Tự do Báo chí ở Việt Nam (phần 5)

Nhà nước kêu gọi đóng góp ý kiến cho Luật Báo Chí Sửa Đổi dự kiến trình Quốc Hội vào tháng 10 tới đây. Giới trẻ mong muốn những thay đổi như thế nào cho nền tự do báo chí tại Việt Nam? Họ có những nguyện vọng gì muốn đề đạt?

0:00 / 0:00

Mời quý vị cùng bước vào phần hội luận tiếp theo về tự do báo chí trên Diễn Đàn tuần này, với sự tham gia của Vân Anh tại Đà Nẵng, Lê, du sinh đang học tập ở Đài Loan, và một thành viên mới là Minh, từ Huế.

Trước tiên, xin mời ý kiến của Vân Anh.

Vân Anh : Nói chung em cũng biết là tự do báo chí nằm trong khuôn khổ thì bây giờ nếu mà có sửa đổi thì em nghĩ là đương nhiên chắc chắn rồi mọi người chắc cũng phải tiến tới sửa đổi chớ theo như cách bây giờ thì cái tự do của mình nó cũng còn hạn hẹp, mặc dù em biết là em đã hoạt động trong cái lãnh vực này thì không được vượt quá giới hạn cho phép.

Nhưng mà dù sao muốn có cái gọi là tự do này, có quyền phát ngôn này, có quyền nói ra những điều mình nói, tất nhiên là phải có cái bộ phận kiểm định, chẳng hạn như là người dân người ta đưa ra nhiều vấn đề, có nghĩa là không chỉ cho là giới báo mới có quyền phát ngôn mà người dân người ta cũng được quyền lên tiếng, rồi thì có đúng hay không, để thẩm định thì chúng ta có một bộ phận riêng. Em cũng nghĩ là nên sửa đổi theo cái kiểu này, nhưng mà không biêt rồi tiến tới như thế nào.

Chắc chắn phải tiến tới sửa đổi chớ theo như cách bây giờ thì cái tự do của mình nó cũng còn hạn hẹp, mặc dù em biết là em đã hoạt động trong cái lãnh vực này thì không được vượt quá giới hạn cho phép.

Ký giả Vân Anh

Kiểm định báo chí

Trà Mi: Tức là Vân Anh ủng hộ nên có bộ phận kiểm định - kiểm duyệt, nhưng mà trên cơ sở nào mà bạn nghĩ rằng cái bộ phận kiểm định - kiểm duyệt đó quan điểm của họ là đúng, họ nhận xét đúng, phán xét đúng, đánh giá tình hình đúng? Tại sao không để cho người đọc làm cái nhiệm vụ đó? Cần gì phải có cơ quan kiểm định như vậy? Biết đâu cơ quan kiểm định đó họ lại theo đường hướng của một chủ thể nào đó thì sao?

Vân Ạnh: Tại vì người ta đã có một tờ báo cho riêng mình thì người ta có trách nhiệm phải để cho tờ báo đó sống được.

Trà Mi: Như vậy ý của Vân Anh là cơ quan kiểm định là của riêng từng tờ báo chớ không phải là của nhà nước kiểm soát?

Vân Anh : Dạ đúng rồi. Mỗi tờ báo có tôn chỉ - mục đích riêng và người ta thẩm định, người ta định hướng, chớ không phải em nới riêng gì nhà nước có bộ phận kiểm định, vì như thế là nó hạn chế tự do quá.

Trà Mi: Vâng. Cảm ơn ý kiến của Vân Anh.

Lê : Nếu mà thế thì tốt rồi. Nếu mà cơ quan kiểm định không phải là của nhà nước mà của báo chí tư nhân, thì trong cái báo chí tư nhân ấy các bạn biết người kiểm định cao nhất là ông tổng biên tập tại vì ông ấy biết là nếu mà ông chỉ đưa tin một chiều, nếu mà ông cắt một nửa sự thật, tất nhiên là độc giả khi người ta biết được một tờ báo nào khác người ta tìm hiểu sâu xa hơn, người ta biết nguyên nhân hơn thì người ta biết là bài báo này chất lượng hơn thì người ta sẽ tìm tới tờ báo đó thôi.

ThaiHa-baochi-305.jpg
Báo chí Việt Nam được "định hướng" rõ ràng trong những sự việc "nhạy cảm" như vụ tranh chấp giữa Giáo xứ Thái Hà với chính quyền Hà Nội. Photo courtesy of vietcatholic (Photo courtesy of vietcatholic)

Ở những nước tiên tiến thì người đọc người nghe và người xem là cái người có quyền kiểm định cao nhất. Nếu mà người ta thấy lần này báo chí của anh nói sai thì lòng tin của người ta giảm xuống, người ta sẽ không mua tờ báo đó, và người ta sẽ không nghe cái đài đó nữa. Điều đó làm cho những nhà đài, nhà báo phải phản ánh rất là đầy đủ những tin tức ở bên ngoài.

Còn ở Việt Nam mình thì mình không có nhiều cái sự lựa chọn tại vì “cái cơ quan kiểm định” ấy, khi bạn đưa một cái tin mặc dù nó đúng đấy nhưng mà bị kiểm duyệt mất rồi còn đâu. Như cái vụ Thái Hà hiện nay mình rất là đang nóng hổi, phải không ạ?

Bạn đọc ở trên báo chí thì bạn thấy là chỉ có một chiều thôi. Không có ai nói nguyên nhân làm sao mà người ta làm như thế, tại vì sao? Nếu mà có ai nói thì đã bị bộ phận kiểm định người ta cắt bỏ cái phần ấy rồi.

Cái đúng là có sự thật là ở đó, có đông người tụ tập, có cầu nguyện. Đúng! Có người đập hàng rào. Đúng! Nhưng mà cái sự thật là tại sao người ta làm thế thì người ta lại cắt mất cái nguyên nhân tại sao đó rồi. Và đảng cộng sản hướng người nghe, hướng người đọc và hướng người xem đến cái mà đảng cộng sản muốn cho họ nghe, đó là cái mục đich của cơ quan kiểm định.

Theo mình, luật báo chí sửa đổi thì phải bỏ, không còn cơ quan kiểm định nào nữa, và nên cho tư nhân tham gia báo chí với một tư cách đầy đủ ngang hàng với những cơ quan báo chí nhà nước, đến chừng đó thì mới có thể gọi là có một nền báo chí “cởi mở, thông thoáng và rất tốt”, theo lời Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Chúng ta phải cất lên tiếng nói của mình để cho người ta biết là chúng tôi muốn nói những sự thật, chúng tôi muốn một nền báo chí tự do thật sự chứ không phải một nền báo chí tự do mà chỉ được nói những cái mà đảng cộng sản muốn.

Lê, du học ở Đài Loan

Định hướng tin tức, bài vở

Trà Mi: Vâng. Ý kiến của Lê vừa đưa ra thì Vân Anh có gì muốn tìm hiểu thêm hoặc là muốn phản biện?

Vân Anh : Dạ em thấy là Lê nói đúng. Thực sự trong suy nghĩ của tất cả mọi người đều có mong muốn có một nền báo chí tư nhân, nghĩa là nó song song tồn tại với lại báo đảng hiện tại, nhưng mà dù sao thì, nói cho đúng thì em đang giao lưu (với tư cách) là một bạn trẻ nhưng em cũng không thể bức phá ra khỏi cái gọi là trước tới giờ đã hằn trong tư tưởng em rồi.

Nói nghiêm túc, bởi vì em đã hoạt động trong đó, chẳng hạn như vấn đề Lê nói đó, cái vụ Thái Hà thì người ta cũng định hướng là phải chọn một số ý kiến của các giáo dân hay là của người đại diện để nhận xét về cái vụ ở Hà Nội nó như thế nào, cho nên khi mà định hướng làm thì điện thoại tới mà nói không đúng theo định hướng, (nghĩa là hiện tại mình bảo vệ cho vấn đề là những giáo dân đó là sai), nên nếu người nào nói giáo dân đúng và chính quyền sai thì mình phải tự thân ngay trong câu viết của mình thì mình phải bỏ đi những ý kiến đó luôn.

Dưới cái nhìn khách quan thì em cũng biết vấn đề này nó không hay, không được hay, nhưng tại do là cũng không có khả năng thẩm định biết đâu là cái đúng cái sai, mà người ta đã định hướng thì làm theo cái chuyện đó. Nếu theo cái định hướng mình được giao, tự nhiên là mình phải bỏ đi cái ý kiến đó, mình không dám đưa vào.

Cho nên bây giờ nói cho đúng thì Vân Anh không mạnh mẽ hơn trong cái vấn đề mà đưa ra cái ý kiến làm sao cho mình được “tự do”. Nhưng mà dù sao thì nó cũng có hai chiều, nghĩa là khi mà mình tự do quá, cái gì mình cũng nói được thì nhiều khi nó sai, bởi vì đã biết rồi người dân Việt Nam...

Lê : Vâng. Đúng rồi, Vân Anh! Nếu mà bạn nói sai thì đã có một cơ quan kiểm định tối cao, đó là người nghe, đó là người đọc và đó là người xem. Nhưng mà mình rất là thích câu của Vân Anh.

Lúc nãy Vân Anh có nói một câu là ai cũng thích có một nền báo chí tư nhân, ai cũng thích, ai cũng hiểu mà không ai dám nói cả. Cái câu ấy của bạn gợi nhớ cho mình đến một cái ví dụ, có một vị cha xứ đặt tay lên đầu của một giáo dân và cha ấn đầu xuống, cha càng ấn thì bạn đó càng cúi xuống, thì cha mới hỏi là "Tại sao cha lại ấn được đầu con xuống?

Tại sao đảng cộng sản lại có cái quyền mà chỉ cho những ai nói thuận theo đảng cộng sản mới đựoc nói, còn ai mà nói trái lại thì không đựoc nói?" Thì câu trả lời của vị cha xứ là "Cha có thể ấn được đầu con xuống vì con không ngẩng đầu lên. Bây giờ con thử ngẩng đầu lên thì xem cha có ấn được đầu con xuống không?" Thì bạn đó ngẩng đầu lên và tất nhiên là cha xứ không thể nào ép đầu người đó xuống được.

Và như thế đảng cộng sản không cho mình nói, tại vì mình đều sợ uy quyền cả, nhưng mà một người nói không được thì nhiều người nói có được không? Chưa biết là có nói được hay không nhưng mà ít nhất thì chúng ta phải nói đã.

Nếu mà chúng ta không nói thì không bao giờ chúng ta có một nền báo chí tự do theo đúng nghĩa của nó. Nói chưa chắc đã được, nhưng mà không nói thì chắc chắn là không được. Cho nên mình nghĩ là các bạn phải cất lên tiếng nói của mình để cho người ta biết là chúng tôi muốn nói những sự thật, chúng tôi muốn một nền báo chí tự do thật sự chứ không phải một nền báo chí tự do mà chỉ được nói những cái mà đảng cộng sản muốn.

Báo chí mình phải có tiếng nói tự do, có nghĩa là mình không được ép buộc hay bóp nghẹt thông tin. Bên cạnh báo chí nhà nước thì nên có những tờ báo mà dám nói lên tiếng nói thật khách quan, trung thực để cho người dân nắm đúng thông tin hay biết một cách cụ thể rõ ràng hơn.

Minh, bạn trẻ ở Huế

Trà Mi: Vâng. Bây giờ xin mời ý kiến của anh Minh, một người bạn mới tham gia lần đầu tiên. Nãy giờ anh Minh có nghe các bạn thảo luận với nhau, anh có ý kiến gì không?

Minh: Hồi nãy giờ em cũng có nghe các bạn thảo luận về chuyện giáo xứ Thái Hà thì nếu mà mình nhìn theo phương diện của kiểu báo chí Việt Nam đưa tin như vậy thì em nghĩ rằng nó thiếu rất nhiều cái, rất chi là không chính xác với sự thực, làm cho người theo dõi không nắm được vấn đề mấu chốt của câu chuyện. Kiểu như họ nói chính sách của giáo xứ Thái Hà là làm sai.

Thế nào là tự do báo chí?

Trà Mi: Chúng tôi hiểu rằng anh đưa cái ví dụ này để nói rằng báo chí nhà nước hiện bây giờ dưới sự kiểm duyệt của nhà nước thì chỉ thể hiện quan điểm một chiều, đó là quan điểm của nhà nước, mà không ghi nhận những quan điểm khác từ những chiều ngược lại, phải không ạ?

Minh : Dạ. Đúng rồi.

Trà Mi: Cái câu hỏi đặt ra ở đây là với nền báo chí Việt Nam hiện nay, những thực tại như thế, những bạn trẻ ghi nhận như vậy, thì các bạn ở đây cảm thấy cần phải sửa đổi sao cho hợp với thực tế?

Minh : Mình cảm nhận một điều là trên đời này không có cái chi mà hoàn hảo cả. Luôn luôn có hai chiều. Bên báo chí Việt Nam chúng ta chỉ đưa những hình ảnh đẹp hay là những cái tốt của nhà nước chúng ta thôi, thì em yêu cầu là, mình là báo chí thì mình phải khách quan, nói hai chiều.

Ví dụ mình đưa ra vụ Thái Hà, mình phải nói từ nguồn gốc ngọn ngành, chẳng hạn xuất xứ từ đâu, để mọi người được biết. Ở đây chúng ta cắt đầu cắt đuôi, đưa ra nói giáo xứ Thái Hà vi phạm nhưng không đưa ra nguyên nhân vì răng (sao) giáo xứ Thái Hà làm như vậy.

Cho nên nếu mà được yêu cầu, được nói tiếng nói của mình, thì em mong báo chí mình phải có tiếng nói tự do, có nghĩa là mình không được ép buộc hay bóp nghẹt thông tin. Bên cạnh báo chí nhà nước thì nên có những tờ báo mà dám nói lên tiếng nói thật khách quan, trung thực để cho người dân nắm đúng thông tin hay biết một cách cụ thể rõ ràng hơn.

Vân Anh: Nó sai chớ không phải là đúng. Nghĩa là một khi đã cho lấy ý kiến thì phải lấy ý kiến từ thông tin hai chiều để cho người đọc người ta có cái nhìn, nếu sai thì người ta sẽ phản bác. Nhưng mà nói chung thì rất là khó chị ơi, tại vì đó là thực tế, mà em nói những cái, những câu em đang nói ra đó là sự thật đang có ạ.

Nghĩa là giáo dân Thái Hà có vụ này người ta đã phản bác là giáo dân đang sai và chính quyền đã vào cuộc thì phải buộc lòng phải ủng hộ. Nghĩa là không phải là em mong muốn thấy có một sự kiểm định, nhưng mà cái sự thật là nó buộc lòng mình phải đi làm theo kiểu đó, bởi vì mình đã có một cái gọi là cơ chế cơ mà.

Bạn nghĩ gì về sinh hoạt báo chí ở Việt Nam? Hãy gửi đến Ban Việt Ngữ ý kiến của Bạn. email: <a href="mailto:vietweb@rfa.org">vietweb@rfa.org</a> <br/>

Trà Mi: Tức là ý Vân Anh nói rằng mặc dù là không muốn có sự kiểm định-kiểm duyệt đó nhưng mà vì ở trong cái guồng máy, theo cái cơ chế này thì đành lòng những người viết ở Việt Nam phải bắt buộc đi theo, mặc dù họ không mấy hài lòng?

Vân Anh : Dạ đúng, họ không mấy hài lòng. Em nghĩ như vậy đó. Cũng chính từ bản thân em, em cũng không thấy hài lòng. Nên song song tồn tại hai nền báo chí nhà nước và tư nhân để cho người ta có thể có sự cạnh tranh giữa hai bên với nhau để đưa nền báo chí phát triển hơn. Nghĩa là khi được phép báo chí tư nhân, nó có cái sự tự do, người dân có sự chọn lựa hay hơn, tiến tới thì mình dần dần bỏ sự kiểm định.

Lê : Phải để cho tự do hoá báo chí.

Trà Mi: Thời gian dành cho chương trình đến đây đã hết, xin chia tay với quý vị và các bạn, và hẹn tái ngộ vào giờ này tối Thứ Hai tuần sau.

Trà Mi thân ái kính chào.