Chiến lược của Mỹ
Khi gặp lãnh đạo các nước bạn, Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama sẽ trình bày cho hai nhà lãnh đạo Afghanistan và Pakistan về chiến lược mà ông sẽ thực hiện để tiêu diệt mọi mầm mống Al-Queda và thành công ở chiến trường Afghanistan, nơi ông tin là trung tâm của cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu mà Hoa Kỳ khởi xướng sau biến cố 11 tháng Chín năm 2001.
Trước khi cuộc gặp gỡ diễn ra, chính các cố vấn cao cấp của ông Obama tin rằng cuộc thảo luận tay ba giữa nhà lãnh đạo Mỹ với Tổng Thống Hamid Karzai của Afghanistan và Tổng Thống Pakistan Asif Ali Zardari sẽ là cuộc thảo luận đầy sôi nổi vì nhiều lý do khác nhau.
Lý do là Washington thường lên tiếng chỉ trích chính sách của hai nước bạn, và ngay chính hai vị khách được mời cũng không tin tưởng vào nhau. Thêm vào đó là chiến lược mà ông Obama cho thực hiện ngay từ ngày mới nhậm chức cũng không được sựủng hộ triệt để của hai vị nguyên thủ sẽ ngồi cùng bàn thảo luận với ông.
Trước hết, thử nhìn vào quan hệ giữa Hoa Kỳ và Pakistan. Một trong những thử thách lớn nhất mà Tổng Thống Hoa Kỳ phải vượt qua là phải thuyết phục Pakistan về hiểm hoạ của những lực lượng dân quân Hồi Giáo, đặc biệt nhắm đến những phần tử hiện đang ẩn núp ở khu vực biên giới, thường xuyên dùng đất Pakistan làm bàn đạp mở những cuộc tấn công sang lãnh thổ Afghanistan. Đây cũng là mấu chốt đang gây trở ngại quan hệ giữa Islamabad và Kabul.
So với 12 tháng trước, các hoạt động của thành phần khủng bố và của những nhóm dân quân Hồi Giáo quá khích lại tăng gấp đôi.
Bà Russell Travers
Nhiều thách thức
Tháng trước trong phúc trình gửi cho Uỷ Ban Quốc Phòng Hạ Viện Liên Bang, phụ tá ngoại trưởng Michele Flournoy của Hoa Kỳ viết rằng một mặt có những dấu hiệu cho thấy quân đội Pakistan hợp tác với quân đội Hoa Kỳ trong cuộc chiến chống khủng bố, nhưng mặt khác “vẫn có những phần tử trong quân đội và các đơn vị đặc trách an ninh của Pakistan lại ủng hộ thành phần dân quân Hồi Giáo”.
Đầu tuần này khi ra điều trần trước Uỷ Ban Ngoại Giao Thượng Viện, Bà Russell Travers của Trung Tâm Quốc Gia Chống Khủng Bố nói rằng nếu so với một năm trước đây thì quả thật thương vong có giảm, nhưng con số các hoạt động do bọn khủng bố gây nên khi chúng vượt biên giới từ Pakistan sang Afghanistan hay xảy ra ngay tại lãnh thổ Pakistan lại gia tăng.
"Các v ụ ch ạm trán gi ữa binh sĩ đ ồng minh hay binh sĩ Afghanistan v ới quân kh ủng b ố gi ảm 20%, con s ố ng ư ời ch ết hay b ị th ương gi ảm 30%, nh ưng so v ới 12 tháng tr ư ớc thì các ho ạt đ ộng c ủa thành ph ần kh ủng b ố và c ủa nh ững nhóm dân quân H ồi Giáo quá khích l ại tăng g ấp đôi."
Cũng trong buổi điều trần này, Phụ Tá Ngoại Trưởng Mỹ Ronald Schlicher cho biết tin tức tình báo xác nhận Al-queda và tàn quân Taliban phối hợp chặt chẽ với các nhóm dân quân Hồi Giáo Pakistan để cùng nhau mở mặt trận gây rối ở Afghannistan. Địa bàn của chúng là vùng đồi núi giữa Pakistan và Afghanistan: "Đó là n ơi chúng có th ể ẩn núp, có th ể t ổ ch ức hu ấn luy ện, có th ể th ảo k ế ho ạch t ấn công, phá r ối an ninh, ổn đ ịnh c ủa Afghanistan."
Không thể chối cãi điều lo sợ nhất ở Pakistan là võ khí hạt nhân lọt vào tay quân khủng bố.
Đô đốc Mike Mullen
Đi xa hơn nữa, chính Đô Đốc Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Hoa Kỳ Mike Mullen bảo: "Không th ể ch ối cãi đi ều lo s ợ nh ất ở Pakistan là võ khí h ạt nhân l ọt vào tay quân kh ủng b ố."
Các nhà quan sát Nam Á cũng thường nói đến một yếu tố tâm lý là dân Pakistan không mấy tin vào người Mỹ. Dân Pakistan không hài lòng về việc Hoa Kỳ tiếp tục đưa máy bay không người lái oanh kích các địa điểm tình nghi quân khủng bố đang ẩn núp trên lãnh thổ của họ, các chính trị gia thì nghĩ rằng Hoa Kỳ cần đến họ nhất thời, nhưng Mỹ sẽ làm bạn suốt đời với Ấn Độ, trong lúc Ấn lại là kẻ thù không đội trời chung của họ.
Thiện chí đến từ Washington trước khi cuộc gặp diễn ra là số tiền hàng trăm triệu dollars viện trợ giúp chính phủ Pakistan giải quyết phần nào những khó khăn về kinh tế và thực hiện những đề án phát triển cơ sở hạ tầng. Nhưng chính Tổng Thống Obama cũng có lần nói ông lo âu vì chính phủ dân sự mới thành hình được 8 tháng ở Islamabad chưa đủ vững để có thể đưa ra những quyết định chính trị cần thiết.
Còn v ới Afghanistan thì sao?
Đây là một chính phủ ít nhiều không được sựủng hộ triệt để của các quan chức Mỹ. Từng có lúc tin đồn chính trị nói rằng Washington đang tìm người thay thế cho ông Hamid Karzai, lấy lý do ông này không có đủ khả năng điều hành chính quyền và các đường dây tham nhũng ở Kabul ngày một chằng chịt hơn.
Tôi quyết định tái ứng cử với mục đích phục vụ dân chúng Afghanistan. Trong những năm qua, chúng ta đã cùng nhau đi một đoạn đường rất dài và ước mơ của tôi là sẽ cùng với các bạn đi đến đích.
TT Hamid Karzai
Chưa rõ tin đồn này chính xác thế nào, nhưng trong thời gian gần đây Hoa Kỳ đã tính đến chuyện chuyển thẳng các khoản tiền viện trợ về địa phương, thay vì cho Kabul quyền phân phối như trước đây.
Hai ngày trước khi lên đường đến Washington, ông Hamid Karzai loan báo quyết định ra tranh cử nhiệm kỳ mới: "Tôi quy ết đ ịnh tái ứng c ử v ới m ục đích ph ục v ụ dân chúng Afghanistan. Trong nh ững năm qua, chúng ta đã cùng nhau đi m ột đo ạn đ ư ờng r ất dài và ư ớc m ơ c ủa tôi là s ẽ cùng v ới các b ạn đi đ ến đích."
Giới quan sát tại Washington nhắc lại tháng trước ở Hội Nghị Quốc Tế Bàn VềỔn Định Cho Afghanistan tổ chức tại The Hague, chính Bà Ngoại Trưởng Mỹ Hillary Clinton đã khéo léo nhắc nhở rằng một quốc gia muốn thành công thì điều đầu tiên là chính quyền phải được người dân tôn trọng.
Vì thế, hầu như ai cũng dự đoán ông Obama sẽ dùng buổi gặp gỡ này để một lần nữa, nhắc lại cho Kabul biết những lo ngại của Hoa Kỳ về tình trạng tham nhũng và chính quyền làm việc không hữu hiệu.
Ông Obama cũng sẽ nhắc lại quyết định đưa thêm quân sang Afghanistan, thúc đẩy ông Karzai phải nhanh chóng xây dựng một quân đội có khả năng, làm việc hiệu quả, đừng tiếp tục đặt quá nặng trách nhiệm trên vai các binh sĩ Mỹ.
Dù thế nào đi chăng nữa, cuộc gặp tay ba giữa nguyên thủ của Hoa Kỳ, Pakistan và Afghanistan chắc chắn phải là cuộc gặp quan trọng.
Nói như một viên chức cao cấp Nhà Trắng thì đây là cơ hội để Hoa Kỳ trình bày cặn kẽ về chiến lược sẽ áp dụng trong khu vực, đồng thời cũng là dịp để Hoa Kỳ biết hai nước bạn cần những gì ở mình, và họ cần những gì ở nhau.