RSF vận động trả tự do cho các LS Lê Thị Công Nhân và Nguyễn Văn Đài

Tổ chức Phóng viên không biên giới kêu gọi cư dân mạng toàn cầu ký tên vào bức thỉnh nguyện thư do RSF soạn thảo, để yêu cầu chính quyền Hà Nội phóng thích hai luật sư cổ võ dân chủ-nhân quyền tại Việt Nam là Lê Thị Công Nhân và Nguyễn Văn Đài bị tù đày gần 1 năm rưỡi nay.

Trong cuộc trao đổi ngắn với Trà Mi, ông Vincent Brossel, đặc trách về khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, thuộc tổ chức bảo vệ nhân quyền có trụ sở tại Pháp mang tên “Phóng viên không biên giới” (RSF), chia sẻ thông điệp của RSF.

Ông Vincent Brossel: Chúng tôi yêu cầu nhà nước Việt Nam sớm phóng thích Lê Thị Công Nhân và Nguyễn Văn Đài vì đây là hai nhà tranh đấu cho nhân quyền tại Việt Nam. Họ là những luật sư yêu chuộng dân chủ, truyền đạt cho người khác ý thức về tự do, dân chủ, nhân quyền, các quyền căn bản mà mọi công dân tại Việt Nam lẽ ra phải đựơc hửơng. Vì vậy, họ không phải là tội phạm. Và chúng tôi hy vọng các cộng đồng cư dân mạng toàn cầu sẽ ủng hộ cho hai vị luật sư nhân quyền này.

Trà Mi: Xin ông cho biết để ký tên vào bức thỉnh nguyện thư của RSF kêu gọi trả tự do cho hai nhân vật này, mọi người cần phải làm gì?

Ông Vincent Brossel: Họ chỉ cần truy cập vào trang web của chúng tôi ở địa chỉ www.rsf.org, nhìn xuống góc trái bên dưới ở trang chính, sẽ thấy phần gọi là "Petitions", bấm chuột vào đấy sẽ mở ra nội dung lá thỉnh nguyện thư. Để ký tên ủng hộ, mọi người chỉ việc điền tên hoặc bí danh và địa chỉ email của mình vào ô trống ngay bên dưới lá thư, rồi bấm vào chữ Submit là xong.

Họ chỉ cần truy cập vào trang web của chúng tôi ở địa chỉ <a href="http://www.rsf.org/">www.rsf.org</a>, nhìn xuống góc trái bên dưới ở trang chính, sẽ thấy phần gọi là "Petitions", bấm chuột vào đấy sẽ mở ra nội dung lá thỉnh nguyện thư. Để ký tên ủng hộ, mọi người chỉ việc điền tên hoặc bí danh và địa chỉ email của mình vào ô trống ngay bên dưới lá thư, rồi bấm vào chữ Submit là xong.

<b>Ông Vincent Brossel</b>

Trà Mi: Sau khi thu thập chữ ký của những người ủng hộ, RSF sẽ chuyển thỉnh nguyện thư này đến tay ai, thưa ông?

Ông Vincent Brossel: Chúng tôi sẽ gửi bức thư này đến ông đại sứ Việt Nam tại Pháp. Chúng tôi nghĩ rằng ông ta là nhân vật đại diện Hà Nội mà chúng tôi cần phải trao bức thư này. Dĩ nhiên là chúng tôi sẽ công bố rộng rãi bức thư trên các phương tiện đại chúng. Bằng cách đó, chúng tôi một mặt vừa có thể khiến cho đại diện ngoại giao của Việt Nam phải lắng nghe nguyện vọng của cư dân mạng toàn cầu về vấn đề của hai luật sư Nhân và Đài, mặt khác, lại vừa có thể bảo đảm rằng nhiều người khắp nơi được phổ biến thông tin này.

Trà Mi: Những hoạt động như thế này được Tổ chức Phóng viên không biên giới thực hiện thường xuyên chứ thưa ông?

Ông Vincent Brossel: Vâng, dĩ nhiên chúng tôi rất thường xuyên viết thỉnh nguyện thư và kêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng cư dân mạng, những người sử dụng web. Chúng tôi đã từng thu thập rất nhiều chữ ký lên tiếng bênh vực cho các nhà báo bị tù đày hay những nhân vật bất đồng chính kiến bị đàn áp ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, và lần này chúng tôi cũng được sự hưởng ứng đông đảo.

Hồi đáp mong nhận được

Trà Mi: Và những lá thỉnh nguyện thư của RSF đối với Hà Nội trứơc nay có lần nào được hồi đáp như mong đợi chưa, thưa ông?

Ông Vincent Brossel: Hồi đáp duy nhất mà chúng tôi mong muốn nhận được chính là sự phóng thích của các nhân vật được quan tâm. Đó là điều quan trọng nhất, và nó đã từng xảy ra.

Trà Mi: RSF có nghĩ đến cách nào để thỉnh nguyện thư lần này có thể tiếp cận dễ dàng với những cư dân mạng tại Việt Nam, những người không thể truy cập vào trang web của RSF vì bị tường lửa ngăn chặn hay không?

Đó là một câu hỏi hay và tôi hy vọng nhà nứơc Việt Nam hiểu là họ không có lý do nào chính đáng để ngăn chặn trang web của chúng tôi. Tuy vậy, người dân tại Việt Nam vẫn có thể truy cập vào website của RSF bằng nhiều con đường khác như sử dụng các proxy hay megaproxy chẳng hạn.

<b>Ông Vincent Brossel</b>

Ông Vincent Brossel: Đó là một câu hỏi hay và tôi hy vọng nhà nứơc Việt Nam hiểu là họ không có lý do nào chính đáng để ngăn chặn trang web của chúng tôi. Tuy vậy, người dân tại Việt Nam vẫn có thể truy cập vào website của RSF bằng nhiều con đường khác như sử dụng các proxy hay megaproxy chẳng hạn. Ngoài ra, tôi mong rằng những ai truy cập được vào website của chúng tôi và đọc được thỉnh nguyện thư này có thể giúp phổ biến qua trang blog cá nhân của họ.

Trà Mi: Ông có nghĩ rằng phương thức kêu gọi bằng thỉnh nguyện thư thực sự hữu hiệu khi mà chính quyền Hà Nội trước nay dường như không mấy lưu tâm đến những lời kêu gọi hay thỉnh nguyện như thế?

Ông Vincent Brossel: Vâng, tôi nghĩ rằng phương cách này sẽ có tác dụng. Chúng tôi rất hy vọng như thế, nhưng dù sao đi nữa, một điều chắc chắn là cách này giúp đánh động sự quan tâm của nhiều người cũng như chứng minh cho nhà nứơc Việt Nam thấy rằng có số đông ủng hộ các nhân vật mà Hà Nội đang giam tù.

Trà Mi: Xin chân thành cảm ơn ông Vincent Brossel, đặc trách về khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, thuộc Tổ chức Phóng viên không biên giới, đã dành cho chúng tôi buổi nói chuyện này.

Thông tin liên quan:

Thỉnh nguyện thư của RSF kêu gọi trả tự do cho hai Luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công NhânOpens in new window ]