30 người tị nạn Việt Nam từ Campuchia trốn sang Thái Lan cầu cứu

Do lo sợ bị giao trả về lại Việt Nam, nhiều người sắc tộc thiểu số Việt Nam trong trại tỵ nạn ở Campuchia đã bỏ trốn và tìm đường qua Thái Lan xin tạm dung.

0:00 / 0:00

Mới đây, một nhóm khoảng 30 người đã trốn khỏi trại tỵ nạn của Cao Ủy LHQ ở thủ Phnom Penh và tới được đất Thái Lan. Đang công tác tại Bangkok, Nam Nguyên đã liên lạc được với nhóm của ông Y Sóai Y Ban và sau đây là câu chuyện của ông:

Cuộc chạy trốn nhiều gian nguy

Ông Y Soái Y Ban: Nhóm của tôi gồm có 8 người và 2 trẻ em và 2 phụ nữ. Tôi tên là Y Soái Y Ban, năm sinh 1973, qua Kampuchia năm ngoái, Tháng Sáu 2007.

Nam Nguyên: Khi trốn khỏi trại tị nạn ở Kampuchia vì sợ phải trở về Việt Nam, nhóm của ông đi bằng đường gì qua bên Thái Lan?

Ông Y Soái Y Ban: Đầu tiên là khi trốn lúc 2 giờ sáng, khi cảnh sát canh gác ở đó ngủ là mình chạy trốn. Cột dây rồi thả xuống, rồi bắt xe thồ đi đến bến xe của Phnom Penh, rồi đi theo những người mà qua biên giới đó.

Đi đường rừng, đi bộ, đi rất là xa, qua suối, qua sông nữa. Sau đó là có một chiếc xe, không biết xe của ai, nên chỉ biết đi theo những người đó thôi, nhờ những người đó thôi.

Ông Y Soái Y Ban<br/>

Đi tới Poi Pet, rồi tới chỗ đó thì mình xuống theo đường rừng mấy người đi buôn lậu đó, người ta đi làm mà không có giấy tờ đó.

Đi đường rừng, đi bộ, đi rất là xa, qua suối, qua sông nữa. Sau đó là có một chiếc xe, không biết xe của ai, nên chỉ biết đi theo những người đó thôi, nhờ những người đó thôi.

Nam Nguyên: Ông rời khỏi trại tị nạn ngày nào và tới được Bangkok ngày nào?

Ông Y Soái Y Ban: Rời khỏi Kampuchia vào Ngày 6 Tháng 6-2008.

Nam Nguyên: Tức là mới có mấy ngày nay thôi?

Ông Y Soái Y Ban: Vâng. Mới mấy ngày à, và đến đây tới ngày Mùng 9. Tới đây không có chỗ để ngủ, ngủ ở ngoài đường đầu tiên. Vào lúc 2 giờ sáng tới thủ đô Bangkok, không biết nhờ vào ai.

Khó khăn trên đất Thái

Nam Nguyên: Thế rồi Ông đã gặp được những người đồng cảnh ngộ khác, nghe nói tổng cộng đến đây khá nhiều, tới mấy chục người lận, thì đã gặp chưa?

Ông Y Soái Y Ban: Vâng. Đúng rồi. Bây giờ cũng chưa gặp đâu. Mấy người đó đi rải rác, có người ở đây có người ở đó, đi Văn Phòng UN (Văn Phòng Cao Uỷ Tị Nạn LHQ - UNHCR), có người đi trước có người đi sau.

Mà ngày hôm nay đi Văn Phòng UN tôi gặp được 11 người thôi. Ngày hôm nay những người đó vẫn cũng không có chỗ ở đâu. Họ nói là rất khó khăn bởi vì người Montagnards (người Thượng) từ Tây Nguyên chạy tới đây; ở Thái Lan này không có ai (là) người Montagnards chạy trước, sống ở đây trước, cho nên không biết nhờ vào ai và cũng không biết nói tiếng Thái, và tiếng Anh cũng không biết nói.

Đó là vấn đề hết sức khó khăn mà không ai giúp đỡ được. Còn nếu như so sánh với người H'Mong (thì) người H'Mong đến đây, có người đến trước có người đên sau.

Nam Nguyên: Thế thì nhóm của ông có gặp được đại diện của Cao Uỷ Tị Nạn Liên Hiệp Quốc ở Bangkok chưa?

Ông Y Soái Y Ban: Ngày hôm nay đã gặp rồi, sáng ngày hôm nay. Nhưng mà họ không cấp giấy cho mình, cho nên rất là khó khăn, bởi vì nếu không có giấy của UN có nghĩa là mình là người bất hợp pháp, là không ai có thể chấp nhận mình ở nước Thái này, và đi ra rất là khó khăn.

Chúng tôi đến là đến để muốn sự che chở của quốc tế, rồi vì hoàn cảnh của chúng tôi. Đó, hiện nay là như thế, chứ không phải chúng tôi đến vì sinh kế hoặc là cơ sở vật chất. Đó là vấn đề bị người ta đàn áp ở Tây Nguyên trong tình hình hiện nay. <br/>

Ông Y Soái Y Ban<br/>

Nếu như mình có giấy của UN họ cấp cho mình là mình có thể đi lãnh lương thực của UN, tuy rằng nó ít nhưng mình có thể đỡ một chút.

Đàng này không có giấy UN, tức là mình không có lương thục của UN và không có ai có thể giúp mình được. Và bên nhà thờ họ cũng rất là sợ, họ cũng không dám giúp mình đâu, vì mình không có giấy tờ. Đó là vấn đề hết sức khó khăn, thưa anh Nam Nguyên ạ.

Nam Nguyên: Dạ. Đồng bào Tây Nguyên qua Kampuchia rồi bây giờ qua bên Thái Lan này nữa đó thì tất cả là theo Đạo Tin Lành?

Ông Y Soái Y Ban: Họ Tin Lành thuần tuý, Hội Thánh Tin Lành Miền Nam Việt Nam. Mennonite cũng có vài người nhưng đa số là thuần tuý là đa số hơn.

Nam Nguyên: Đại diện Cao Uỷ họ không cấp giấy thế nhưng họ có lời khuyên nào không? Có hứa hẹn gì không?

Ông Y Soái Y Ban: Dạ. Họ cũng có lời khuyên. Họ nói là bây giờ chúng tôi không thể chấp nhận được bởi vì hình ảnh của ácc anh là ở trại bên Kampuchia, ở đây là chỉ dành cho những nước khác thôi.

Nhưng ngày hôm nay họ nói là bây giờ chúng tôi chưa trả lời bởi vì ngày hôm nay chúng tôi đến nữa để hỏi về vấn đề đó. Họ nói chúng tôi chưa trả lời được, chúng tôi sẽ họp lại.

Nói như vậy nhưng mà có được hay không đó là vấn đề không thể biết được. Và những người đến trước tôi, tuần vừa rồi họ đến đây, mà họ cấp giấy xong rồi. Khi họ cấp giấy xong bắt đầu mấy ngày sau đó là họ mời lại những người đó đến Văn Phòng UN rồi thu hết lại những giấy đó, là không cấp nữa. Không hiểu sao UN lại thực hiện như thế, thưa anh Nam Nguyên ạ.

Nam Nguyên: Tức là nói chung là không được cấp giấy?

Ông Y Soái Y Ban: Đúng rồi. Nói chung không được cấp giấy. Mà hiện nay theo tình trạng của những người đến đây đều là lộn xộn, không biết dựa vào đâu nữa. Tiếng Thái thì không biết nói, tiếng Anh cũng không nói được, và không biết nhờ ai nữa! Vấn đề là hết sức khó khăn cho hoàn cảnh hiện nay, thưa anh Nam Nguyên ạ.

Tôi cũng muốn trả lời rất nhiều về vấn đề đàn áp ở Tây Nguyên, lý do gì chúng tôi phải ra đi, lý do gì chúng tôi không dám quay về nhà. Đó là vấn đề rất là dài, mong sao quý Đài có thời gian dành cho tôi.

Không phải là chúng tôi đến để yêu cầu Liên Hiệp Quốc để đi nước thứ ba, nhưng mà chúng tôi đến là đến để muốn sự che chở của quốc tế, rồi vì hoàn cảnh của chúng tôi.

Đó, hiện nay là như thế, chứ không phải chúng tôi đến vì sinh kế hoặc là cơ sở vật chất. Đó là vấn đề bị người ta đàn áp ở Tây Nguyên trong tình hình hiện nay.

Từ xưa tới nay và cái nhìn mới hiện nay nữa là trong biểu tình 2001 và 2004 và đến 2008 vừa rồi Tháng 4 vẫn thực hiện tuy rằng là nhỏ nhưng mà tình hình rất là khó khăn phức tạp.

Và cộng đồng quốc tế đến Tây Nguyên, nhưng mà muốn tìm hiểu sự thật trong sự việc đó là họ không thể tìm được bằng chứng rõ ràng bởi vì chính quyền Việt Nam rất là khôn khéo và chúng tôi cũng thừa nhận điều đó.

Chúng tôi sẽ không xem xét bất kỳ trường hợp cá nhân nào cả. Chính sách của Cao Uỷ Tị Nạn LHQ tại Bangkok đối với những người Thượng VN tới từ Kampuchia, là họ phải trở về Kampuchia, nơi đó có cơ chế bảo vệ ngừơi tị nạn mà ở Thái Lan không tồn tại.

Bà Kitty Mekinsey, UNHCR<br/>

Quan điểm của UNHCR

Chiều ngày 10/6 Chúng tôi đã tiếp xúc với bà Kitty Mc Kinsey phát ngôn viên Văn Phòng Cao Uỷ Tị Nạn Liên Hiệp Quốc UNHCR tại Bangkok, và hiểu rằng 30 người thượng Việt Nam đào thóat khỏi trại tỵ nạn Phnom Penh không có hy vọng gì về việc được tị nạn ở Thái Lan. Bà Kitty Mc Kinsey tuyên bố:

"Chúng tôi sẽ không xem xét bất kỳ trường hợp cá nhân nào cả. Chính sách của Cao Uỷ Tị Nạn LHQ tại Bangkok đối với những người Thượng VN tới từ Kampuchia, là họ phải trở về Kampuchia, nơi đó có cơ chế bảo vệ ngừơi tị nạn mà ở Thái Lan không tồn tại "

Điểm trùng hợp là trụ sở văn phòng LHQ ở Bangkok tọa lạc tại Đại Lộ Ratchadamnoen Nok là khu vực nằm trong vòng rào an ninh, vì là nơi Liên Minh Nhân Dân Vì Dân Chủ cắm trại biểu tình chống chính phủ Thái Lan từ nhiều ngày qua.

Tại cổng sau tòa nhà các văn phòng LHQ tại Bangkok, chúng tôi bắt gặp hơn một nửa trong số 30 ngừơi sắc tộc Tây Nguyên từng hai lần đào thóat, một lần vượt biên sang Kampuchia nhập trại tị nạn Cao Ủy LHQ, và nay trốn trại vượt biên lần nữa sang Thái Lan để đến được Bangkok trong tuyệt vọng:

“Chúng tôi muốn đi tới bất kỳ nứơc nào không cộng sản để đảm bảo an tòan tính mạng cho chúng tôi. Ngồi đây thôi, không có đi chỗ nào hết. Buổi tối, buổi tối cũng nằm ngủ ở đây luôn, trước cổng đây luôn, có công an của Cao Ủy gác đàng hòang.

Còn cảnh sát Thái Lan họ có hỏi han làm phiền thì từ ngày chúng tôi đi tới đây là họ chưa hỏi, mà nếu hỏi là chắc bị bắt. Có lẽ là nhờ ở chung với những người Thái biểu tình ở đây.

Những người Thái biểu tình sau khi biết chúng tôi từ Camphuchia chạy sang, đã cho nước cho cơm.”

Số phận của những ngừơi Việt Nam sắc tộc thiểu số trốn chạy đến Bangkok xem ra rất mong manh, họ quyết không trở về nhưng ở lại là nhập cư bất hợp pháp với cảnh tù tội lâu dài và cúôi cùng cũng là lệnh trục xuất.

(Nam Nguyên tường trình từ Bangkok)