản Tuyên ngôn phi nhân quyền.

Trường Văn: Nếu tôi không lầm thì hai câu đầu của Tuyên ngôn Độc lập có nói đến các quyền tự do của con người như sau: " Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". Đó không phải là nhân quyền hay sao?

Luật sư Trần Thanh Hiệp: Bản Tuyên ngôn dài hôn 1010 chữ mà chỉ có chừng 10 chữ nói về quyền của con người. Đã vậy, khi đặt vào toàn văn bản Tuyên ngôn thì phải hiểu rằng đó chỉ là những quyền của một tập thề, không phải là nhân quyền, nghĩa là quyền của mỗi con người cá thể.

Hơn nữa, nó đã trích dẫn không đủ bản Tuyên ngôn Độc lập của Hoa kỳ và Tuyên ngôn Nhân quyền và dân quyền của Pháp để lẩn tránh không nói tới quyền của người dân được nổi dậy chống lại chính quyền nếu chính quyền này đã không mưu cầu hạnh phúc cho dân. Sau hết, bản Tuyên ngôn 02-09 đã kết thúc bản Tuyên ngôn bằng sự khẳng định những quyển cho tâp thể, không nhắc nhở gì tới cá thể. Cho nên phải nói rằng Tuyên ngôn 02-09-1945 đã báo hiệu một đường lối cai trị phi nhân quyền.

Công ước quốc tế về nhân quyền

Trường Văn: Nhưng năm 1982, CHXHCNVN đã tham gia hai Công ước quốc tế về nhân quyền…

Luật sư Trần Thanh Hiệp: Thế nhưng ký tham gia để rồi lại tìm cách vô hiệu hoá hai Công ước này và tịch thu hết mọi nhân quyền, dân quyền đem tập trung vào tay Đảng Cộng sản, đảng độc nhất được phép cai trị trên danh nghĩa nói rằng bằng pháp luật nhưng trên thực tế thì bằng đàn áp nhờ độc quyền dùng bạo lực.

Đường lối cai trị này đã kéo dài trên 60 năm, kể từ khi có bản Tuyên ngôn 02-09 đến nay không thay đổi. Và để ngăn chặn quốc tế không có danh nghĩa khi muốn can thiệp nhằm chấm dứt vi phạm nhân quyền, những nhà cai trị cộng sản Việt Nam một mặt bít lối không cho người dân nạn nhân của những vi phạm nhân quyền, được hành sử quyền khiếu nại trước diễn đàn quốc tê, mặt khác họ lại viện dẫn quyền tập thể tự quyết dân tộc để vô hiệu hoá các can thiệp chính đáng ấy.

Thế nhưng ký tham gia để rồi lại tìm cách vô hiệu hoá hai Công ước này và tịch thu hết mọi nhân quyền, dân quyền đem tập trung vào tay Đảng Cộng sản, đảng độc nhất được phép cai trị trên danh nghĩa nói rằng bằng pháp luật nhưng trên thực tế thì bằng đàn áp nhờ độc quyền dùng bạo lực.

Trường Văn: Dù sao thì chính sách đàn áp mà Luật sư vừa nêu đang trên đà được thay đổi, như trong vụ án phúc thẩm xử ngày 17-08 vừa qua đã cho thấy, hình phạt của 3 bị cáo thuộc một chính đảng đối lập đã được giảm bớt.

Luật sư Trần Thanh Hiệp: Đành rằng giảm án có thể có mặt tích cực vì lợi cho bị cáo nhưng không thể là chỉ dấu cho phép kết luận rằng chính sách có thay đổi. Vấn đề không ở nơi phạ tù nặng hay nhẹ mà là ở nơi vì sao phải xét xử để áp dụng hình phạt. Nếu không có tội thì làm gì có cơ sở để phạt, nói gì nhẹ hay nặng.

Khi đã tự nguyện tự đổi mới để hội nhập vào nhân loại dân chủ nhân quyền văn minh thì mọi hành vi vận động thiết lập dân chủ không thể coi là có tội. Nhất là lại dùng pháp luật do độc tài đặt ra mà đàn áp dân chủ thì đi rõ ràng là dẫm đạp lên công lý nhân quyền dân chủ.

Phân biệt độc tài với dân chủ

Trường Văn: Phải chăng Luật sư muốn làm điều mà dư luận thường gọi là chính danh để phân biệt độc tài với dân chủ?

Luật sư Trần Thanh Hiệp: Tất nhiên là lúc nào cũng phải chính danh để cho trong cuộc đời còn có sai đúng, phải trái, thật giả. Nhưng Khổng Từ đề xướng thuyết Chính danh đã được hơn hai ngàn năm trăm năm rồi mà trhêin hạ vẫn loạn ngôn.

Bởi vậy vấn đề chính danh không phải chỉ là đòi hỏi suông phải chính danh mà phải tìm ra cách làm thế nào, tức là tìm ra tiêu chuẩn để chính danh. Thật ra theo tôi nhà cầm quyền cộng sản ở Việt Nam không phải là không hiểu thuyết chính danh của Khổng Tử đâu. Nhưng họ muốn phải chính danh theo tiêu chuẩn của họ mà thôi.

Do đó mà họ đã đề ra Sách Trắng về nhân quyền để kiếm cớ lẩn tránh không chịu áp dụng qui phạm của luật quốc tế về nhân quyền và thay vào đó họ đưa ra những đặc sản của họ về cái gọi là quyền con người để trắng trợn dẫm đạp lên hệ thống qui phạm của luật quốc tế về nhân quyền.

Cuộc đàn áp hàng loạt những nhân vật tôn giáo, chính trị ở Việt Nam từ sau Hội nghị APEC đế nay đã chứng tỏ rằng Tuyên ngôn phi nhân quyền 02-09-1945 vẫn còn giá trị thời sự.

Trường Văn: Xin cảm ơn Luật sư Hiệp.