Trà Mi, phóng viên đài RFA
Theo số liệu của Tổng cục thống kê vừa được đài tiếng nói Việt Nam trích dẫn, trong số trên 150 ngàn trẻ em mồ côi tại Việt Nam, có gần 12 ngàn em được nuôi dưỡng tại các trung tâm bảo trợ xã hội, tức chiếm tỷ lệ chưa đến 10%.

Số lượng và chất lượng của các trại trẻ mồ côi trong nước như thế nào, phương thức và nội dung hoạt động ra sao? Mời quý vị cùng Trà Mi tìm hiểu qua cuộc trao đổi với cán bộ công tác trong lĩnh vực này lâu năm, hiện đang làm việc cho 1 tổ chức phi lợi nhuận chuyên lo về các chương trình hỗ trợ trẻ mồ côi tại Việt Nam.
Cách thức điều hành
Trước tiên, anh Duy Phương cho biết sơ lược về cách thức điều hành, tổ chức công tác xã hội ở Việt Nam hiện nay.
Anh Duy Phương: Cơ quan quản lý chính trong lĩnh vực chăm sóc trẻ em mồ côi, người già, tàn tật tại Việt Nam là Bộ lao động thương binh xã hội. Bộ chịu trách nhiệm quản lý, còn công tác điều hành trực tiếp là giao cho các Sở ở các tỉnh, thành phụ trách.
Mỗi tỉnh đều có Sở lao động thương binh xã hội. Mỗi Sở tổ chức thực hiện công tác nhân đạo, từ thiện xã hội tại địa phương của mình.
Còn rất nhiều địa phương khác cũng có số lượng trẻ mồ côi rất là đông. Nhà nước hầu như không đủ sức thực hiện công tác chăm sóc trẻ em mồ côi, nên họ cần phải kêu gọi sự hảo tâm của các cơ quan, cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước hỗ trợ trong lĩnh vực này.
Trà Mi: Theo nhận xét của một người chuyên môn trong ngành, anh thấy lĩnh vực chăm sóc trẻ em mồ côi ở Việt Nam cung đã đủ cầu hay chưa?
Anh Duy Phương: Cần phải xã hội hoá hơn nữa vấn đề này. Mặc dù hiện giờ ngoài các trung tâm nhà nước, còn có các trung tâm của tư nhân hay của các tổ chức phi lợi nhuận nước ngoài mở ra, thế nhưng vẫn còn thiếu rất nhiều, không đủ tiếp nhận các em.
Đơn cử như tại huyện nhỏ Lập Thạch của tỉnh Vĩnh Phúc, nơi chúng tôi đang thực hiện dự án chẳng hạn. Trung tâm chúng tôi chỉ đủ sức chứa 40-50 em nhưng danh sách chờ để được tuyển vào là hàng ngàn em.
Còn rất nhiều địa phương khác cũng có số lượng trẻ mồ côi rất là đông. Nhà nước hầu như không đủ sức thực hiện công tác chăm sóc trẻ em mồ côi, nên họ cần phải kêu gọi sự hảo tâm của các cơ quan, cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước hỗ trợ trong lĩnh vực này.
Chất lượng
Trà Mi: Đó là nói về số lượng. Về chất lượng thì anh đánh giá như thế nào về chất lượng của các trại trẻ mồ côi ở Việt Nam. Nó đã thực sự đáp ứng nhu cầu chăm sóc, giáo dục, dạy dỗ các em hay chưa?
Anh Duy Phương: Tình hình chung thì các trại trẻ mồ côi ở Việt Nam chỉ thực hiện công tác nuôi dưỡng, chăm sóc thôi. Còn việc giáo dục, hướng nghiệp cho các em vẫn còn hạn chế nhiều. Kinh phí đầu tư của nhà nước trong công tác này tuy chưa nhiều nhưng phần nào có cải thiện hơn lúc trước.
Về nội dung, chất lượng của các trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi tại Việt Nam còn nhiều điều phải bàn. Mỗi trung tâm có chừng 5, 10 nhân viên chăm sóc với số lượng từ 100-200 em. Như thế có thể nói ngay là các trại mồ côi ở đây chỉ thuần tập trung vào vấn đề cơ bản là cho ăn, cho uống, ngủ nghĩ thôi chứ còn việc dạy dỗ thì chưa đựoc tốt.
Để đi sâu vào công tác giáo dục có chất lượng tốt hơn cho các em thì cần phải nỗ lực nhiều. Kể cả đội ngũ cán bộ chăm sóc cũng không được đào tạo về cách chăm sóc trẻ mồ côi ra sao, tâm sinh lý từng độ tuổi như thế nào, giáo dục ra sao, họ không nắm được.
Tình hình chung thì các trại trẻ mồ côi ở Việt Nam chỉ thực hiện công tác nuôi dưỡng, chăm sóc thôi. Còn việc giáo dục, hướng nghiệp cho các em vẫn còn hạn chế nhiều. Kinh phí đầu tư của nhà nước trong công tác này tuy chưa nhiều nhưng phần nào có cải thiện hơn lúc trước.
Về chế độ ăn uống thì hiện giờ khoản tiền nhà nước hỗ trợ mỗi em là 210 ngàn/tháng, vị chi 7 ngàn mỗi ngày cho ba bữa ăn sáng, trưa, chiều. Với 7 ngàn đồng Việt Nam tiền ăn mỗi ngày trong thời buổi hiện nay thì không cần nói thêm mọi người cũng tửơng tượng được chất lượng bữa ăn của các em như thế nào.
Việc học
Trà Mi: Ngoài ra, các em có được học chữ, học nghề như thế nào không thưa anh?
Anh Duy Phương: Phần lớn các em được gửi đi học tại các trường trong khu vực lân cận và được nhà nước miễn học phí. Tuy nhiên để được đi học các em cần phải chứng tỏ sự cầu tiến thích học thì trung tâm mới cho đi học.
Em nào không học được thì trung tâm liên hệ với các nơi đào tạo nghề như sữa xe, mộc, may thêu…cho các em. Có những trung tâm dạy nghề nhân đạo nhận các em từ các trung tâm bảo trợ xã hội, trại trẻ mồ côi.. họ dạy nghề miễn phí rồi giới thiệu việc làm cho các em…Đến 18 tuổi các em phải rời trường ra ngoài tự lập.
Trà Mi: Xin anh cho biết điều kiện cơ sở vật chất, điều kiện sinh hoạt của các trại trẻ mồ côi ở Việt Nam ra sao?
Anh Duy Phương: Tùy vào tình hình kinh tế của từng địa phương nhưng nhìn chung các trẻ mồ côi ở đây còn thiếu thốn nhiều mặt, chỉ lo được phòng ăn, nghỉ cho các em, còn các phòng sinh hoạt, thư viện, vi tính…còn rất hạn chế, rất nhiều nơi không có.
Trung bình 100 em/trại và các em được chia theo giới tính nữ ở riêng nam ở riêng, chứ không theo độ tuổi, nghĩa là các em lớn nhỏ đều ở chung một phòng…..
Nhà nước và tư nhân
Em nào may mắn mới được nhận vào trại tư nhân, có nhiều cơ hội hơn. Các trại tư nhân số lượng cao nhất là 40-50 em đổ lại nên các em được quan tâm, chăm sóc chu đáo hơn. Các nhà tài trợ cũng quan tâm đến vấn đề đầu tư cho trại tốt hơn. Nói chung khang trang và nội dung phong phú hơn so với các trại trẻ mồ côi nhà nước.
Trà Mi: So sánh các trại trẻ mồ côi nhà nước và tư nhân, anh thấy có những điểm gì cần lưu ý?
Anh Duy Phương: Em nào may mắn mới được nhận vào trại tư nhân, có nhiều cơ hội hơn. Các trại tư nhân số lượng cao nhất là 40-50 em đổ lại nên các em được quan tâm, chăm sóc chu đáo hơn. Các nhà tài trợ cũng quan tâm đến vấn đề đầu tư cho trại tốt hơn. Nói chung khang trang và nội dung phong phú hơn so với các trại trẻ mồ côi nhà nước.
Nhiều em ở các trại mồ côi nhà nước thường than thở với tôi rằng chán chường ngoài giờ ăn, ngủ không biết làm gì, không có những hoạt động, sinh hoạt phong phú cho các em.
Nhiều em trong trại mồ côi nhà nước tìm cách trốn ra ngoài để được tự do, thoải mái hơn. Trong khi các trại trẻ tư nhân thì rất nhiều em xin vào để được hửơng các điều kiện tốt hơn.
Trà Mi: Là người hoạt động lâu năm trong lĩnh vực này, anh có đề nghị như thế nào giúp nâng cao chất lượng của các trại trẻ mồ côi ở Việt Nam?
Anh Duy Phương: Đề nghị của tôi là nhà nước nên hỗ trợ nhiều hơn nữa, gia tăng nguồn kinh phí chăm lo cho các em.
Ngoài ra cũng mong là tất cả mọi người nghĩ về các em nhiều hơn, các tổ chức nước ngoài quan tâm giúp đỡ cho Việt Nam nhiều hơn trong điều kiện hiện tại còn nhiều khó khăn, để các em mồ côi được chăm sóc, nuôi dưỡng, học tập tốt, có cơ hội hoà nhập xã hội dễ dàng hơn và đồng thời giúp giảm bớt gánh nặng cho xã hội.
Trà Mi: Chúng tôi xin cảm ơn anh đã dành thời gian cho chương trình hôm nay.
(Xin theo dõi toàn bộ cuộc phỏng vấn trong phần âm thanh bên trên)