Chủ đề đặc biệt năm nay là “Hành động để chấm dứt nạn kỳ thị chủng tộc, loại bỏ áp bức, bạo hành đối với những người thấp cổ, bé miệng trong xã hội.
Quyền người dân và cả quyền làm người cũng không có
Lên tiếng từ Hà Nội, bà Lý Thị Tuyết Mai là vợ thầy giáo Vũ Hùng bị ngồi tù vì đã mạnh dạn phản đối hành động của Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, trình bày những suy nghỉ của mình về nhân quyền:
“Em có nhiều mong ước sao cho người Việt Nam mình được bảo vệ, được tự do, về mọi mặt, quyền con người được đảm bảo, như tất cả mọi người dân trên tòan thế giới.”
Em có nhiều mong ước sao cho người Việt Nam mình được bảo vệ, được tự do, về mọi mặt, quyền con người được đảm bảo, như tất cả mọi người dân trên tòan thế giới
Bà Lý Thị Tuyết Mai
Dịp này, bà cũng nói lên nguyện vọng tha thiết của mình là chồng bà cũng như những nhà dân chủ khác còn bị giam cầm, chỉ vì đấu tranh ôn hòa cho một lý tưởng chung, và sớm được trở về với người thân yêu:
“Em là vợ của một trong những người đang ngồi tù trong các trại giam của Việt Nam, rất mong muốn các anh ấy được cho đoàn tụ với gia đình. Các anh chẳng làm gì nên tội cả, chỉ nói lên những điều đúng với sự thật, mơ ước thì người ta có quyền nói, được quyền phát ngôn, nếu không nói lên được thì còn gì là nhân quyền nữa. Các anh có nói điều gì sau đâu, rõ ràng Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, nhà nước Việt Nam cũng công nhận như vậy mà các anh ấy nói lên điều đó thì bị bắt ngồi tù, không lẽ người dân không có quyền nói
như vậy. Hy vọng sau này sẽ không còn những người bị tù như các anh ấy nữa, về những tội mà mình phải gánh chịu.”
Các anh chẳng làm gì nên tội cả, chỉ nói lên những điều đúng với sự thật, mơ ước thì người ta có quyền nói, được quyền phát ngôn, nếu không nói lên được thì còn gì là nhân quyền nữa<br/>
Kế đó, luật sư Lê Trần Luật, tiếng nói bênh vực cho dân oan và các nhà dân chủ trong nước, đồng thời cũng là người cùng soạn thảo Bản Tuyên bố chung kêu gọi thực thi nhân quyền tại Việt Nam, góp ý như sau:
“Theo tôi với góc độ là một luật sư thì có hai vấn đề căn bản nhất, mà tôi xin nêu lên, nhân dịp kỷ niệm ngày quốc tế nhân quyền. Thứ nhất, đó là sự xung đột giữa hệ thống pháp luật Việt Nam với Tuyên ngôn nhân quyền của thế giới, mặc dù Việt Nam đã ký kết vào hiến chương nhân quyền đó.
Vấn đề thứ hai là có một số quyền mà Việt Nam đã ghi nhận trong hiến pháp nhưng thực tế đã không thi hành. Tôi xin được minh chứng là dù có ký kết nhưng hệ thống pháp luật lại không thực thi chuyện đó. Ví dụ như quyền tự do ngôn luận, Việt Nam đã đưa ra một số điều của bộ luật hình sự, để hình sự hóa các quyền của con người, như điều 88 là tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Thứ nhất, đó là sự xung đột giữa hệ thống pháp luật Việt Nam với Tuyên ngôn nhân quyền của thế giới, mặc dù Việt Nam đã ký kết vào hiến chương nhân quyền đó.Vấn đề thứ hai là có một số quyền mà Việt Nam đã ghi nhận trong hiến pháp nhưng thực tế đã không thi hành.<br/>
Về những điều khoản khác LS Lê Trần Luật cũng nhận thấy Việt Nam vẫn chưa thực hết việc bảo vệ quyền làm người của nhân dân Việt Nam, ông đưa ra vài thí dụ:
Có hàng ngàn, hàng chục ngàn, hàng trăm ngàn trẻ em Việt Nam vẫn không đến trường được, các em phải đi bán vé số, trong khi đó qua những điều nhà nước ký kết thì trẻ em được quyền đi học, được miễn học phí, không được bắt trẻ em làm lao động, nhưng những điều đó không có. Nói đúng hơn là hệ thống pháp luật Việt Nam đã che đậy, đã phủ nhận hết các quyền con người, mà pháp luật thế giới công nhận, Việt Nam đã ký kết. Họ ghi nhận trong pháp luật không có sự xung đột nhưng lại lơ là, lạnh cảm, đó là hai vấn đề căn bản nhất phản ảnh thực trạng quyền con người ở Việt Nam.”
Nhân quyền có tính phổ quát tòan cầu
Một nữ luật gia hành nghề tại tòa Thượng Thẩm Saigon từ thập niên 60, nay định cư tại Bruxelles, vương quốc Bỉ, luật sư Lê Thị Tuyết Nga đưa ra những suy nghỉ của bà về nhân quyền tại Việt Nam:
“Đến ngày nhân quyền hàng năm thì thấy xót xa thương cho dân mình, người dân Việt Nam có đủ điều kiện nhất là về trí tuệ, tập quán, để được hưởng quyền làm người, mà chủ yếu là dân quyền.
Chế độ Việt Nam hiện tại đã dùng bạo lực trút bỏ mọi quyền của người dân, để củng cố một chính sách cai trị độc tài, tham nhũng
Nữ luật gia
Ngay từ thuở còn trong chế độ quân chủ, xóm làng Việt Nam đã được hưởng chế độ thật sự dân chủ.
Chế độ Việt Nam hiện tại đã dùng bạo lực trút bỏ mọi quyền của người dân, để củng cố một chính sách cai trị
độc tài, tham nhũng, nhưng người dân đã bắt đầu phản kháng càng ngày càng nhiều, nhất là về các vấn đề cắt đất, chia biển cho Trung Quốc, khai thác quặng mỏ bauxite, rừng thượng nguồn, nhất là thái độ hèn yếu, trước sự hà hiếp, giết chóc dân đánh cá Việt Nam, lại mạnh bạo đàn áp đồng bào khiếu kiện trước sự tham nhũng của các bộ chánh quyền.
Chúng tôi cũng vừa mới được tin, Việt Nam sẽ không tham dự buổi lễ trao giải thưởng Nobel Hòa bình cho ông Lưu Hiểu Ba, vào ngày thứ sáu tới tại Oslo. Đây là sự biểu lộ thái độ hèn nhát trước Trung Quốc và lo sợ dân Việt Nam sẽ có hành động giống như ông Lưu Hiểu Ba.”
Từ Paris, Pháp, Nhà văn Vũ Thư Hiên, có cha là Bí thư của ông Hồ Chí Minh, lúc ông mới lên cầm quyền vào tháng 8 năm 1945, nhấn mạnh qua câu chuyện với đài chúng tôi:
Việc đấu tranh cho quyền làm người không mâu thuẫn gì với sự tuyên xưng giữa các quốc gia, nhưng lại có mâu thuẫn giữa lời nói và việc làm. Nhiều quốc gia biện bạch rằng, họ có nhân quyền theo cách của họ, đó là điều không đúng. Nhân quyền có tính phổ quát tòan cầu<br/>
“Năm 1998, kỷ niệm 50 năm ngày Quốc tế Nhân quyền, tôi được hân hạnh đến dự buổi lễ tại điện Chaillot, ở Paris là nơi mà người ta đã khởi xướng lên bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền ấy. Phải nói rằng, từ đầu thế kỷ trước cho đến hôm nay, nhân loại đã tiến một bước rất dài, về việc quan tâm tới quyền con người, đặt biệt nổi lên sau khi chiến tranh thế giới thứ 2 chấm dứt, vấn đề thuộc địa, các nước còn bị phụ thuộc, đã khá lên, nhưng còn một việc mà nhân loại hết sức chú ý và càng có ý nghĩa hơn, là quyền làm người được ghi rõ trong Tuyên ngôn quốc tế Nhân quyền.
Đó là mục tiêu đấu tranh chung và tôi nghỉ rằng, việc đấu tranh cho quyền làm người không mâu thuẫn gì với sự tuyên xưng giữa các quốc gia, nhưng lại có mâu thuẫn giữa lời nói và việc làm.
Ở Việt Nam, nếu so với nhiều nước khác thì rõ ràng nhân quyền bị tước đoạt, cho nên từng cá nhân cảm thấy sự thiếu thốn về tự do, về quyền lợi của mình, và sẽ làm chậm bước tiến của cả dân tộc<br/>
Nhiều quốc gia biện bạch rằng, họ có nhân quyền theo cách của họ, đó là điều không đúng. Nhân quyền có tính phổ quát tòan cầu, vì vậy việc nước này hay nước kia , nói chung tòan thể nhân loại quan tâm đến nhân quyền, tôi cho đó là một tiến bộ của nhân loại.
Ở Việt Nam, nếu so với nhiều nước khác thì rõ ràng nhân quyền bị tước đoạt, cho nên từng cá nhân cảm thấy sự thiếu thốn về tự do, về quyền lợi của mình, và sẽ làm chậm bước tiến của cả dân tộc.”
Được biết, giải Nhân Quyền Việt Nam do Mạng Lưới Nhân Quyền, trụ sở tạo California, thành lập năm 2002 và trao tặng hàng năm cho các nhà dân chủ trong nước, đã quyết định trao giải thưởng năm 2010 cho nhà báo Trương Minh Đức và nhân vật đấu tranh cho giới lao động Đoàn Huy Chương. Cả hai ông còn ngồi tù ở Việt Nam, giải thưởng sẽ được trao đến người đại diện trong buổi lễ tổ chức tại Houston, Texas, đúng vào ngày 10 tháng 12, 2010.
Theo dòng thời sự:
- Cuộc vận động cho nhân quyền VN
- Nghĩ về VN Nhân ngày Quốc Tế Nhân Quyền
- Trấn áp và bắt giữ các nhà dân chủ để chuận bị cho Đại hội Đảng?
- Human Rights Watch yêu cầu trả tự do ngay cho ông Cù Huy Hà Vũ
- Họp báo tại Paris tố cáo Việt Nam vi phạm quyền luật sư
- Vụ Cù Huy Hà Vũ dưới mắt một luật sư
- Nhân quyền Việt Nam nhìn từ bên ngoài
- Hy vọng gì khi luật sư Lê Thị Công Nhân được trả tự do?