Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc Hội trả lời RFA về vấn nạn tham nhũng tại VN (phần 2)

Việt Hùng, phóng viên đài RFA

Chống tham nhũng và quyền tự do ứng cử, bầu cử đó là vấn đề hiện đang được dư luận tại Việt Nam quan tâm. Liệu Luật chống tham nhũng bắt đầu có hiệu lực vào ngày 1 tháng 6 tới đây cũng như một Ủy ban chống tham nhũng ra đời trong nay mai có giảm thiểu được tệ trạng tham nhũng đang lan tràn tại Việt Nam hay không?

TranQuocThuan150.jpg
Ông Trần Quốc Thuận, phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc Hội Việt Nam. Photo courtesy Vietnam Net

Nguyên do nào mà ông Trần Quốc Thuận, phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc Hội Việt Nam ngoài việc đưa ra những lời phát biểu chống tham nhũng, tại kỳ họp Quốc Hội lần này ông còn lên tiếng kêu gọi mở rộng quyền tự do ứng cử và bầu cử.

Tiếp nối buổi phát thanh trước hôm nay ông Trần Quốc Thuận sẽ đưa ra cái nhìn về những vấn đề đã nêu trong câu chuyện với Việt Hùng:

Việt Hùng: Phát biểu tại Quốc Hội cũng như với báo chí, dư luận ở trong nước ông có nói "cơ chế hiện nay đang tạo kẽ hở cho tham nhũng vơ vét tiền bạc của nhà nước, không tham nhũng mới là lạ.

Cái mất lớn nhất không phải mất tiền, mất của dù số tiền đó là hàng chục, hàng trăm tỷ, cái lớn bị mất đó là đạo đức", thế nhưng thưa ông Trần Quốc Thuận tham nhũng không những làm thiệt hại cũng như làm hình ảnh của Việt Nam không mấy được thân thiện nhất là đối với quốc tế. Nếu như những thất thoát lớn như thế thì người dân sẽ phải trả đến bao giờ?

Ông Trần Quốc Thuận: Dĩ nhiên là những thất thoát vật chất đó thì báo chí Việt Nam cũng đã nêu lên rồi, tức là bắt đầu từ năm đến thì Việt Nam đã bắt đầu phải trả vay nước ngoài là 2 tỷ đô-la (US dollar) mỗi năm và cứ trả như thế liên tục trong vòng dài dài ..... đó là một cái làm việc cực lực lắm thì mới có tiền để trả. Đó là điều rất là đau buồn vì vậy cho nên Quốc Hội đã thông qua việc phòng chống tham nhũng luật tức là tiết kiệm chống lãng phí, Luật đó có hiệu lực từ ngày 1 tháng 6.

Việt Hùng: Liệu rằng, Luật phòng chống tham nhũng đó đã khả thi để thực hiện để ngăn chặn được tệ trạng tham nhũng hay chưa? bởi vì tham nhũng tập trung chủ yếu là ở những người có quyền lực, mà những người có quyền lực là ai? Là những quan chức, là những đảng viên đảng cộng sản... thì phải chăng làm thế nào để chống tham nhũng?

Làm thế nào chống tham nhũng thì trong cái Luật phòng chống tham nhũng và cái Luật chống lãng phí, tiết kiệm chống lãng phí cũng đã có đưa ra những giải pháp và những giải pháp đó đang triển khai để thực hiện. Song song với luật đó có qui định phải thành luật Ban chống tham nhũng thì Ban chống tham nhũng cũng sẽ ra đời trong thời gian sắp đến trễ lắm là trong tháng 6 là có Ban chống tham nhũng ấy.

Ông Trần Quốc Thuận: Làm thế nào chống tham nhũng thì trong cái Luật phòng chống tham nhũng và cái Luật chống lãng phí, tiết kiệm chống lãng phí cũng đã có đưa ra những giải pháp và những giải pháp đó đang triển khai để thực hiện. Song song với luật đó có qui định phải thành luật Ban chống tham nhũng thì Ban chống tham nhũng cũng sẽ ra đời trong thời gian sắp đến trễ lắm là trong tháng 6 là có Ban chống tham nhũng ấy.

Tôi cũng có nói trên báo, việc này đó là công việc lâu dài gian khổ, bởi vì chống tham nhũng chính là chống "giặc nội xâm" và đã là chống giặc thì không thể chống một ngày được. Bây giờ như thế này thì cũng không thể 1 - 2 năm mà xong, cho nên Việt Nam bị xếp là một trong những nước có tham nhũng cao, đó là một việc rất là đau buồn, phải nói là rất đáng xấu hổ và chúng tôi cũng cố gắng thoát ra cái "giặc nội xâm" này.

Việt Hùng: Trong một lần nói chuyện trước đây với ông Dương Trung Quốc, đại biểu Quốc Hội, khi bàn đến việc chống tham nhũng thì ông ấy có nói phải minh bạch nguồn tài chính công khai cũng như phải kiểm kê tài sản. Trong thời gian vừa qua cũng đưa ra vấn đề kiểm kê tài sản nhưng mà dư luận thấy rằng vấn đề đó dường như không được mấy chú ý, nhiều khi lại chìm xuồng... phải chăng rằng, những vấn đề đó hiện nay ở Quốc Hội có bàn đến và có tiếp tục thúc đẩy chuyện đó hay không?

Ông Trần Quốc Thuận: Theo qui định của luật thì hàng năm chính phủ phải báo cáo về kết quả phòng chống tham nhũng và cũng sẽ có những nghị quyết, lúc đó trên cơ sở thực tế sẽ có bàn và có những bước sắp tới nữa.

Việt Hùng: Với cái nhìn của ông làm thế nào để dư luận thấy đây là một quyết tâm của nhà nước Việt Nam, đã đến lúc nên sống thật với chính mình hay sao ạ?

Ông Trần Quốc Thuận: Điều bức xúc đang mong mỏi là phải ngăn chặn việc tham nhũng, bằng mọi cách phải đẩy lùi nạn tham nhũng và việc đó cũng đang bàn tính và cũng sẽ có những quyết sách và sẽ có những việc làm mạnh mẽ.

Việt Hùng: Cũng những vấn đề đang được dư luận quan tâm, những phát biểu gần đây của ông, ông kêu gọi Quốc Hội nên mở rộng quyền tự do ứng cử và bầu cử .... thì phải chăng rằng, Quốc Hội hiện nay của Việt Nam có điều gì chưa thực sự là quyền tự do ứng cử hay sao?

Ông Trần Quốc Thuận: Đó là những việc mà những nghị quyết của Quốc Hội cũng như những văn kiện của đảng cũng đã đặt ra và chúng tôi cũng muốn hướng tới đề nghị làm tốt hơn.

Việt Hùng: Trong phát biểu của ông thì ông nói, phải để cho Quốc Hội có thực quyền, phải chăng là từ trước đến nay những vấn đề mà Quốc Hội đưa ra bàn thảo, Quốc Hội vẫn thiếu vắng những nhà chuyên môn hay sao?

Ông Trần Quốc Thuận: Vấn đề đó thì Quốc Hội cũng ngày càng phải cải tiến nhất là phải tăng cường các đại biểu chuyên trách. Hiện nay số đại biểu chuyên trách là 25% và trong dự thảo luật đang đưa ra trong Quốc Hội bàn thì cũng hi vọng trong khóa tới này phải 40% là chuyên trách, ít nhất là 40% chuyên trách trở lên. Phải có số liệu chuyên trách như thế thì công tác làm luật cũng như những quyết sách cũng như những công tác chức năng của Quốc Hội sẽ làm tốt hơn và đó là đòi hỏi của xã hội và xu thế.

Việt Hùng: Ông nói tiến tới phải mở rộng khoảng 40% là những đại biểu Quốc Hội chuyên trách, tức là ý ông muốn nói đến khả năng để thâu nhận chất xám trong xã hội và giới trẻ, những đại biểu trẻ phải không ạ?

Ông Trần Quốc Thuận: Đúng như vậy, cái việc đó thì sẽ thông qua việc ứng cử, đề cử, rồi quyết định của cử tri, nhưng mà đó cũng là lòng mong muốn, mong muốn phải có những đại biểu có trí tuệ, không nên có nhiều cơ cấu những đại biểu không hoạt động tích cực.

Việt Hùng: Nhưng mà từ trước tới nay các đại biểu hầu như là phải có sự giới thiệu qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam? mà nếu cứ hình thức như vậy thì làm thế nào có thể chiêu hiền được người tài và người có khả năng?

Ông Trần Quốc Thuận: Quốc Hội Việt Nam, đại biểu Quốc Hội Việt Nam thì được cử tri bầu trực tiếp, còn việc phải thông qua Mặt trận thì đó cũng là luật hiện giờ có quy định. Vấn đề đó người ta cũng đang nhắc nhở là tạo điều kiện tối đa cho những người có tâm huyết ra để mà lo cho việc nước.

Việt Hùng: Một trong những việc mà thời gian vừa qua cũng gây xôn xao trong dư luận đó là việc Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ xin ứng cử vào chức vụ Bộ trưởng Văn hóa Thông tin, ông nhìn vấn đề đó như thế nào?

Bạn nghĩ gì về ý kiến này? Xin email về Vietweb@rfa.org

Ông Trần Quốc Thuận: Tôi cho rằng những người có tâm huyết có tài thật sự mà yêu nước lo cho cái chung của đất nước và dân tộc này mà muốn ra ứng cử thì tôi cho đó là một việc rất đáng hoan nghênh. Còn việc theo qui định của pháp luật Việt Nam cũng như các nước trên thế giới, việc ứng cử vào các chức vụ Bộ trưởng thì rõ ràng đó là những chức danh phê chuẩn cho nên phải được sự đồng tình, đồng ý của ông Thủ tướng, ông ấy đưa ra thì mới phê chuẩn được. Còn việc mà những người tự thấy mình có năng lực, người ta đứng lên giơ tay xung phong thì tôi nghĩ rằng đấy là không khí rất tốt, rất là đáng hoan nghênh.

Việt Hùng: Câu hỏi cuối cùng trước khi chấm dứt câu chuyện, thưa ông Trần Quốc Thuận trước dư luận cả trong và ngoài nước đang theo dõi cuộc nói chuyện, ông là tác giả câu nói "tự nói dối với nhau để sống", phải chăng trước khi chia tay ông sẽ nói điều gì với dư luận?

Ông Trần Quốc Thuận: Vâng là Việt Nam bây giờ thì đang "đổi mới". Đổi mới kinh tế có kết quả và chúng tôi đang hòa nhập và nếu như không có gì thay đổi thì Việt Nam sẽ được vào WTO.

Và vào một tổ chức rộng lớn như thế thì Việt Nam sẽ có điều kiện mà chúng tôi thường nói là đi ra biển cả. Chúng tôi phải quen sống trong một cái trật tự mới, một cái luật lệ mới và đó là điều kiện cho đất nước này, con người Việt Nam phải thế nào để chờ đợi cơ hội để cho các doanh nghiệp Việt Nam lớn lên.

Tôi nghĩ rằng luật pháp Việt Nam, Quốc Hội cũng đang tích cực sửa đổi những luật cho phù hợp với qui định trật tự chung của thế giới và Việt Nam cũng đang rất là cám ơn sự quan tâm giúp đỡ trên thế giới, các bạn bè thế giới quan tâm tạo điều kiện cho Việt Nam hòa nhập vào cái chung, đó là cơ hội để cho Việt Nam phát triển, rất là cám ơn sự quan tâm.

Việt Hùng: Thay mặt quí thính giả của Đài cám ơn ông Trần Quốc Thuận đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn ngày hôm nay.

Thông tin trên mạng:

- Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc Hội trả lời RFA về vấn nạn tham nhũng tại VN (phần 1)