Hai thái độ trước chuyện Hoàng Sa là của Trung Quốc

Nhóm Bản đồ Địa lý quốc gia (National Geographic Maps) của Hội Địa lý Quốc gia Hoa Kỳ (quen được gọi là National Geographic Society) vừa công bố bộ Bản đồ Thế giới trên trang web của họ. Đáng chú ý là trong bộ bản đồ này, có một số bản đồ mà trong đó, quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam được ghi là (Tây Sa quần đảo), theo cách gọi của Trung Quốc, kèm chú thích “China” (thuộc Trung Quốc).

0:00 / 0:00

Sự kiện này đang tạo ra một làn sóng phản đối mạnh mẽ trong dư luận người Việt. Mời qúy vị nghe Trân Văn tường trình...

Chuyện chung của mọi người Việt

Vào ngày hôm qua, nhiều điễn đàn điện tử, blogger đã loan báo sự kiện vừa kể. Người dùng Internet đã chuyển thông tin này qua email đồng thời kêu gọi nhau vào trang web petitionspot.com để ký vào một kiến nghị do Qũy Nguyễn Thái Học soạn thảo, kêu gọi Hội Địa lý Quốc gia Hoa Kỳ bỏ chú thích “China” (thuộc Trung Quốc) ra khỏi vị trí quần đảo Hoàng Sa trên các bản đồ của họ. Kiến nghị của Qũy Nguyễn Thái Học viết:

Thưa ông Jones,

Chúng tôi viết thư này do hai chữ “Trung Quốc” ở Hoàng Sa, quần đảo đang có tranh chấp, trong bản đồ thế giới trực tuyến do National Geographic Society giới thiệu .

Trên thực tế, các đảo nằm ở biển Đông chưa bao giờ được cộng đồng quốc tế công nhận như là một phần lãnh thổ Trung Quốc.

Chúng tôi không có tham vọng thuyết phục quý ông rằng quần đảo Hoàng Sa thuộc về quốc gia cụ thể nào. Thay vào đó, chúng tôi yêu cầu quý ông dựa vào các nguồn tin cậy, xem xét tình trạng hiện tại của những hòn đảo, đặt đúng tên cho các hòn đảo trên bản đồ của quý ông.<br/>

Chúng tôi không có tham vọng thuyết phục quý ông rằng quần đảo Hoàng Sa thuộc về quốc gia cụ thể nào. Thay vào đó, chúng tôi yêu cầu quý ông dựa vào các nguồn tin cậy, xem xét tình trạng hiện tại của những hòn đảo, đặt đúng tên cho các hòn đảo trên bản đồ của quý ông.

Khu vực quần đảo Hòang Sa có ghi chữ "china"
Khu vực quần đảo Hòang Sa có ghi chữ "china". Screen shoot fr: thanhnienonline (Capture form thanhnienonline)

Trong gần một thế kỷ qua, những tranh chấp chủ quyền trên các quần đảo này vẫn chưa được giải quyết. Những năm vừa qua, Liên Hiệp Quốc đã nhận được nhiều đơn kiện từ Việt Nam và Trung Quốc cùng liên quan đến các các vấn đề này. Gần đây, vào tháng 5 năm 2009, các quốc gia có liên quan đã gửi kiến nghị tới Liên Hiệp Quốc. Liên Hiệp Quốc đã đưa quần đảo Hoàng Sa vào diện “quần đảo tranh chấp” và chưa bao giờ xác nhận quần đảo này thuộc về quốc gia nào.

Chắc chắn rằng National Geographic Society là một nguồn thông tin quan trọng và đáng tin cậy cho nhiều người trên khắp toàn cầu, kể cả các nhà nghiên cứu và học sinh trẻ tuổi.

Vì vậy, để ngăn chặn việc công chúng tiếp nhận thông tin sai lạc, dựa trên tình trạng thực sự của quần đảo Hoàng Sa, chúng tôi kêu gọi quý ông xem xét và sửa đổi chú thích ngay lập tức, để phản ánh cả hai quan điểm của cộng đồng quốc tế cũng như chủ trương trung lập của National Geographic Society.

Vì vậy, để ngăn chặn việc công chúng tiếp nhận thông tin sai lạc, dựa trên tình trạng thực sự của quần đảo Hoàng Sa, chúng tôi kêu gọi quý ông xem xét và sửa đổi chú thích ngay lập tức, để phản ánh cả hai quan điểm của cộng đồng quốc tế cũng như chủ trương trung lập của National Geographic Society. <br/>

Xin cám ơn.

Chính quyền Việt Nam vẫn im lặng

Cho đến tối ngày 12 tháng 3, 2010, giờ Việt Nam, khi đã có hơn 1200 người Việt từ nhiều nơi trên thế giới tìm đến trang web petitionspot.com để ký tên vào kiến nghị do Qũy Nguyễn Thái Học soạn, chính quyền Việt Nam vẫn chưa lên tiếng.

Cho đến thời điểm đó, chỉ có tờ Thanh Niên đưa thông tin vừa kể lên website của họ kèm lời giới thiệu: Thông tin về việc National Geographic Society phát hành bản đồ xuyên tạc sự thật được các bạn đọc Nguyễn Hùng, Ngô Khoa Bá, Lê Quang Long gửi tới Thanh Niên vào ngày 11 tháng 3 năm 2010. Nhóm cũng đã viết thư phản đối gửi Ban biên tập của National Geographic Society.

Tuy nhiên, cả tờ Thanh Niên lẫn hệ thống báo chí chính thống tại Việt Nam không loan tải lời kêu gọi ký tên vào kiến nghị gửi Hội Địa lý quốc gia Hoa Kỳ. Thay vào đó, tờ Thanh Niên cho biết đã liên hệ với Ban Biên tập của National Geographic Maps để phản ánh và đề nghị giải thích.

Chỉ có tờ Thanh Niên đưa thông tin vừa kể lên website của họ kèm lời giới thiệu: Thông tin về việc National Geographic Society phát hành bản đồ xuyên tạc sự thật được các bạn đọc Nguyễn Hùng, Ngô Khoa Bá, Lê Quang Long gửi tới Thanh Niên vào ngày 11 tháng 3 năm 2010.<br/>

Có lẽ cũng cần nhắc qua rằng Hội địa lý Quốc gia Hoa Kỳ là một trong những tổ chức phi lợi nhuận, chuyên về khoa học và giáo dục, thuộc loại lớn nhất thế giới. Cũng vì vậy, bộ bản đồ với thông tin không chính xác về Hoàng Sa có thể tạo ra nhận thức sai lạc về chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa nói riêng và biển Đông nói chung.

Khi được đề nghị cho biết ý kiến về sự kiện này, ông Trần Văn Minh, ngụ tại Nam California kể rằng: Chắc có lẽ là vì Trung Quốc đặt áp lực lên trên các tổ chức rồi thêm vào đó là sự làm ngơ của chính quyền Việt Nam. Bên Việt Nam, tôi nghĩ rằng, chắc họ cũng thấy những chuyện này, họ cũng biết đấy nhưng mà không biết, không hiểu tại sao họ lại làm ngơ những chuyện như vậy. Chính tôi hồi năm ngoái đi mua một bản đồ thế giới thì thấy bên dưới chữ Hoàng Sa, Paracel Island lại để trong ngoặc chữ China. Nếu Việt Nam mình mà phản đối, những tổ chức như là Hội Địa lý quốc gia, Google hay là những nơi họ in bản đồ thì có lẽ là người ta cũng sẽ bỏ ra.

Theo dòng thời sự: