2 nhà văn Nhất Linh và Khái Hưng của nhóm Tự Lực Văn Đoàn

0:00 / 0:00

Mặc Lâm, phóng viên đài RFA

Chương trình Văn Học Nghệ Thuật tuần này Mặc Lâm mời quý vị theo dõi tiếp những hoạt động trong sáng tác của hai nhà văn lừng lẫy thuộc nhóm Tự Lực Văn Đoàn là Nhất Linh và Khái Hưng.

NhatLinh150.jpg
Nhất Linh - Nguyễn Tường Tam Hình của wikipedia.

Những tác phẩm của hai nhà văn này cho tới nay, sau bao thăng trầm biến đổi của lịch sử vẫn lóng lánh như những hạt ngọc trong Văn Học Sử Việt Nam. Chương trình hôm nay có sự góp tiếng của Lê Dân, Nhã Trân, và Nam Nguyên, mời quý vị theo dõi.

Nhà văn Nhất Linh

Tiểu sử nhà văn Nhất Linh cho thấy ông là người không khoan nhượng với độc tài, thực dân và suốt cuộc đời nhà văn chừng như chỉ biết tranh đấu cho những người cùng khổ, nghèo hèn. Qua các hoạt động văn học lấy ngôn ngữ làm vũ khí khai mở những con đường mà ông và nhóm TLVĐ cho là đứng đắn và cần thiết, Nhất Linh Nguyễn Tường Tam đã lừng lẫy trong vai trò tiên phong xử dụng thành công quyền tự do ngôn luận làm vũ khí tranh đấu cho sự tồn vong của văn hóa dân tộc.

Người dân Việt biết nhiều đến ông qua những tác phẩm một thời từng là kim chỉ nam cho nhiều nhà văn Việt Nam trong lĩnh vực sáng tác. Những ngày đầu khai sinh chữ quốc ngữ, Nhất Linh đã lãnh đạo một nhóm nhà văn có nhiệt huyết với nền văn hóa dân tộc, sử dụng ngòi bút của họ như vũ khí nhằm trong sáng hóa tiếng Việt lúc phôi thai.

Tác phẩm đầu tiên được Nhất Linh viết vào năm 1924 là Nho Phong, sau đó lần lượt những tác phẩm bất hủ khác ra đời cho thấy khả năng sáng tác của ông thật dẻo dai và hơn nữa, bất cứ tác phẩm nào Nhất Linh cũng thành công trong mục đích đem những khuynh hướng cách tân vào đời sống người dân quê lẫn trí thức Việt Nam thời ấy.

Tập truyện ngắn đầu tiên "Anh Phải Sống" viết chung với Khái Hưng vào năm 1932 đã gây một tiếng vang lớn, mô tả những cảnh sống cùng khốn của người dân quê Việt Nam đang cố gắng tranh đấu vô vọng với cái nghèo túng kinh niên mà không lối thoát.

Đây là tác phẩm sau cùng của nhà văn Nhất Linh viết trong hai tháng kể từ ngày 28 tháng 11 năm 1960 toàn bộ viết về thời kỳ cách mạng Việt Nam thời kỳ năm 1944-45 ở Trung Hoa. Đây là thời kỳ mà hoạt động chính trị của Việt Minh và Việt Nam Quốc Dân Đảng ở vào thế phải diệt nhau bằng những phươgn tiện tàn bạo nhất.

Những mảnh đời bất hạnh ngược xuôi, những tình cảm vợ chồng quê vượt lên nghèo đói để nuôi con đã như một tiếng chuông, lần đầu tiên cảnh tỉnh xã hội Việt Nam lưu ý đến những vất vả quanh mình mà trước đó hầu như không ai để ý.

Kỹ thuật sử dụng Việt ngữ tinh khôi và chắt lọc được nhà văn Nhất Linh mang vào tiểu thuyết, một thể loại rất mới mẻ trong thời gian này đã mở ra một khuynh hướng sáng tác mới mà trước đó nho giáo phong kiến không chấp nhận trong đời sống Việt Nam.

Tiểu thuyết của Tự Lực Văn Đoàn trên và trước hết nhằm truyền tư tưởng chống đối nho phong hủ bại mà suốt hàng ngàn năm đã nhúng xã hội Việt Nam vào u mê tăm tối. Tầm ảnh hưởng của những tiểu thuyết này ăn sâu vào nhiều tầng lớp thị dân, lan dần đến cả những vùng quê qua lời đồn truyền khẩu. Nhất Linh đã nhanh chóng thu hút được giới thanh niên trí thức bằng những tác phẩm như Đọan Tuyệt, Lạnh Lùng, Đôi Bạn...

Những tác phẩm tiểu thuyết viết chung với Khái Hưng trước đó tuy chưa ăn sâu vào quần chúng bởi đề tài cũng như văn phong như Gánh Hàng Hoa, Đời Mưa Gió hay Nắng Thu nhưng cho đến khi tiểu thuyết Đoạn Tuyệt ra đời thì tuyên ngôn chống lại cái thủ cựu phong kiến của ông đã mạnh mẽ lan tỏa trong giới tiếu tư sản, và từ đó mỗi ngày một khuếch tán trong nhiều tầng lớp thanh niên trí thức.

Giới này nhận ra rằng những khung cảnh mà họ sống bấy lâu ràng buộc tâm hồn họ một cách vô lý và bất công đến nỗi tư tưởng và ý thức xã hội của họ không thể nào thoát ra khỏi lũy tre làng kiên cố hàng ngàn năm qua.

Mới lạ và mạnh mẽ

Trong một đoạn sau đây sẽ phần nào nói lên cái mới lạ và mạnh mẽ trong tác phẩm Đoạn Tuyệt đã ảnh hưởng giới trẻ như thế nào trong không gian của một vùng quê miền Bắc của thập niên 30:

“Loan bị cha mẹ ép phải lấy Thân, một người bạn học thuở nhỏ của nàng, con một nhà giàu ở ấp Thái Hà. Việc này nàng thấy cha mẹ nói từ hồi nàng mới để tóc. Hai nhà trong mười năm trời nay vẫn đi lại thân mật, hai bên cha mẹ đã định ước cho Thân và Loan lấy nhau.

Loan vẫn nhất quyết không chịu không phải là Loan chê gì Thân, vì Thân đối với nàng chỉ là một người quen, nàng không yêu mà cũng không ghét. Nhà Thân lại giàu, Loan chắc chắn rằng khi về nhà chồng, sẽ được sung sướng, an nhàn. Nhưng chỉ vì Loan càng ngày càng thấy cái tình của mình đối với Dũng không phải chỉ là cái tình bạn bè như trước kia.

Truyện ngắn "Anh Phải Sống" có lẽ đã đưa Khái Hưng lên ngôi vị tột đỉnh của văn học Việt Nam trong thập niên 30. Tính nhân bản trong tác phẩm ngắn ngủi này đã khiến không biết bao nhiêu học sinh của nhiều thế hệ sau rơi lệ khi học qua Tự Lực Văn Đoàn trong chương trình Văn Học Sử.

Nàng yêu Dũng và cái hy vọng của nàng lúc đó là được làm vợ Dũng. Tuy định bụng không chịu lấy Thân, nhưng nàng cũng hằng lo lắng, vì nàng biết cha mẹ nàng đã quả quyết về việc đó. Nếu nàng cưỡng tất có sự rắc rối trong gia đình.”

Sau khi gặp Dũng một thanh niên có tâm huyết muốn dấn thân vào đời sương gió tranh đấu cho dân tộc Loan đã bị hình ảnh của Dũng thuyết phục trong những giây phút đầu tiên khi hai người gặp nhau:

“Loan thoáng nghĩ đến hai cảnh đời trái ngược nhau: một cảnh đời yên tịnh ngày nọ trôi theo ngày kia như dòng sông êm đềm chảy, nhẫn nại sống trong sự phục tùng cổ lệ như mọi người con gái khác và một cảnh đời rộn rịp, khoáng đạt, siêu thoát ra hẳn ngoài lề lối thường.

Loan nhìn Dũng, ngắm nghía vẻ mặt cương quyết, rắn rỏi của bạn, nghĩ thầm:

- Học thức mình không kém gì Dũng, sao lại không thể như Dũng, sống một đời tự lập, cường tráng, can chi cứ quanh quẩn trong vòng gia đình, yếu ớt sống một đời nương dựa vào người khác để quanh năm phải kình kịch với những sự cổ hủ mà học thức của mình bắt mình ghét bỏ. Mình phải tạo ra một hoàn cảnh hợp với quan niệm mới của mình.”

Tác phẩm cuối cùng trong cuộc đời nhà văn Nhất Linh là tiểu thuyết trường thiên Giòng Sông Thanh Thủy, viết xong năm 1961. Đây là tác phẩm có tính cách kể lại lịch sử qua những suy ngẫm mà một thời nhà văn đã kinh qua. Những chi tiết đôi khi làm người này người khác phật ý nhưng cuối cùng vẫn chuyển tải được những biến cố mà nhà văn chứng kiến.

Nhà văn Nguyễn Tường Thiết nói về quyển trường thiên này của cha mình như sau:

“Đây là một tác phẩm mà nhà văn đã chuyển tải những chính trị và tư tưởng trong tác phẩm cuối cùng này. Giòng Sông Thanh Thủy là một cuốn trường giang tiểu thuyết gồm ba tập: Ba người Bộ Hành, Chi Bộ Hai Người và Vọng Quốc.

Đây là tác phẩm sau cùng của nhà văn Nhất Linh viết trong hai tháng kể từ ngày 28 tháng 11 năm 1960 toàn bộ viết về thời kỳ cách mạng Việt Nam thời kỳ năm 1944-45 ở Trung Hoa. Đây là thời kỳ mà hoạt động chính trị của Việt Minh và Việt Nam Quốc Dân Đảng ở vào thế phải diệt nhau bằng những phươgn tiện tàn bạo nhất.

KhaiHung150.jpg
Nhà văn Khái Hưng, Hình của Wikipedia.

Một trong những lời của chính Nhất Linh đã viết vào mùng một Tết năm Quý Tỵ tức là ngày 14 tháng 2 năm 1953 trong một tờ chúc thư văn học viết rằng:

"Trong lúc ngoảnh mặt về quá khứ kiểm điểm lại công việc mình đã làm tôi thấy rõ ràng công việc tốt đẹp lâu bền và có ích nhất của đời tôi là sự thành lập được Tự Lực Văn Đoàn và những công việc sáng tác.”

Nhà văn Khái Hưng

Cùng với Nhất Linh, một người vừa là bạn văn vừa là đồng chí, hơn nhà văn Nhất Linh 9 tuổi và được văn giới đặt cho danh hiệu là Nhị Linh đó là nhà văn Khái Hưng. Ông là một trong bốn trụ cột của Tự Lực Văn Đoàn và tác phẩm của ông có số lượng ngang ngửa với nhà văn Nhất Linh trong một thời gian dài cho tới khi ông bị thủ tiêu vào năm 1947 gần ga Cửa Gà, Xuân Trường tỉnh Nam Định.

Tiểu thuyết đầu tay của Khái Hưng là Hồn Bướm Mơ Tiên được viết năm 1933 là tiểu thuyết đầu tiên của Tự Lực Văn Đoàn. Tiểu thuyết cuối cùng của ông là Thanh Đức viết vào năm 1943 cũng là tiểu thuyết cuối cùng của nhóm.

Giống như các tiểu thuyết Tự Lực Văn Đoàn khác, tác phẩm của Khái Hưng đề cao tình yêu tự do của thời đại mới, mạnh mẽ chống lại các lễ giáo phong kiến, và cố gắng mang tính cải cách xã hội vào tác phẩm để lôi kéo thanh niên trí thức nhập cuộc chống lại phong kiến thực dân.

Giống như Nhất Linh, Khái Hưng cũng tham gia hoạt động chính trị. Do tham gia Đảng Đại Việt Dân Chính nên Khái Hưng từng bị chính quyền thực dân Pháp bắt giam.

Truyện ngắn "Anh Phải Sống" có lẽ đã đưa Khái Hưng lên ngôi vị tột đỉnh của văn học Việt Nam trong thập niên 30. Tính nhân bản trong tác phẩm ngắn ngủi này đã khiến không biết bao nhiêu học sinh của nhiều thế hệ sau rơi lệ khi học qua Tự Lực Văn Đoàn trong chương trình Văn Học Sử.

Hình ảnh một gia đình nghèo đi kiếm sống bằng cách mót củi trên sông, gặp nước xoáy đắm thuyền và cuối cùng thì người vợ hy sinh bản thân để người chồng trở về với con thơ đã thức tỉnh lương tri không biết bao nhiêu người. Tác phẩm như một chiếc đèn bão soi rọi vào những ngày tháng tối tăm của xã hội Việt Nam trong tranh tối tranh sáng của những ngày cuối cùng của phong kiến.

Thật sự ra trong một lần tôi về Việt Nam tôi có hỏi nhà thơ Huy Cận về việc này thì ông nói rằng có hai trường hợp có thể xảy ra theo nhận xét của ông ấy là trong lúc Khái Hưng bị bộ đội Việt Minh dẫn đi thì máy bay Pháp thả bom giết chết hết cả Khái Hưng lẫn bộ đội.

Hai vợ chồng bắt đầu đưa thuyền ra giữa dòng, chồng lái, vợ bơi. Cố chống lại với sức nước, chồng cho mũi thuyền quay về phía thượng du, nhưng thuyền vẫn bị trôi phăng xuống phía dưới, khi nhô khi chìm, khi ẩn khi hiện trên làn nước phù sa, như chiếc lá tre khô nổi trong vũng máu, như con muỗi mắt chết đuối trong nghiên son. Nhưng nửa giờ sau, thuyền cũng tới được giữa dòng. Chồng giữ ghì lái, vợ vớt củi. Chẳng bao lâu thuyền đã gần đầy, và vợ chồng sắp sửa quay trở vào bờ, thì trời đổ mưa... Rồi chớp nhoáng như xé mây đen, rồi sấm sét như trời long đất lở. Chiếc thuyền nan nhỏ, đầy nước, nặng trĩu. Hai người cố bơi, nhưng vẫn bị sức nước kéo phăng đi... Bỗng hai tiếng kêu cùng một lúc: - Giời ôi! Thuyền đã chìm. Những khúc củi vớt được đã nhập bọn cũ và lạnh lùng trôi đi, lôi theo cả chiếc thuyền nan lật sấp... Chồng hỏi vợ: - Mình liệu bơi được đến bờ không? Vợ quả quyết: - Được! - Theo dòng nước mà bơi... Gối lên sóng! - Được! Mặc em! Mưa vẫn to, sấm chớp vẫn dữ. Hai người tưởng mình sống trong vực sâu thẳm. Một lúc sau, Thức thấy vợ đã đuối sức, liền bơi lại gần hỏi: - Thế nào? - Được! Mặc em! Vợ vừa nói buông lời thì cái đầu chìm lỉm. Cố hết sức bình sinh nàng lại mới ngoi lên được mặt nước. Chồng vội vàng đến cứu. Rồi một tay xốc vợ, một tay bơi. Vợ mỉm cười, âu yếm nhìn chồng. Chồng cũng mỉm cười. Một lúc, Thức kêu: - Mỏi lắm rồi, mình vịn vào tôi, để tôi bơi! Tôi không xốc nổi được mình nữa. Mấy phút sau chồng nghe chừng càng mỏi, hai cánh tay rã rời. Vợ khẽ hỏi: - Có bơi được nữa không? - Không biết. Nhưng một mình thì chắc được. - Em buông ra cho mình vào nhé? Chồng cười: - Không! Cùng chết cả. Một lát, một lát nhưng Lạc coi lâu bằng một ngày, chồng lại hỏi: - Lạc ơi! Liệu có cố bơi được nữa không? - Không!... Sao? - Không. Thôi đành chết cả đôi. Bỗng Lạc run run khẽ nói: - Thằng Bò! Cái Nhớn! Cái Bé!... Không!... Anh phải sống! Thức bỗng nhẹ hẳn đi. Cái vật nặng không thấy bám vào mình nữa. Thì ra Lạc nghĩ đến con đã lẳng lặng buông tay ra để chìm xuống đáy sông, cho chồng đủ sức bơi vào bờ. ooOoo Đèn điện sáng rực suốt bờ sông. Gió đã im, sóng đã lặng. Một người đàn ông bế một đứa con trai ngồi khóc. Hai đứa con gái nhỏ đứng bên cạnh. Đó là gia đình bác phó Thức ra bờ sông từ biệt lần cuối cùng linh hồn kẻ đã hy sinh vì lòng thương con. Trong cảnh bao la, nước sông vẫn lãnh đạm chảy xuôi dòng.

Cái chết với nhiều dấu hỏi

Văn tài của Khái Hưng không may tắt sớm trên nền trời văn học Việt Nam. Cái chết của ông đã để lại nhiều dấu hỏi cho những nhà nghiên cứu và cho đến nay vẫn chưa ngã ngũ. Nhà văn Nguyễn Tường Thiết, con ruột của nhà văn Nhất Linh cho biết một cách dè dặt về vấn đề này như sau:

-Thật sự ra trong một lần tôi về Việt Nam tôi có hỏi nhà thơ Huy Cận về việc này thì ông nói rằng có hai trường hợp có thể xảy ra theo nhận xét của ông ấy là trong lúc Khái Hưng bị bộ đội Việt Minh dẫn đi thì máy bay Pháp thả bom giết chết hết cả Khái Hưng lẫn bộ đội.

Ý kiến thứ hai là chuyện này do sự lầm lẫn của một nhân viên cấp địa phương họ không biết lý lịch Khái Hưng và họ đã giết lầm người.

Quý vị vừa theo dõi phần hai của loạt bài viết về Tự Lực Văn Đoàn. Mặc Lâm xin mời quý vị tíêp tục theo dõi phần kế tiếp nói về hai nhân vật khác là Hoàng Đạo và Thạch Lam sẽ được phát thanh vào kỳ tới cũng trong chương trình Văn Học Nghệ Thuật thường lệ