Hôm 28, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Hoa Kỳ khẳng định quan điểm là "ủng hộ sự phát triển mối quan hệ kinh tế giữa Hoa Kỳ và Việt Nam trong đó có những hoạt động tăng cường đầu tư của các công ty Mỹ" và rằng Hoa Kỳ "phản đối bất cứ nỗ lực nào gây áp lực cho các công ty Mỹ hoạt động trong khu vực Đông hải".
Trong bối cảnh dầu khí tăng giá vì khan hiếm so với số cầu, Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu về khả năng ứng phó của Việt Nam trước áp lực của Trung Quốc. Cuộc trao đổi sau đây với kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa do Việt Long thực hiện hầu quý thính giả.
Vai trò của chính quyền?
Việt Long: Thưa ông, trước sức ép của Trung Quốc để cản trở tập đoàn Exxon Mobil không tiến hành một dự án trù tính thăm dò dầu khí ngoài lãnh hải Việt Nam, chương trình kỳ này đề nghị là ta tìm hiểu xem Việt Nam có thể ứng phó thế nào.
Câu hỏi đầu tiên của chúng tôi là ông có nhận xét sơ khởi gì về cuộc tranh chấp và Việt Nam có thể làm được những gì khi bị bắt bí như vậy?
Nguyễn Xuân Nghĩa: Tôi lại làm nhiều người phật ý khi hỏi lại, là lãnh đạo Việt Nam có muốn và có dám tranh đấu cho quyền lợi Việt Nam không? Lãnh đạo Trung Quốc hiểu rõ quy luật "mềm nắn, rắn buông".
Khi thấy Hà Nội phản ứng nhu nhược từ nhiều năm nay thì tất nhiên họ ngang ngược hơn. Các nước chứng kiến sự nhượng bộ đó thì sẽ có lúc kết luận là muốn đầu tư tại Việt Nam thì chỉ cần ngã giá với Bắc Kinh là xong.
Khi thấy Hà Nội phản ứng nhu nhược từ nhiều năm nay thì tất nhiên họ ngang ngược hơn. Các nước chứng kiến sự nhượng bộ đó thì sẽ có lúc kết luận là muốn đầu tư tại Việt Nam thì chỉ cần ngã giá với Bắc Kinh là xong. <br/>
<b>Nguyễn Xuân Nghĩa</b>
Thí dụ như tập đoàn BP của Anh phải rút lui năm ngoái, hay tập đoàn ONGC của Ấn Độ đã bị áp lực tương tự vào năm kia, mà dân Việt Nam có được biết đâu? Vấn đề đầu tiên là ý chí, thiếu ý chí thì dù có thế và lực, Hà Nội cũng vẫn lùi dần từng bước.
Việt Long: Nhưng xin hỏi ngay, Việt Nam là nước nhỏ và yếu nên vì thế có khi phải nhượng bộ chăng?
Nguyễn Xuân Nghĩa: Đài Loan có hơn 20 triệu dân, từ nửa thế kỷ nay đã bị Trung Quốc uy hiếp và đòi thôn tinh mà lãnh đạo và toàn thể dân chúng có bị khiếp sợ không?
Việt Long: Nhìn qua khía cạnh khác, tuy Hoa Kỳ tuyên bố không đứng bên nào trong vụ tranh chấp pháp lý về chủ quyền ngoài khơi các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nhưng ông có nghĩ rằng phía Mỹ cũng khó chấp nhận được sự kiện doanh nghiệp của họ bị cản trở khi đầu tư vào Việt Nam?
Nguyễn Xuân Nghĩa: Đây là một trong nhiều lợi thế hiển nhiên cho Việt Nam, nhưng Hà Nội có dám tận dụng lợi thế ấy không thì chưa rõ. Đây là câu chuyện dài và có thể là kết quả sau nhiều năm suy nhược của Hà Nội. Thậm chí sau nhiều năm nương tựa vào Trung Quốc, Hà Nội có khi chấp nhận cái phận chư hầu, là điều mà nhiều người Việt trong nước đã kết luận từ lâu.
Việt Long: Điều này, tức là việc như ông nói là 'chấp nhận phận chư hầu' thì theo ý kiến nhiều người là dường như có thay đổi, dựa trên một số sự kiện mới xảy ra gần đây từ lúc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đi Mỹ. Ông nghĩ sao về điều đó?
Nguyễn Xuân Nghĩa: Tôi mong là lãnh đạo Việt Nam đang xét lại lập trường với Trung Quốc, nhưng tôi vẫn hoài nghi việc đó. Một thí dụ có thể thấy ngay để kiểm chứng là chính sách thông tin của Việt Nam trong các vấn đề liên hệ đến Trung Quốc. Cho đến giờ này, Việt Nam chưa thay đổi chính sách và vẫn cấm đoán người dân lên tiếng về các vấn đề này nên thật ra chưa xây dựng sức mạnh của sự đoàn kết.
Việt Long: Còn về điều ông gọi là quy luật "mềm nắn rắn buông" mà ông cho là Trung Quốc đang áp dụng, thì nhờ ông giải thích thêm.
Nguyễn Xuân Nghĩa: Tranh chấp về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã có từ lâu, kể từ tháng Giêng năm 1974 khi Hải quân Trung Quốc cưỡng đoạt quần đảo Hoàng Sa sau trận hải chiến với Hải quân Việt Nam Cộng Hoà mà Hà Nội không hề lên tiếng và giờ này còn chưa dám công khai xác nhận.
Tranh chấp về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã có từ lâu, kể từ tháng Giêng năm 1974 khi Hải quân Trung Quốc cưỡng đoạt quần đảo Hoàng Sa sau trận hải chiến với Hải quân Việt Nam Cộng Hoà mà Hà Nội không hề lên tiếng và giờ này còn chưa dám công khai xác nhận. <br/>
<b>Nguyễn Xuân Nghĩa</b>
Sau khi Việt Nam đã thống nhất, Bắc Kinh tiếp tục bành trướng xuống biển Nam hải mà không gặp sự kháng cự đáng kể của Hà Nội. Lãnh đạo Việt Nam còn giấu nhẹm, và thậm chí không cho dân chúng phản đối Trung Quốc trong rất nhiều vụ tranh chấp với Bắc Kinh
Gần 15 năm trước, khi Việt Nam bắt đầu tái lập bang giao với Hoa Kỳ và gia nhập Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á ASEAN, Trung Quốc nêu sáng kiến là các nước tranh chấp nên gác bên vấn đề chủ quyền mà cùng hợp tác để khai thác tài nguyên, 50 năm nữa hãy bàn về chủ quyền vẫn chưa muộn. Tất nhiên, họ tin là 50 năm sau, thế lực của Trung Quốc đã khác nên khỏi cần thảo luận gì thêm, những gì họ chiếm được thì sẽ không nhả ra. Việc ấy dường như đang xảy ra, còn sớm hơn dự tính của họ.
Cách đây bốn năm, diễn đàn này có dịp phân tích một đề nghị của Bắc Kinh là Trung Quốc, Việt Nam và Philippines cùng hợp tác để thăm dò tài nguyên trong khu vực tranh chấp. Họ đề nghị vậy sau khi kéo một dàn khoan dầu từ Thượng Hải xuống Đông hải, đặt cách bờ biển Việt Nam chưa đầy 120 hải lý. Ban đầu Hà Nội do dự, sau khi Tổng thống Gloria Macapagal Arroyo của Philippines gặp Chủ tịch Hồ Cẩm Đào ngày hai tháng Chín năm 2004, phía Manila đồng ý với đề nghị liên doanh tay ba, và Hà Nội ngả theo.
Liên doanh ấy thành hình và mãn hạn đầu tháng Bảy, mà Phillipines không tái tục vì thấy chẳng có kết quả gì nên coi như chấm dứt. Việc Bắc Kinh gây sức ép vào thời điểm này không là ngẫu nhiên và gây khó chịu cho doanh gia Mỹ.
Người dân Việt có thể làm gì
Việt Long: Nhìn lại một chuỗi diễn biến đó, ông cho rằng chính thái độ của Hà Nội đã phần nào khuyến khích Trung Quốc lấn lướt chăng?
Nguyễn Xuân Nghĩa: Bắc Kinh bền bỉ gây sức ép từ đã lâu và Việt Nam lùi chừng nào họ tiến chừng đó. Trong khuôn khổ 10 quốc gia hội viên ASEAN thì họ dùng phép "bẻ đũa từng chiếc", là dùng quyền lợi song phương để ly gián sự đoàn kết của khối ASEAN. Ta có thể thấy cách ly gián ấy trong việc Trung Quốc khai thác và hủy hoại lưu vực sông Mekong.
Các hội viên ASEAN hết tin là Hà Nội sẽ liên thủ với họ mà còn ngả theo Bắc Kinh, như trong vụ Miến Điện năm ngoái và Tây Tạng năm nay. Việc Hà Nội cho rước đuốc Thế vận ở trong Nam sát ngày 30 tháng Tư và răn đe dân chúng để khỏi có sự phản đối đã khiến các thủ đô Đông Nam Á rất chú ý.
Việt Long: Nếu như người Việt có ý chí và muốn tranh đấu thì Việt Nam có thể làm những gì sau vụ tranh chấp này?
Nguyễn Xuân Nghĩa: Trong vụ này, ta có vấn đề Trung Quốc của riêng Việt Nam, mà cũng có vấn đề Trung Quốc của quốc tế, từ Đông Bắc Á là Nam Hàn, Nhật Bản hay Đài Loan xuống Đông Nam Á và tới tận Úc Đại Lợi. Nếu Bắc Kinh có thể khống chế toàn khu vực, không chỉ để tìm dầu mà còn để kiểm soát luồng giao lưu hàng hoá từ eo biển Malacca qua Đông Á, thì các nước trong vùng tính sao? Chuyện ấy đã là thực tế khi Trung Quốc đầu tư rất mạnh về quân sự và xây dựng hải đội hùng hậu để tiến xuống Nam hải.
Đây là cách đặt vấn đề mà người Việt nên quảng bá cho quốc tế, như qua Diễn đàn Hợp tác Á châu Thái bình dương APEC hay diễn đàn an ninh cấp vùng của ASEAN là ASEAN Regional Forum. Then chốt ở đây là có dám nêu vấn đề hay không. Lầm lẫn ở đây, nếu có, là chỉ trông cậy vào sức bảo vệ hay khả năng trọng tài của Hoa Kỳ.
Vận động quốc tế
Việt Long: Mà vì sao Việt Nam lại không nên chỉ trông cậy vào sức bảo vệ của Hoa Kỳ trong vụ tranh chấp này?
Nguyễn Xuân Nghĩa: Người ta ưa nói đến cái thế đu dây của Việt Nam giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, và Việt Nam nên xây dựng quan hệ với Hoa Kỳ làm lực đối trọng với Trung Quốc. Tôi thiển nghĩ là cách nhìn này nguy hiểm. Hoa Kỳ có quyền lợi của Hoa Kỳ và Việt Nam có quyền lợi của Việt Nam.
Khi quyền lợi tương đồng thì có sự hợp tác, với Trung Quốc cũng vậy. Việt Nam không nên đứng vào một phe, làm mũi xung kích cho Trung Quốc hay tiền đồn cho Mỹ như đã dại dột thi hành trong quá khứ.
Thứ hai, ngoài hai quốc gia đó, Á Châu còn nhiều xứ khác mà quyền lợi có thể bị Trung Quốc đe dọa, như Nam Hàn, Nhật Bản, Úc Đại Lợi hay Ấn Độ. Giải pháp đa phương và ôn hoà vẫn có lợi hơn giải pháp song phương dựa trên sức mạnh quân sự.
Vả lại, lãnh đạo Mỹ không muốn bị kéo vào Việt Nam nữa vì dư luận Mỹ không muốn. Duy nhất còn thiết tha đến việc đó là cộng đồng người Việt thì Hà Nội coi họ là kẻ thù vì họ kêu đòi tự do cho người dân, và xem họ là con bò sữa để moi tiền hơn là hậu thuẫn cần thiết cho nhu cầu quốc tế vận.
Việt Nam có nhiều giải pháp thiết thực và hợp lý, thứ nhất là viện dẫn Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển UNCLOS mà Trung Quốc đã ký kết và phê chuẩn. Vì là hội viên của WTO, Việt Nam có thể viện dẫn quy định của WTO là không cho đe dọa các doanh nghiệp nước ngoài vì lý do chính trị. <br/>
<b>Nguyễn Xuân Nghĩa</b>
Việt Long: Ngoài phương cách báo động quốc tế về một vấn đề chung liên hệ đến quyền lợi các nước, thì Việt Nam có giải pháp nào thuộc loại pháp lý để có thể vận động thế giới giải quyết không?
Nguyễn Xuân Nghĩa: Việt Nam có nhiều giải pháp thiết thực và hợp lý, thứ nhất là viện dẫn Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển UNCLOS mà Trung Quốc đã ký kết và phê chuẩn.
Thứ hai, vì là hội viên của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, Việt Nam có thể viện dẫn quy định của WTO là không cho đe dọa các doanh nghiệp nước ngoài vì lý do chính trị.
Việt Nam đang là Chủ tịch Luân phiên của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc nên có thể bắn tiếng là đưa vấn đề vào nghị trình thảo luận hầu thế giới cùng thấy sức ép phi lý của Bắc Kinh. Ngoài ra, từ năm 2002, Trung Quốc đã chấp thuận quy tắc hành xử ôn hoà và biết điều với các hội viên ASEAN khi có tranh chấp về chủ quyền ngoài Đông hải. Việc Bắc Kinh vi phạm quy tắc này là một đe dọa cho cả Hiệp hội ASEAN mà Hà Nội cần nêu lên và ít nhất không được cấm người dân nêu lên.
Việt Long: Câu hỏi cuối, dự đoán của ông về vụ tranh chấp này là như thế nào?
Nguyễn Xuân Nghĩa: Việt Nam có cái thế chứ không hẳn là bị cô thế. Cái lực không có vì người dân không có quyền. Nam Hoa kinh của Trung Hoa có nói đến truyện một người trút mọi tài sản vào trong rương, bên ngoài đóng đai cho chặt để ngừa trộm. Khi trộm vào nhà thì chỉ ôm cái hòm và còn mong là đai khỏi bung để lấy cho gọn.
Việt Nam bị lãnh đạo đóng đai quá chặt, nay Trung Quốc chỉ cần ôm trọn lãnh đạo là lấy được cả nước. Đấy là kịch bản nguy hại nhất, mà có lẽ gần với thực tế nhất.