Việt Hùng, phóng viên đài RFA
Bị cưỡng chế giải tỏa nhà đất ở Việt Nam đã là "chuyện thường ngày ở huyện". Người dân thấp cổ bé miệng biết nhờ cậy vào đâu trong khi có những vấn đề chính phủ đã chỉ đạo giải quyết, thậm chí báo chí trong nước đã nhiều lần đề cập về trường hợp của 33 hộ gia đình tại phường Bình Khánh, quận 2 thành phố Hồ Chí Minh nhưng cho đến nay vẫn không ai giải quyết.
Trong cảnh "gia đình chính sách có công với cách mạng" bà Nguyễn Thị Ngọc Sang kể lại về hoàn cảnh của bà với Việt Hùng của Ðài chúng tôi như sau.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Sang: Trước đây, gần Tết rồi thì Ủy ban có đưa giấy cưỡng chế tôi thì tôi cũng lên chỗ Ủy ban tôi có trình bày với ông Chủ tịch thì ông Chủ tịch có nói, nếu bà xin ở qua Tết thì tôi sẽ xin lệnh của Quận, bà sẽ làm cho tôi tờ cam kết .....lúc đó thì cũng tối rồi nên tôi cũng không biết là cho hay không thì tôi không biết.
Thì sáng ngày hôm sau khoảng 9 giờ thì ông Lê Quang Ðịnh có đọc loa cưỡng chế gia đình nhà tôi, tôi có đứng lên tôi trình bày cho ông Lê Quang Ðịnh biết, nhưng trong khi đó Lê Quang Ðịnh quay cái loa chỗ khác mà không nghe lời của tôi nói thì tôi có bức xúc tôi có vô tôi gạt cái loa thì Lê Quang Ðịnh bắt tôi về giam, rồi tịch thu cây cối của tôi về hết, không có biên bản bắt người và cũng không có biến bản tịch thu đồ .....và từ khi đó đến bây giờ tôi vẫn đi thưa ..... từ phường, từ quận, rồi thành phố .... cho đến cấp trên, đi nhiều nơi lắm. (Xin theo dõi toàn bộ cuộc nói chuyện trong phần âm thanh bên trên)
Vừa rồi là tiếng kêu của bà Nguyễn Thị Ngọc Sang, trong cảnh thân lủi thủi một mình không nơi nương tựa mặc dù gia đình bà thuộc diện chính sách "có công với cách mạng". Cũng trong cảnh màn trời chiếu đất cô Phạm Thị Gấm kể lại về gia cảnh hiện nay của cô và gia đình:
Cô Phạm Thị Gấm: Dạ, cháu là Phạm Thị Gấm ở phường Bình Khánh, quận 2. Dạ thưa chú, cháu mới sinh cháu nhỏ được 3 ngày, cháu ở bệnh viện nhà thương về được ngày hôm trước thì hôm sau ông Lê Quang Ðịnh ở phường Bình Khánh xuống bảo là " bồng thằng nhóc nhà con ra ngoài, sau nửa tiếng không bỏ quan tài đâu mà sợ..." , bắt bồng thằng nhóc nhà con ra ngoài để dỡ nhà cháu, vợ chồng chúng cháu đẻ con được 3 ngay thì bắt dỡ nhà, vợ chồng chúng cháu nghèo khổ lắm.....
(Xin theo dõi toàn bộ cuộc nói chuyện trong phần âm thanh bên trên)
Như qua lời cô Phạm Thị Gấm mà quí vị vừa nghe chỉ là phần nổi trong tảng băng chìm về nỗi bức xúc của bao người dân cùng cảnh ngộ. Cô Huỳnh Thị Ngọc Ngàn kể lại trường hợp của cô như sau:
Cô Huỳnh Thị Ngọc Ngàn: Khi mà em cất xong cũng lấu lắm rồi tới lập biên bản đòi cưỡng chế…
(Xin theo dõi toàn bộ cuộc nói chuyện trong phần âm thanh bên trên)
Tiếng kêu than của ba trong số 33 hộ gia đình tại phường Bình Khánh quận 2 thành phố Hồ Chí Minh vì thời gian có hạn nên chẳng hết lời.
Sau 31 năm, tiếng súng đã yên, liệu những bà mẹ Việt Nam trong diện "chính sách" và những ngưòi dân chân lấm tay bùn sẽ còn phải đội đơn đi khiếu kiện về việc ruộng đất, nhà cửa của họ bị giải tỏa không bồi thường thỏa đáng sẽ còn kéo dài tới bao giờ trong một quốc gia đã có Ðộc lập - Tự do - Hạnh phúc.
Theo đòng câu chuyện:
- 33 hộ gia đình cưỡng chế giải toả nhưng không được đền bù