Đừng trông chờ quá mức. Đó là nội dung phát biểu được chính người phát ngôn Nhà Trắng Robeert Gibbs đưa ra, khi được hỏi về những gì thế giới có thể trông chờở cuộc họp tay ba diễn ra tại New York giữa bà nhà lãnh đạo Mỹ, Israel và Palestine:
"Chúng tôi mu ốn dùng cu ộc g ặp g ỡ làm c ơ h ội đ ể ti ếp cân v ới đôi bên, hy v ọng thúc đ ẩy ti ến trình đàm phán gi ữa hai chính ph ủ Israel và Palestine."
Phía Israel cũng đưa ra phát biểu mang cùng ý nghĩa. Trước khi Thủ Tướng Benjamin Netanyahu lên đường sang Hoa Kỳ, phát ngôn viên Zvi Harzog cũng bảo “thời điểm chưa đủ chín mùi để có thể tiếp tục đàm phán”, nhưng cuộc gặp gỡ sdưới danh nghĩa thượng đỉnh tay ba do Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obaam đứng chủ trì “là bước tiến tốt” để các thành phần chủ chốt có cơ hội trình bày thẳng thắn với nhau về lập trường cũng như những điểm khó khăn cần tháo gỡ.
Nhiều trở ngại
Nhưng không chỉ Irael hay Hoa Kỳ, mà ngay các viên chức của Palestine cũng nói như thế.
Ngay sau khi Washington thông báo cuộc họp sẽ được tổ chức ở New York vào ngày thứ Ba, tức là hôm nay, Tổng thư Ký Hội Đồng Chính Phủ Palestine là ông Hassan Abu Libda nói thật rõ với báo chí là chỉ nên coi đó là một buổi gặp gỡ, và nhấn mạnh rằng thượng đỉnh New York không phải là bước mở đường cho một cuộc đàm phán đang bị bế tắc:
"Palestine chúng tôi không ch ấp nh ận tr ở l ại bàn đàm phán cho t ới khi nào phái Do Thái ph ải ng ưng ngay ch ương trình đ ịnh c ư dân h ọ trên ph ần đ ất thu ộc v ề chúng tôi mà h ọ đang chi ếm đóng."
Đi xa hơn nữa, một quan chức cao cấp yêu cầu được dấu tên của Palestine còn nói với báo chí rằng theo ông hiểu, Chủ Tịch Mahmoud Abbas đồng ý xem cuộc họp ở New York là cuộc gặp chính thức vì “không muốn làm ông chủ nhà Hoa Kỳ thất vọng”.
Cũng viên chức này bảo thêm với hãng thông tấn Pháp AFP là “hoàn toàn sai lầm” nếu xem đây là bước đầu để nối lại cuộc đàm phán song phương.
Các quan chức Nhà Trắng cho biết đích thân Tổng Thống Obama quyết định triệu tập thượng đỉnh vì ngay từ khi mới tuyên thệ nhậm chức ông đã từng nói “mong muốn giải quyết hòa bình cho hai dân tộc Palestines và Israel”, đồng thời thấy phải nói chuyện trực tiếp với cả hai nhà lãnh đạo, vì Đặc Sứ Trung Đông của Mỹ là ông George Mitchell mới rời khu vực để về lại Washington và không có được kết quả cụ thể nào cả.
Trở ngại vẫn là chương trình định cư dân ở vùng Tây Ngạn mà Israel đang thực hiện. Đây là khu vực đã có ít nhất nửa triệu người Do Thái lập nghiệp và Thủ Tướng Netanyahu tiếp tục xây thêm nhiều khu vực gia cư khác, bất kể sự phản đối của Hoa Kỳ và của chính quyền Palestine.
Washington đã nhiều lần yêu cầu Israel chấm dứt ngay mọi công trình xây cất và định cư, nhưng Israel nói họ chỉ đồng ý tạm ngừng công trình xây thêm gần 3,000 căn hộ cho người dân của họ.
Cùng lúc đó, chính phủ Palestine thì loan báo chỉ trở lại bàn hội nghị với điều kiện mọi công trình xây dựng đều phải chấm dứt tức khắc, và Israel trả đũa bằng tuyên bố cho hay không chấp nhận trở lại đàm phán nếu Palestine tiếp tục đưa ra những điều kiện tiên quyết.
Dù kêu gọi đừng quá trông đợi vào cuộc gặp tay ba, nhưng cả Israel lẫn Palestine đều hy vọng ông Obama sẽ chia sẻ lập truờng với mình. Bắng chứng là ông trưởng đoàn đàm phán Saeb Erakat của Palestine nói điều ông mong mỏi là Tổng Thống Mỹ sẽ lắng nghe những gì Chủ Tịch Abbas trình bày, và “hiểu ai là người gây bế tắc cho cuộc đàm phan hòa bình”.
Phụ Tá Ngoại Trưởng Danny Ayalon của Israel thì bảo “ông Obama cũng không thể mong mỏi hòa bình hơn chúng tôi” và đã đến lúc nhà lãnh đạo nước Mỹ phải biết chủ trương của Palestine là “được đằng chân thì lấn đằng đầu”, chứ không phải có thiên chí như họ vẫn nói.
Có lẽ chính vì thế nên giới truyền thông Israel nhìn thượng đỉnh ở New York với vẻ chua chát. Nhật báo Yediot Aharonot có số bán cao nhất nước gọi cuộc họp là “trò hề”, và bài bình luận của tờ Maariv cũng bảo cả 3 nhà lãnh đạo gặp nhau, bắt tay bắt chân chụp hình về trưng trong phòng khách chứ chẳng được việc gì cả.