Ngay chính Tổng Thống Mỹ Barack Obama cũng từng nói là chiến lược mới mà ông sẽ loan báo trong những ngày sắp tới bao gồm những kế hoạch được thực hiện ở cả Afghanistan và Pakistan. Tầm quan trọng của quốc gia Nam Á này là đề tài được Ban Việt Ngữ chúng tôi chọn gửi đến quý thính giả hôm nay.
Sự hợp tác cần thiết của Pakistan
Có thể nói không sai là chuyến đi Islamabad dài 2 ngày của bà Ngoại Trưởng Mỹ Hillary Clinton không được thuận lợi cho lắm, hay ít nhất thì cũng không làm cho bà hài lòng.
Sáng thứ Tư vừa rồi và chỉ mới đặt chân đến thủ đô Pakistan chỉ được vài giờ đồng hồ, Bà được thông báo một vụ đánh bom kinh hoàng đã xảy ra ở thành phố Peshawar, cách nơi quân đội nước bạn đang thực hiện cuộc hành quân truy lùng những nhóm dân quân Hồi Giáo quá khích chẳng bao xa. Ít nhất hơn 100 người chết và gần 200 người khác bị thương trong vụ đánh bom này.
Có thể nói không sai là chuyến đi Islamabad dài 2 ngày của bà Ngoại Trưởng Mỹ Hillary Clinton không được thuận lợi cho lắm, hay ít nhất thì cũng không làm cho bà hài lòng. <br/>
Chuyến viếng thăm Pakistan của Bà Ngoại Trưởng Hoa Kỳ được xem là một trong những chuyến đi vận động ngoại giao quan trọng nhất mà bà thực hiện trong 10 tháng qua, tính từ ngày được chọn để điều khiển ngành ngoại giao của nước Mỹ. Trước ngày bà lên máy bay rời Washington, Nhà Trắng cho biết Tổng Thống Barack Obama vẫn tiếp tục bàn thảo với các cố vấn trong Hội Đồng Chiến Tranh của ông về những biện pháp phải làm ở chiến trường Afghanistan. Cũng từ Nhà Trắng, vị lãnh đạo của nước đã từng nói không thể giải quyết được tình hình đây sôi động của chíến trường Afgfhanistan nếu không có sự hỗ trợ của Pakistan.
Ông Obama cũng nhắc lại quan hệ chặt chẽ giữa nước Mỹ với cường quốc nguyên tử ở Nam Á này, đặc biệt là sự yểm trợ mạnh mẽ mà Islamabad đã dành cho Washington từ những ngày đầu tiên khi cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu được Hoa Kỳ phát động ngay sau biến cố 11 tháng Chín 2001 xảy ra. Cũng theo lời ông Obama, mặt trận quan trọng nhất của cuộc chiến chống khủng bố chính là Afghanistan, và sự hợp tác của Pakistan không chỉ giải quyết ổn định ở chiến trường Afghanistan mà còn góp phần vào việc quyết định thắng bại,.
Có lẽ chính vì thế mà bà ngoại trưởng Hoa Kỳ đến Islamabad trong chuyến đi khá bất ngờ vì không hề được Bộ Ngoại Giao thông báo trước. Trên chiếc chuyên cơ, Bà Clinton nói với những nhà báo được gọi tháp tùng là bà đặt nhiều hy vọng ở chuyến đi này, nhắc lại vai trò đồng minh chiến lược mà Pakistan đang nắm giữ trong cuộc chiến diệt trừ những tổ chức dân quân quá khích, khủng bố Al-queda và quân Taliban.
Cũng theo lời ông Obama, mặt trận quan trọng nhất của cuộc chiến chống khủng bố chính là Afghanistan, và sự hợp tác của Pakistan không chỉ giải quyết ổn định ở chiến trường Afghanistan mà còn góp phần vào việc quyết định thắng bại,.
Bà cũng nói là chuyến đi sẽ giúp giải tỏa tất cả những nghi ngại mà Islamabad đang có với Washington, để xây dựng một mới quan hệ chặt chẽ hơn giữa hai nước, dựa vào lòng tin với nhau. Món quà mà bà mang từ Mỹ sang cũng không phải là nhỏ: số tiền 125 triệu dollars giúp Pakistan tân trang hệ thống điện lực.
Taliban nhắc nhở sự hiện diện?
Nhưng chỉ ít giờ đồng hồ sau đó khi bà đang dùng cơm trưa với Ngoại Trưởng Shah Mahmood Qureshi thì có tin vụ đánh bom ở một khu chợ đông đúc người mua bán tại thành phố Peshawar xảy ra. Trong cuộc họp báo ngay sau đó và bằng những lời lẽ rất nặng nề, Ngoại Trưởng Pakistan đã gửi một thông điệp

cho những kẻ phá hoại, nói rằng chính phủ và người dân Pakistan không chùn bước trước các hành động tàn ác mà bọn gian vừa làm.
Những kẻ mới ra tay phá hoại tưởng rằng hành động giết người dã man của chúng sẽ làm chúng tôi nhụt bước. Tôi muốn nói rõ cho chúng biết rằng Pakistan sẽ không lùi bước, Pakistan sẽ chiến đấu với chúng. Pakistan sẽ chiến đấu trực diện với chúng để bảo vệ ổn định và an ninh cho đất nước này. Bọn khủng bố đang lẫn trốn, chúng biết điều đó, và chúng cũng biết là chúng tôi không bao giờ run sợ trước những kẻ hành động dã man giết người vô tội. Chúng tôi sẽ quyết tâm hơn nữa và sẽ diệt hết bọn gian.
Đây không phải lần đầu tiên Pakistan phải trực diện với những kẻ phá hoại. Từ đầu năm đến giờ, các tổ chức dân quân quá khích liên tục đánh phá khắp nơi và mức độ hoạt động của chúng gia tăng khá nhanh trong 2 tuần qua, có thể nói là hầu như hàng ngày, ngay sau khi quân đội Pakistan mở cuộc hành quân quy mô nhắm thẳng vào thành trì của chúng nằm dọc theo vùng đồi núi giáp ranh với Afghanistan. Không kể con số hơn 100 người vừa chết vì vụ đánh bom tại Peshawar, trong 14 ngày trước đó đã đã có hơn 200 người khác không may thiệt mạng vì những vụ tấn công xảy ra ở nhiều nơi, chủ yếu là các thành phố lớn cho dù quân đội cường quốc hạt nhân Nam Á này đã gia tăng hoạt động để bảo vệ an ninh cho dân chúng.
Không kể con số hơn 100 người vừa chết vì vụ đánh bom tại Peshawar, trong 14 ngày trước đó đã đã có hơn 200 người khác không may thiệt mạng vì những vụ tấn công xảy ra ở nhiều nơi, chủ yếu là các thành phố lớn cho dù quân đội cường quốc hạt nhân Nam Á này đã gia tăng hoạt động để bảo vệ an ninh cho dân chúng.<br/>
Sát cánh và giúp mọi thứ cần thiết cho Pakistan
Điều đó có nghĩa là Pakistan cần sự trợ giúp của Hoa Kỳ, và không ai ngạc nhiên khi nghe bà loan báo quyết định viện trợ ngay 30 triệu dollars cho quân đội nước bạn. Không những thế, bà còn lên tiếng ngợi khen các nỗ lực mà quân đội Pakistan đã thể hiện. Đi xa hơn nữa, bà Ngoại trưởng Hoa Kỳ nói:
Hoa Kỳ cam kết sẽ sát cánh với nhân dân Pakistan trong cuộc chiến xây dựng an ninh và hòa bình. Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các bạn những phương tiện cần thiết dể các bạn có thể đạt được mục tiêu.
Và đương nhiên, bà Clinton không quên lên án bọnTaliban.
Vụ tấn công mới xảy ra nhắm giết những người vô tội là hành động của bọn hèn nhát. Bọn chúng không phải là những kẻ can đảm, chúng là bọn hèn nhát. Nếu bọn chúng muốn bày tỏ quan điểm, chúng nên tham gia sinh họat chính trường để tranh đấu cho mục tiêu của chúng, và lúc đó chúng sẽ biết người dân đón nhận chúng như thế nào. Bọn chúng biết đang ở thế thua, và chúng vẫn quyết tâm giết càng nhiều người càng tốt cho mục tiêu vô nghĩa và vô vọng đó.
Bà Clinton cũng cho biết theo chính sách ngoại giao mà Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama quyết định thực hiện, quan hệ giữa hai nước sẽ bước sang một trang sử hoàn toàn mới, hiểu biết về nhau nhiều hơn, đặc biệt là tạo cảm thông giữa dân chúng Pakistan với chính quyền Mỹ ở Washington. Chính vì thế nên không chỉ gặp gỡ với các quan chức Islamabad, bà Ngoại Trưởng Hoa Kỳ còn tiếp xúc với các nhà lãnh đạo tôn giáo và đại diện cho các tầng lớp dân chúng.
Hoa Kỳ cam kết sẽ sát cánh với nhân dân Pakistan trong cuộc chiến xây dựng an ninh và hòa bình. Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các bạn những phương tiện cần thiết dể các bạn có thể đạt được mục tiêu.
Bà Hillary Clinton
Pakistan đã thực sự hết lòng với Mỹ chưa
Những lời phát biểu mở đường cho chuyến đi thiện chí của bà Clinton dường như không đem lại kết quả như bà mong đợi.
Mới 24 tiếng đồng hồ trước đây bà cho các vị chủ bút của Pakistan biết “điều ngạc nhiên là không một ai trong chính quyền Islamabad biết đám lãnh tụ khủng bố Al-queda đang lẫn trốn nơi nào”, trong khi tất cả các nguồn tin tình báo đều nói quân Al-queda –trong đó có cả Osama Bin Laden, kẻ thù không đội trời chung của nước Mỹ- và đồng bọn đang ẩn núp ở ngay trên lãnh thổ Pakistan, ở khu vực của các bộ tôc nằm sát biên giới với Afghanistan. Bà nói ở Lahore như sau:
Thật là khó tin là không ai trong chính phủ của các bạn biết Al-queda đang trốn ở đâu và có muốn thì cũng chẳng bắt được chúng.
Và nói với vẻ khá mỉa mai:
Hay là chúng tài giỏi quá nên chẳng ai làm được gì chúng? Tôi không biết.
Lời phát biểu được các nhà quan sát đánh giá là chua cay của bà bà ngoại trưiởng Mỹ không dừng lại ở đó. Bà không nói rõ đã bàn thảo những gì với các lãnh đạo nước bạn và câu trả lời nghe được như thế nào, nhưng bảo:
Tôi sẵn sàng nghe những lời thanh phiền về nước Mỹ, nhưng đây là đường hai chiều.
Thật là khó tin là không ai trong chính phủ của các bạn biết Al-queda đang trốn ở đâu và có muốn thì cũng chẳng bắt được chúng. Hay là chúng tài giỏi quá nên chẳng ai làm được gì chúng? Tôi không biết.
Bà Hillary Clinton
Nói rõ hơn:
Nếu chúng ta muốn làm việc chung trong tinh thần hợp tác thì có những vấn đề không phải chỉ tại Mỹ không thôi, mà có cả những điều ở ngay chính phủ và quân đội của nước các bạn.
Những điều bà Clinton trình bày xác nhận vẫn còn những khó khăn trước khi Washington và Islamabad có thể xây dựng một mối quan hệ chiến lược thật sự như Hoa Kỳ mong đợi. Dù vậy trong những bài nói chuyện trước công chúng, chẳng hạn như bài nói chuyện đọc trước các sinh viên Đại Học Lahiore, bà ngoại trưởng Mỹ vẫn luôn luôn nhắc nhở đến việc hai quốc gia phải hiểu nhau hơn, phải cảm thông với nhau nhiều hơn và phải cam kết làm việc chặt chẽ với nhau hơn nữa. Bà cũng kể lại việc cách đây mới hơn một năm đã từng là đối thủ chính trị của ông Barack Obama trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng, và kinh nghiệm bà thu thập được khi nhận lời mới giúp ông điều hành ngành ngoại giao.
Dư luận chính trị tại Washington vẫn tiếp tục nói rằng một mặt biết cần có sự hỗ trợ của Pakistan trong chiến lược sẽ áp dụng ở Afghanistan, nhưng đến bây giờ quốc gia được xem là đồng minh thân thiết nhất của Mỹ ở Nam Á vẫn chưa hết lòng muốn thực hiện các kế hoạch mà Washington đặt ra. <br/>
Những điểm chúng tôi đồng thuận với nhau bỏ xa những điểm chúng tôi khác biệt nhau. Và đó chính là điều tôi đang nghĩ đến về quan hệ giữa Hoa Kỳ và Pakistan.
Dư luận chính trị tại Washington vẫn tiếp tục nói rằng một mặt biết cần có sự hỗ trợ của Pakistan trong chiến lược sẽ áp dụng ở Afghanistan, nhưng đến bây giờ quốc gia được xem là đồng minh thân thiết nhất của Mỹ ở Nam Á vẫn chưa hết lòng muốn thực hiện các kế hoạch mà Washington đặt ra. Đã từng có dư luận nói rằng chính lực lượng tình báo đầy quyền uy của Pakistan để mặc cho Taliban và Al-queda vùng vẫy ở biên giới, vì tin rằng bọn khủng bố bận rộn phá hoại nơi khác thì sẽ không có thì giờ nghĩ đến chuyện gây khó khăn trên lãnh thổ Pakistan.
Về điểm này, các quan chức Hoa Kỳ đã từng bắn tiếng nói rằng nuôi ong tay áo chẳng bao giờ là điều nên làm. Và theo các bản tin được phổ biến từ Islamabad thì dường như trong chuyến đi vừa rồi, bà ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton vẫn chưa thuyết phục được họ, cho dù rất nhiều lần cả hai nước từng bảo đang theo đuổi mục tiêu an ninh chung.