Phương Nam Ðỗ Nam Hải: Tôi sẵn sàng chấp nhận mọi thử thách

Nguyễn Khanh, phóng viên đài RFA

Sau hơn một tháng trời phải ngưng hoạt động, nhà tranh đấu Phương Nam Ðỗ Nam Hải đã xuất hiện trở lại. Trong cuộc phỏng vấn dành riêng cho Ban Việt Ngữ Ðài Á Châu Tự Do, ông Phương Nam nói với chúng tôi rằng ông luôn sẵn sàng, chấp nhận mọi thử thách, kể cả chuyện bị bắt giữ hay bị giam cầm. Mời quý vị nghe cuộc phỏng vấn do Nguyễn Khanh thực hiện sau đây.

PhuongNam150.jpg
Phương Nam - Ðỗ Nam Hải.

Nguyễn Khanh: Trước hết thay mặt cho quý thính giả của Ban Việt Ngữ, Ðài Á Châu Tự Do chúng tôi xin cám ơn ông Phương Nam Ðỗ Nam Hải đã có nhã ý dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn tối nay. Câu hỏi đầu tiên của chúng tôi là tại sao ông lại quyết định ra hoạt động trở lại?

Tô đã sẵn sàng

Đỗ Nam Hải: Dạ vâng. Xin chào anh Nguyễn Khanh, xin kinh chào thính giả của Ðài Á Châu Tự Do. Tôi là Phương Nam Ðỗ Nam Hải đang phát biểu từ thành phố Sài Gòn, Việt Nam.

Sự việc xảy ra với tôi vào ngày 16 tháng Ba 2007 vừa qua khi lực lượng công an bao gồm Bộ Công An, Sở Công An và Công An quận Phú Nhuận đã mời cả tôi, cha tôi, chị gái tôi và con gái tôi lên trên trụ sở công an quân Phú Nhuận để thông báo rằng đã có lệnh khởi tố tôi theo điều 88 của Bộ Luật Hình Sự, tức là tội tuyên truyền chống lại Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

Tuy nhiên, theo công an nói “nếu anh Hải và gia đình có thể thuyết phục được anh Hải ngưng những hoạt động cổ võ dân chủ thì chúng tôi sẽ tạm ngưng quyết định khởi tố này”. Hôm đó tôi đã đấu tranh rất quyết liệt với họ, nhưng vì họ dùng càu thủ đoạn sử dụng gia đình tôi làm con tin, cho nên tôi đã phải viết cái gọi là “lời thú tội” đối với họ, rằng những hoạt động vừa qua của tôi sai pháp luật, và nay xin được nhà nước Việt Nam khoan hồng, và tôi tạm ngưng tất cả các cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ.

Cuộc đấu tranh hôm đó kéo dài 10 tiếng đồng hồ, họ cũng đã bắt tôi phải tuyên bố giải tán Khối 8406 và Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền, là hai tổ chức tôi có chân trong Ban Ðiều Hành. Nhưng tôi đã đấu tranh quyết liệt và nhất định không chấp nhận yêu cầu đó của họ, và cuối cùng họ cũng phải nhượng bộ.

Tất cả những điều đó nói lên rằng họ không hề có một thiện chí nào hết, và ngày mùng 4 tháng Năm vừa qua, trong một buổi làm việc với họ thì tôi nói rằng hôm nay là buổi làm việc cuối cùng của tôi với các ông. Từ ngày mai, các ông có gọi tôi cũng không lên nữa đâu, và tôi tuyên bố tiếp tục đấu tranh cho dân chủ, tự do, nhân quyền.

Trong suốt từ 16 tháng Ba cho đến mùng 4 tháng Năm 2007 tôi không trả lời một cuộc phỏng vấn nào và tạm ngưng các hoạt động tranh đấu cho tự do dân chủ. Thế nhưng họ không dừng lại ở đấy, Công An Việt Nam không dừng lại ở đấy.

Họ vẫn tiếp tục cho người theo dõi tôi suốt ngày đêm, vẫn tiếp tục mời tôi đi làm việc hàng chục lần tại Số 4 Phan Ðăng Lưu, có tuần thì một buổi, có tuần thì hai, có luần thì ba buổi. Máy tính của tôi thì họ vẫn tịch thu, đến bây giờ vẫn chưa trả v.v…

Tất cả những điều đó nói lên rằng họ không hề có một thiện chí nào hết, và ngày mùng 4 tháng Năm vừa qua, trong một buổi làm việc với họ thì tôi nói rằng hôm nay là buổi làm việc cuối cùng của tôi với các ông. Từ ngày mai, các ông có gọi tôi cũng không lên nữa đâu, và tôi tuyên bố tiếp tục đấu tranh cho dân chủ, tự do, nhân quyền.

Có thể nói rằng lý do tôi tuyên bố quay trở lại cuộc đấu tranh là vì aấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam là một lý tưởng cao đẹp, một mục tiêu cao đẹp, mà tôi không thể nào từ bỏ được. Ðó là một mục tiêu cao đẹp và tôi tiếp tục đấu tranh. Lý do thứ hai là bây giờ, khi nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đàn áp những người trong phong trào dân chủ Việt Nam suốt từ Bắc, Trung, Nam, tôi không thể vì lý do -dù là chủ quan hay khách quan- mà lùi lại phía sau được.

Ðấy là hai lý do chính và tôi đã sẵn sàng. Tôi cũng đã nói với Công An, và hôm nay trên diễn đàn này, tôi cũng muốn nhắc lại một lần nữa quan điểm của tôi rằng tôi đã sẵn sàng bước vào một nhà tù nhỏ để dân tộc này sớm bước ra khỏi nhà tù lớn. Nhà tù lớn ấy hiện nay mang tên là Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

Dùng áp lực gia đình

Nguyễn Khanh: Công an Việt Nam đã dùng gia đình làm áp lực buộc ông phải ngưng tranh đấu. Bây giờ ông xuất hiện lại, gia đình ông có biết hay không?

Đỗ Nam Hải: Gia đình tôi cũng đã bắt đầu biết. Ngày 16 tháng Ba đối với tôi là một điều không may nhưng cũng là một điều may, bởi vì cha tôi, chị gái tôi đã thấy được Công An nói với tôi, nói với tất cả mọi người rằng họ sẽ tôn trọng quyền tự do đi lại, tự do làm việc của tôi. Nhưng trong thực tế, họ không hề tôn trọng điều đó. Từ trước đến nay, gia đình tôi vẫn hiểu lờ mờ chuyện này, nhưng bây giờ sau hơn 1 tháng qua, gia đình tôi đã bắt đầu hiểu ra rồi. Ðấy là một điều an ủi rất lớn đối với tôi.

Tôi không sợ đi tù, nhưng tôi sợ nhất là gia đình không hiểu mình, hay là gia đình nghĩ tôi bị chi phối, bị giật giây bởi bọn phản động nước ngoài theo cái kiểu công an tuyên truyền cho gia đình tôi. Ðấy là điều tôi lo ngại nhất. Nhưng trong thời gian vừa qua, gia đình tôi đã hiểu rằng là công an không hề có thiện chí gì đối với tôi cả, thì đó là điều an ủi lớn đối với tôi.

Tôi nghĩ rằng phía nhà nước họ càng tàn bạo bao nhiêu, càng bộc lộ cái mất dân chủ, mất nhân quyền ở Việt Nam bao nhiêu, thì người Việt Nam càng hiểu rằng đất nước này không hề có tự do, dân chủ. Dân tộc này không phải là một dân tộc hèn, cho nên sẽ lại càng có nhiều người đấu tranh hơn nữa.

Nguyễn Khanh: Từ tháng Ba đến giờ, nhiều người bạn đồng hành với ông đã gặp khó khăn, bị bắt giữ, giam cầm, truy tố và bây giờ đang ngồi tù. Bắt đầu hoạt động lại, ông có thấy số người cùng chí hướng với ông ngày một ít đi không, và ông có cảm nhận thấy trách nhiệm của ông ngày một nặng hơn trước không?

Đỗ Nam Hải: Về cái nhận xét thứ nhất, tôi không nghĩ rằng nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam càng đưa nhiều người đấu tranh vào tù thì có nghĩa rằng người đấu tranh ít đi. Không, tôi không nghĩ như vậy.

Tôi nghĩ rằng phía nhà nước họ càng tàn bạo bao nhiêu, càng bộc lộ cái mất dân chủ, mất nhân quyền ở Việt Nam bao nhiêu, thì người Việt Nam càng hiểu rằng đất nước này không hề có tự do, dân chủ. Dân tộc này không phải là một dân tộc hèn, cho nên sẽ lại càng có nhiều người đấu tranh hơn nữa.

Ðối với tôi thì đúng, ở vế thứ hai, tôi cảm thấy trách nhiệm của mình đối với phòng trào, đối với Khối 8406 và đối với Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền Việt Nam càng nặng hơn, và một người vào tù thì sẽ có 10 người khác đứng lên. Tôi cũng tin rằng những người đó sẽ san sẻ cho tôi cái trách nhiệm trong công cuộc đấu tranh hiện nay cho tự do, dân chủ và nhân quyền của Việt Nam.

Việc làm trước mắt

Nguyễn Khanh: Việc làm trước mắt của ông bây giờ là những gì, liệu ông có thể chia sẻ với thính giả của Ban Việt Ngữ được không?

Đỗ Nam Hải: Việc làm của tôi rất cụ thể. Tôi vẫn tiếp tục tham gia vào Ban Ðiều Hành Khối 8406, tôi vẫn tiếp tục tham gia vào Ban Ðiều Hành Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền Việt Nam. Vừa rồi Liên Minh đã ra thông báo để tôi quay trở lại rồi, còn Khối 8406 thì tôi chưa hề rút ra.

Những việc làm cho Khối 8406 và cho Liên Minh thì tôi cũng sẽ góp phần cùng với những người khác trong Ban Ðiều Hành và những người đã tham gia vào Khối cũng như những người đã tham gia vào Liên Minh để cùng đấu tranh. Cụ thể là gì? Mục tiêu là phải thay thế được chế độ độc đảng phản dân chủ, phản dân tộc hiện nay sang thể chế chính trị đa nguyên đa đảng tiến bộ, phù hợp với xu thế, quy luật của thời đại hôm nay.

Sắp tới, một trong những lời kêu gọi của Khối 8406 là kêu gọi đồng bào Việt Nam ở trong nước cũng như nước ngoài, cũng như khối những người tiến bộ khắp thế giới đang đấu tranh cho tự do dân chủ và nhân quyền Việt Nam hãy ủng hộ cho chiến dịch đất nước này, dân tộc này phải có quyền tự quyết của mình và thông qua một cuộc trưng cầu dân ý để dân tộc này có thể lựa chọn thể chế chính trị độc đảng hay đa đảng.

Sắp tới, một trong những lời kêu gọi của Khối 8406 là kêu gọi đồng bào Việt Nam ở trong nước cũng như nước ngoài, cũng như khối những người tiến bộ khắp thế giới đang đấu tranh cho tự do dân chủ và nhân quyền Việt Nam hãy ủng hộ cho chiến dịch đất nước này, dân tộc này phải có quyền tự quyết của mình và thông qua một cuộc trưng cầu dân ý để dân tộc này có thể lựa chọn thể chế chính trị độc đảng hay đa đảng.

Ðấy là một trong những nỗ lực của Khối 8406 nói chung và của tôi, nói riêng, và tôi cũng rất mong qua diễn đàn này, mọi người, đồng bào trong nước, ngoài nước cũng như thế giới dân chủ sẽ ủng hộ chúng tôi trong chiến dịch vận động để đất nước Việt Nam có được cuộc trưng cầu dân ý, để dân tộc này lựa chọn thể chế chính trị độc đảng hay đa đảng.

Nguyễn Khanh: Ông là một người trẻ, một khuôn mặt trẻ trong hàng ngũ những người tranh đấu đòi tự do, dân chủ cho Việt Nam. Dường như ngoài ông và một số nhỏ khác, tập thể người trẻ trong nước chia sẻ quan điểm với các ông không có mấy. Ðiều đó có đúng không, có làm cho ông lo âu không?

Đỗ Nam Hải: Không, tôi không nghĩ như thế. Thứ nhất tôi cũng không phải là người trẻ nữa vì năm nay tôi đã gần 50 tuổi rồi.

Thứ hai khi tiếp xúc với các bạn trẻ, các bạn học sinh, sinh viên và các bạn trẻ thanh niên khác, tôi thấy họ quan tâm đến vấn đề chính trị và càng ngày họ càng hiểu ra rằng đấu tranh để chống tham nhũng, đấu tranh để chống tham ô, lãng phí, hoặc là làm các công việc từ thiện, v.v… mà không biết được nguyên nhân của thảm trạng Việt Nam ngày nay thì cuối cùng, tất cả các công việc họ làm cũng trở thành vô nghĩa.

Bởi vì nếu chưa nhìn ra, chưa nhận ra cái nguyên nhân gốc của vấn đề thì không thể nào xử lý cho chính đáng được.

Hôm nay, thanh niên, sinh viên học sinh Việt Nam đã hiểu ra rằng nguyên nhân gốc chính là trên chính trường không có sự cạnh tranh về chính trị. Cụ thể là điều 4 của bản hiến pháp vẫn quy định Ðảng Cộng Sản Việt Nam vẫn là lục lượng chính trị lãnh đạo nhà nước và xã hội.

Cho nên, một khi đã tìm ra rồi, những hoạt động của thanh niên, sinh viên, những bạn ấy sẽ có những biện pháp, những bước đi thích hợp. Tôi tin vào tương lai tươi sáng của đất nước khi tôi nhìn vào lớp người trẻ.

Nguyễn Khanh: Cám ơn ông Phương Nam cho cuộc phỏng vấn này. Chúc ông may mắn và thành công.